Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

Hé lộ mại dâm nam ở Việt Nam

b

Hà Mi

BBC Việt Ngữ

 

Ảnh minh họa

Mại dâm vẫn là bất hợp pháp ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam

Con số mại dâm nam đang gia tăng đáng kể và trở nên đa dạng hơn, đó là nhận định của không ít người hoạt động trong lĩnh vực y tế cộng động có nghiên cứu và làm việc với nhóm người này tại Việt Nam.

Trao đổi với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Donn Colby, thuộc trường Đại học Harvard, đã có thực hiện nghiên cứu về mại dâm nam ở Việt Nam trong vòng ba năm qua, cho biết một trong những công việc của dự án là tìm hiểu ứng xử tình dục ở người bán dâm nam và khi được hỏi một số người này cho biết khách hàng của họ là cả nam giới lẫn phụ nữ.

 

"Trong vài năm qua chúng tôi tập trung vào nhóm MSM, tức nam giới có quan hệ tình dục với nam giới - hay quý vị có thể nói là cả với phụ nữ. Trước đây, nhóm đối tượng này ít được nói tới tại Việt Nam và tại châu Á nhưng nay đã có nhận biết nhiều hơn về người đồng tính và lưỡng tính và người ta cũng cởi mở hơn.

"Trước đây tại Việt Nam và châu Á, người ta thường chỉ tập trung vào phụ nữ làm nghề mại dâm và những người sử dụng ma túy. Nay người ta nhận thấy lây truyền HIV/Aids ngày càng nhiều hơn qua người bán dâm nam," bác sĩ Colby nói.

Đối xử khác biệt

Về nhìn nhận của xã hội đối với người bán dâm nam và khách hàng là phụ nữ, ông Colby cho rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa châu Á và châu Âu.

 

"Mại dâm vẫn là bất hợp pháp ở phần lớn các nước châu Á nhưng lại khá công khai, người ta có thể nói về mại dâm và có thể thấy những người bán dâm đứng trên đường phố vì thế tôi cho rằng nó được chấp nhận hơn tại châu Á so với tại các nước phương Tây.

 

"Tại phần lớn các nước châu Á đều có luật chống mại dâm nhưng những luật này chỉ nhắm vào người bán dâm nữ và khách hàng là nam giới. Người ta đã chẳng nghĩ tới người bán dâm nam và khách hàng của họ, dù là nam giới hay phụ nữ.

 

"Trên phương diện chính phủ và cảnh sát thì họ thực sự chưa chú ý tới vấn đề này. Ở tầm xã hội thì mọi người đều biết có mại dâm nữ với khách hàng là nam giới nhưng rất nhiều người không nhận thức được rằng còn có cả mại dâm nam và khách hàng của họ có cả nam và nữ.

 

"Mại dâm nam, và thực tế là một số thanh niên trẻ có thể kiếm tiền bằng việc bán dâm, là một điều tương đối mới ở Việt Nam. Có thể 5-10 năm trước đây cũng có rồi nhưng còn rất ít và chẳng mấy ai để ý tới nhóm này nhưng nay xã hội mở cửa hơn và mại dâm nam cũng nhiều hơn lên."

 

Bác sĩ Donn Colby, Đại học Harvard

Trước câu hỏi gần đây người ta nói nhiều hơn tới người bán dâm nam và bắt đầu nói tới cả hiện tượng khách mua dâm là nữ giới. Tại sao có sự thay đổi này và điều gì đã khiến có thay đổi như vậy, bác sĩ Colby cho biết:

"Mại dâm nam, và thực tế là một số thanh niên trẻ có thể kiếm tiền bằng việc bán dâm, là một điều tương đối mới ở Việt Nam. Có thể 5-10 năm trước đây cũng có rồi nhưng còn rất ít và chẳng mấy ai để ý tới nhóm này nhưng nay xã hội mở cửa hơn và mại dâm nam cũng nhiều hơn lên.

