Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCNVN

Nhờ Điều 4 Hiến Pháp mà Việt Nam đã được bầu với số phiếu cao nhất (1 trong 5 thành viên mới) vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (xem hình ảnh người dân Việt được Chính Quyền CS xử đẹp như dưới đây theo Điều 71 & 72: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa Án...Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà Án...Người làm trái pháp luật...gây thiệt hại cho người khác, phải xử lý nghiêm chỉnh" !!!

Đề nghị Quốc Hội VN thông qua Hiến Pháp mới ngày 30/11/2013 và giữ nguyên Điều 4 tới đầu năm 2020 bàn giao cho Tàu Khựa để các quan Thái Thú Tàu gốc Việt tiếp tục phục vụ dân với tư cách "đầy tớ" theo lời "Bác Hồ" dạy.

Điếu Cuốc

TIN VIỆT NAM:

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 7/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: “Việt Nam tin tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.

Thắc mắc về Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc?

Hội đồng Nhân quyền được thành lập năm 2006 với vai trò là cơ quan có tiếng nói quan trọng nhất trong hệ thống các thể chế của Liên hợp quốc về quyền con người, góp phần thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ trên phạm vi toàn cầu các quyền con người và tự do cơ bản một cách công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử. Tuy mới được thành lập nhưng Hội đồng có vai trò rất quan trọng, tiền thân là Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc, một trong những trụ cột để thực hiện mục tiêu của Liên Hợp Quốc “trong việc thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

Hội đồng có 47 nước thành viên, được phân chia cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể: Nhóm châu Á (13 ghế), Nhóm châu Phi (13 ghế), Nhóm Đông Âu (6 ghế), Nhóm Mỹ La tinh và Caribe (8 ghế), Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (7 ghế). Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục. Hàng năm, Đại hội đồng sẽ tiến hành bầu mới 1/3 số thành viên Hội đồng Nhân quyền theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và theo đa số thường, mỗi nước thành viên Liên hợp quốc có một phiếu.

Mọi hoạt động của Hội đồng Nhân quyền đều có sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và mạng lưới các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền trên nguyên tắc đối thoại và hợp tác một cách xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người – từ dân sự, chính trị cho đến kinh tế, xã hội và văn hóa, kể cả quyền phát triển.

Việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là vinh dự của mọi quốc gia, vì vậy cuộc vận động ứng cử vào cơ quan này luôn diễn ra hết sức gay gắt, quyết liệt. Đối với nhiệm kỳ 2014 – 2016, chỉ tính riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương lúc ban đầu (2010) đã có 7 nước ứng cử cho 4 ghế (Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Việt Nam, Gioóc-đa-ni, Man-đi-vơ, I-ran, Xy-ri), là khu vực có số lượng ứng cử viên nhiều nhất so với các nhóm khu vực khác.

Xuất phát từ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, ngay từ khi Hội đồng Nhân quyền được thành lập, Việt Nam đã luôn hợp tác với các cơ chế của Hội đồng Nhân quyền, thực hiện nghiêm túc Cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) và có những đóng góp tích cực vào hoạt động cụ thể của cơ quan này với tư cách một nước quan sát viên. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực quyền con người và kinh nghiệm trong quá trình tham gia công việc của Hội đồng Nhân quyền là động lực để Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.

Hành động của Chính phủ?

Ý thức được tính cạnh tranh quyết liệt trong việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, trực tiếp là Bộ Ngoại giao tiến hành chiến dịch vận động tranh cử toàn diện, rộng khắp và hiệu quả ở nhiều cấp, cả trong và ngoài nước, kể cả Lãnh đạo cấp cao, nhằm giành được sự ủng hộ của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Tính đến nay ta đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nước. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người; phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế; là minh chứng của những mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ của ta với các nước; là sự tiếp nối thành công và đóng góp của Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Ngày 5/11/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết 118/NQ-CP quyết định ủy quyền Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ký Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế chính là sự thừa nhận thuyết phục nhất đối với những thành tựu ta đã đạt được trong việc đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Xuyên suốt trong công cuộc Đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Định hướng đó được thể chế hóa trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp; được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; được minh chứng rõ nét trong những đổi thay từng ngày trên mọi mặt đời sống xã hội của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Trong những năm qua, Việt Nam luôn tin tưởng và đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự… và được cộng đồng Quốc tế ghi nhận.

Nếu Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền thì đây sẽ là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước tiến mới trong triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Đó còn là sự khởi đầu một vận hội mới cho sự nghiệp tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp một cách trực tiếp hơn tiếng nói và hành động đầy tính xây dựng, trách nhiệm của mình vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.

Nam Hải

BT chuyển

----------o0o-----------