Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

Trung Quốc, Việt Nam sẽ thảo luận về hợp tác phát triển trên biển

Thanh Phương RFI

Hôm qua, 13/10/2013, nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Việt Nam, hai nước đã quyết định thành lập Nhóm công tác để thảo luận về « hợp tác cùng phát triển trên biển ». Trong cuộc họp báo chung hôm qua, thủ tướng Lý Khắc Cường và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo thành lập hai Nhóm công tác khác về hợp tác tài chính và cơ sở hạ tầng.

Theo Tân Hoa Xã, thủ tướng Trung Quốc cho rằng việc thành lập ba Nhóm công tác nói trên là « một bước đột phá quan trọng » trong quan hệ Việt-Trung. Đặc biệt, theo ông Lý Khắc Cường, việc thành lập Nhóm công tác về hợp tác cùng phát triển trên biển là một « dấu hiệu tích cực » cho thấy hai nước « sẳn sàng giải quyết các bất đồng thông qua hợp tác ».

Cho tới nay, giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn còn tranh chấp trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khi loan báo thông tin nói trên, tờ China Daily hôm nay trích lời một chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, « Hà Nội đã nhận thấy là dựa vào Washington để tìm kiếm sự ủng hộ của công luận về đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo là điều phi thực tế. Cho nên đặt sang một bên những tranh cãi vặt vãnh về chủ quyền và ngồi vào bàn thảo luận về hợp tác cùng phát triển là một sự chọn lựa thực dụng ».

Cũng trên tờ China Daily, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông Quốc gia Trung Quốc Ngô Sỹ Tồn nhận định rằng chuyến viếng thăm đầu tiên của thủ tướng Lý Khắc Cường ở Việt Nam cho thấy là các lãnh đạo của hai nước « đã đạt đến đồng thuận về việc cùng nhau kiểm soát khủng hoảng Biển Đông và thúc đẩy tin cậy lẫn nhau ».

Theo China Daily, kế hoạch thảo luận về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam với Trung Quốc được thông báo chỉ hai ngày sau khi Trung Quốc và Brunei ra một thông cáo chung cam kết sẽ thúc đẩy thăm dò và khai thác các nguồn dầu khí trên Biển Đông.

Mặc dù quan hệ song phương thường gặp rắc rối qua tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng trong năm nay, Hà Nội và Bắc Kinh vẫn duy trì các chuyến viếng thăm cấp cao. Trước chuyến viếng thăm Việt Nam của thủ tướng Lý Khắc Cường, chủ tịch Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Trung Quốc. Theo tờ Nhân dân, ông Lý Khắc Cường hôm qua đã mời ông Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Trung Quốc và thủ tướng Việt Nam đã nhận lời.

Mặc dù vẫn lo ngại về ý đồ quân sự của Bắc Kinh, giới lãnh đạo Hà Nội cần đến Trung Quốc để cải thiện tình hình kinh tế. Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, nhưng trong trao đổi mậu dịch song phương, Việt Nam vẫn bị thâm thủng ngày càng nặng, lên đến 16,4 tỷ đôla trong năm 2012. Mức thâm thủng này khiến nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vốn đã eo hẹp càng thêm cạn kiệt và nếu thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc tiếp tục tăng, thì nền kinh tế Việt Nam càng thêm mất ổn định.

BT Chuyển

----------o0o-----------