 

"Một điều cần phải nói tới là vai trò của internet, người mua dâm và bán dâm có thể tìm đến nhau qua internet, thay vì đi tới những con phố tối tăm vào buổi đêm hay tới nhà chứa. Điều đó giúp giảm bớt rào cản trong việc mua bán dâm và làm cho nó dễ dàng hơn so với trước đây.

 

Bác sĩ Colby cũng cho rằng xã hội Việt Nam đã cởi mở và "tất cả người dân ở Việt Nam, cả nam và nữ, đều được tự do hơn so với cách đây 3-4 năm và trong những tự do đó có thể có cả tự do tình dục."

 

"Trong quá khứ, có những thứ người ta muốn nhưng không có hoặc có nhưng cái giả phải trả quá đắt như có thể bị bắt bỏ tù, có thể bị phát hiện đi tìm mua dâm hay phải đi tới những nơi tối tăm nguy hiểm, vậy thì thà rằng tránh đi còn hơn. Với một xã hội cởi mở hơn, tự do hơn về kinh tế và cả về tình dục thì việc đi tìm kiếm những thứ đó cũng dễ dàng hơn nếu đó là thứ mà bạn muốn," bác sĩ Colby nói.

 

Hợp pháp hóa hay không?

Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nên hợp pháp hóa mại dâm, ông cho biết hợp pháp hóa mại dâm là một quyết định có tính chính trị và pháp lý và trên cương vị là một bác sĩ làm việc trong lĩnh vực y tế cộng đồng, thì cách tiếp cận của những người hoạt động trong lĩnh vực này là làm sao giảm thiểu tác hại.

 

"Chúng tôi không muốn hình sự hóa một hành vi vì khi làm như vậy, chúng ta đẩy nó tới chỗ hoạt động ngầm, không công khai.

 

"Ở góc độ là người làm y tế cộng đồng sẽ khó khăn hơn để chúng tôi có thể tiếp cận được với những người có hành vi đó và cung cấp cho họ những dịch vụ mà họ cần tới nhằm cải thiện sức khỏe và bảo vệ họ trước nguy cơ lây nhiễm HIV/Aids.

 

"Vì vậy trên phương diện giảm thiểu tác hại thì chúng tôi thấy giá như không hình sự hóa hành vi và nhận thức rằng có một nhóm người với hành vi có nguy cơ nhiễm bệnh như HIV và STDs (những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục) thì cần tiếp cận được tới họ và giáo dục họ để họ hiểu bệnh lây truyền như thế nào và cho họ phương tiện để tự bảo vệ mình như bao cao su, hay các xét nghiệm để phát hiện bệnh và rồi có thể điều trị bệnh," ông nói.

Bao cao su

Công tác tiếp cận người bán dâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn

 

Chia sẽ quan điểm này với bác sĩ Donn Colby, trao đổi với BBC Việt Ngữ, bà Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống - Life, trung tâm đã thực hiện dự án "Chúng tôi muốn được lắng nghe" - Dự phòng HIV cho Nam Mại dâm, từ tháng 6/2009 đến tháng 11/2011, do USAID PEPFAR tài trợ, cho biết:

 

"Tôi nghĩ rằng việc hợp pháp hóa mại dâm hay không không phải là điều quan trọng. Dù gì họ vẫn đang tồn tại. Việc các tổ chức xã hội như Trung tâm Life cần làm là tìm cách hỗ trợ họ bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật nhất là HIV và nếu đã nhiễm thì tránh lây lan cho người khác.

 

"Hiện nay nhiều tỉnh thành của VIệt Nam đang áp dụng chương trình 100% bao cao su trong đó tất cả những tụ điểm vui chơi, giải trí như nhà hàng khách sạn đều có bao cao su miễn phí hoặc có bán," bà Trang nói.

 

Kỳ thị và phân biệt đối xử

Nói tới kỳ thị và phân biệt đối xử với người bán dâm nam, bà Nguyễn Nguyên Như Trang cho rằng nếu đã là bán dâm, dù nam hay nữ, thì xã hội vẫn kỳ thị.

 

"Trong quá trình thực hiện dự án "Chúng tôi muốn được lắng nghe", chúng tôi được dịp làm việc cùng với nam mại dâm và nhiều trong số này không phải là người đồng giới. Họ bán dâm chỉ để kiếm thêm thu nhập," và khách hàng của nam mại dâm có cả nam giới và phụ nữ.

 

Một điều dễ nhận thấy từ kinh nghiệm làm việc của chính mình trong quá trình nghiên cứu mại dâm nam ở Việt Nam, bác sĩ Donn Colby cho biết "tuy không nhất thiết có phân biệt đối xử nhưng chắc chắn có sự khác biệt đối xử" trong cách giải quyết với mại dâm nam và mại dâm nữ.

 

"Phần lớn các luật lệ được đề ra đều là để giải quyết trường hợp người bán dâm là phụ nữ vì từ xưa đến nay người bán dâm đều là phụ nữ và cứ nói tới nghề mại dâm là người ta liên hệ tới phụ nữ, kể cả trong chính hệ thống an ninh xã hội.

 

"Ở Việt Nam trước đây có các Trung tâm giáo dục và lao động xã hội giành cho người bán dâm nhưng những trung tâm này chỉ nhận phụ nữ và người bán dâm nam không được vào đây và khi cảnh sát bắt được phụ nữ mại dâm thì có sẵn hệ thống giáo dục, đào tạo dành cho họ, " ông nói.

 

"Hợp pháp hóa mại dâm hay không không phải là điều quan trọng. Dù gì họ vẫn đang tồn tại. Việc các tổ chức xã hội cần làm là tìm cách hỗ trợ họ bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật nhất là HIV và nếu đã nhiễm thì tránh lây lan cho người khác."

 

Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung tâm Life

Nay Quốc hội Việt Nam mới thay đổi luật trong việc xử lý mại dâm nữ: họ không bị đưa vào các Trung tâm này nữa. Mặc dù chưa xóa bỏ việc hình sự hóa mại dâm nhưng việc thay đổi luật, ít nhất là đối với mại dâm nữ, như không bị giam trái với ý nguyện của họ tại các trung tâm này tới 6 tháng thì nay chỉ bị phạt hành chính.

"Có nghĩa là chính phủ Việt Nam đã nhẹ tay hơn khi giải quyết vấn đề này," ông Colby nói.

 

"Từ kinh nghiệm của tôi khi làm việc với mại dâm nam, cảnh sát thừa biết họ là người bán dâm nam, nhưng cả hệ thống chưa được thành lập để giải quyết mại dâm nam, không có Trung tâm giáo dục và lao động xã hội nào dành cho nam giới để có thể gửi họ tới đó. Do đó thay vì xử lý họ về tội mại dâm mà nếu bị kết tội thì không biết gửi họ đi đâu thì cảnh sát xử lý hành chính với những người này.

 

"Chắc chắn là về cơ chế có khác biệt trong đối xử với mại dâm nam và mại dâm nữ ở Việt Nam. Tuy nhiên tôi không nghĩ là cố tình phân biệt đối xử mà chỉ là do cách cơ chế được lập ra. Vì không có cơ chế nên họ không biết phải làm gì với nam mại dâm."

 

Khó khăn

Nói tới những khó khăn trong quá trình làm việc với nam mại dâm trong dự án "Chúng tôi muốn được lắng nghe", bà Như Trang cho biết, khó khăn thường đến từ nhiều phía

  1. nam/nữ mại dâm tự kỳ thị, không tin tưởng vào nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc không có thời gian tiếp xúc với nhân viên tiếp cận cộng đồng;
  2. các cơ sở cung cấp dịch vụ thường kỳ thị và phán xét khi phát hiện ra khách hàng làm công việc bán dâm;
  3. chủ cơ sở / tụ điểm vui chơi giải trí nơi những người này làm việc không thích liên quan đến các dự án phòng chống HIV/AIDS vì sợ bị công an dòm ngó, khách hàng không thích đến, doanh nghiệp thất thu;
  4. chính quyền địa phương và công an nếu không được thông báo kỹ về dự án và kế hoạch hoạt động, phương thức triển khai thì có thể không ủng hộ, không cho nhân viên tiếp cận cộng đồng triển khai hoạt động tại địa phương.

Một điều đáng chú ý được bác sĩ Colby nhắc tới là số lượng mại dâm nam và sự đa dạng của họ đã gia tăng đáng kể tại Việt Nam trong vài năm gần đây.

 

"Trước đây những người này chủ yếu là đứng đường kiếm khách hay có thể là tới một vài quán bar hay quán disco và chỉ có vậy. Nhưng trong vòng hai ba năm qua con số này tăng lên nhiều và cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể thấy nam mại dâm làm việc ở nên cung cấp dịch vụ massage, hay nhà chứa dành cho nam mại dâm làm việc.

Ảnh minh họa

Tiếp cận mại dâm nam là một phần công tác giảm thiểu tác hại của các dự án phòng chống HIV/Aids

"Đó là chưa kể còn có những nam mại dâm tạm gọi là “theo hợp đồng”. Những người này không đứng đường hay ở những địa điểm nói trên, mà họ được gọi qua điện thoại, qua người trung gian hoặc qua internet. Internet trở thành điểm nối giúp khách hàng và người bán dâm đến với nhau dễ dàng hơn. Vì thế con số mại dâm nam và khách hàng của họ cũng tăng lên."

 

Thay đổi cơ chế

Nói tới những thay đổi gì trên phương diện hệ thống để giúp chống kỳ thị và không đẩy mại dâm càng đi vào hoạt động ngầm, cũng như những nỗ lực chính phủ Việt Nam có thể làm, bác sĩ Donn Colby cho biết Bộ Y tế "không có quyền lực trong các vấn đề pháp lý hay an ninh xã hội".

 

"Tôi làm việc với Bộ Y tế và tôi biết là họ cũng đã làm việc với Bộ Công an để tìm cách giáo dục họ về cách tiếp cận giảm thiểu tác hại mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện và đây là điều không thể giải quyết được chỉ qua một cuộc họp.

 

"Cần có thời gian mới có được thay đổi về luật hay thay đổi cách thức cảnh sát phản ứng và xử lý trước những vấn đề như thế này trong xã hội. Cho nên tôi thấy là đã bắt đầu có những bước tiến dẫn tới các thay đổi đó nhưng đó mới chỉ là vài bước tiến nhỏ, ban đầu và sẽ còn cần có thêm thời gian.

 

Bác sĩ Colby tin rằng trong một xã hội như Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho người nước ngoài hay các tổ chức viện trợ có thể tác động thúc đẩy thay đổi mà những thay đổi phải đến từ chính bên trong xã hội đó.

"Tôi xin nhắc lại khi hình sự hóa mại dâm thì chỉ khiến nó đi vào hoạt động ngầm. Ở phương Tây chúng tôi gọi nghề mại dâm là nghề lâu đời nhất. Nó có từ rất lâu và sẽ còn tồn tại kể cả khi những người như tôi và các bạn không còn tồn tại.

 

"Chúng ta không thể chấm dứt hoạt động mại dâm, và cũng sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó. Với tôi, một người làm công tác y tế cộng đồng việc hình sự hóa hành vi, bắt bớ mại dâm và bỏ họ vào tù đều không giải quyết được vấn đề.

 

"Khi chúng ta hiểu về một hành vi - vẫn được biết là con đường lây truyền HIV/Aids và những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục - và nếu chúng ta thực sự muốn giúp cả những người bán dâm và khách của họ thì cần phải tập trung vào giáo dục và cung cấp phương tiện mà họ cần để bảo vệ sức khỏe của mình."

----------o0o-----------