Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Đảo chính ở Thái Lan bị lên án

vietlist.us


Người biểu tình chống chính phủ được đưa lên xe buýt

Hoa Kỳ cùng nhiều nước khác đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan, trong lúc nước này bước qua đêm đầu tiên dưới lệnh giới nghiêm.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói "không có một sự biện minh nào cho cuộc đảo chính quân sự này" và cho biết gói hỗ trợ trị giá 10 triệu đôla có thể bị đình chỉ.

Đức Và Pháp cũng đã lên án cuộc đảo chính, trong lúc Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Quân đội hôm 22/5 đã đình chỉ hiến pháp, cấm hội họp và bắt giữ các chính trị gia với lý do trật tự cần được tái thiết sau nhiều tháng bất ổn.

"Tuy chúng tôi đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài với nhân dân Thái Lan, động thái này sẽ có tác động tiêu cực đối với quan hệ Hoa Kỳ-Thái Lan, đặc biệt là đối với mối quan hệ của chúng tôi với quân đội Thái Lan"
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc đảo chính. Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã thúc giục quân đội "nhanh chóng phục hồi hiến pháp và các quyền dân sự, dân chủ".

Ông Kerry nói "không có một sự biện minh nào cho cuộc đảo chính quân sự này".

Ông cho biết: "Tuy chúng tôi đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài với nhân dân Thái Lan, động thái này sẽ có tác động tiêu cực đối với quan hệ Hoa Kỳ-Thái Lan, đặc biệt là đối với mối quan hệ của chúng tôi với quân đội Thái Lan."

Gói hỗ trợ trị giá 10 triệu đôla có thể bị đình chỉ.

Anh quốc đã kêu gọi "các bên tạm gác mâu thuẫn sang một bên và tôn trọng nền dân chủ, pháp quyền".
Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Đức đã lên án cuộc đảo chính, trong khi Bộ Ngoại giao Nhật Bản gọi đây là một sự kiện "đáng tiếc".

Người phát ngôn của Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU Catherine Ashton nhấn mạnh Thái Lan cần tổ chức “các cuộc bầu cử đáng tin cậy và toàn diện càng sớm càng tốt”.

vietlist.us


Các ga tàu điện ở Bangkok bị bỏ trống

vietlist.us


Quân đội canh gác trước trụ sở chính phủ

vietlist.us


Nhiều người biểu tình ủng hộ chính phủ tỏ ra giận dữ trước cuộc đảo chính

Tình hình tại thủ đô Bangkok vẫn khá yên ổn sau cuộc đảo chính.

Một điểm nóng là khu trại của phe 'Áo đỏ' ở ngoại ô phía tây thủ đô. Tuy nhiên, người biểu tình tại đây đã rút lui mà không xảy ra bạo lực.

Các tuyến giao thông đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng trước giờ giới nghiêm, nhưng lại vắng vẻ về khuya.
Hiện các đài truyền hình chỉ được chiếu tin tức và thông điệp từ quân đội. Đài BBC, CNN và các đài khác đều bị ngắt sóng.

Quân đội đã thực hiện tổng cộng 12 cuộc đảo chính kể từ khi chế độ quân chủ chuyên chế ở đất nước này kết thúc năm 1932.

Thái Lan đã trải qua nhiều năm tranh chấp quyền lực kể từ khi anh trai của bà Yingluck, Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị quân đội lật đổ năm 2006.

Ông Thaksin và bà Yingluck nhận được nhiều sự ủng hộ từ vùng nông thôn, nhưng lại bị thành phần trung lưu và giới chóp bu ở thành thị phản đối.

Bất ổn bắt đầu nổ ra ở thủ đô Thái Lan hồi cuối năm ngoái, sau khi những người biểu tình chống chính phủ phát động chiến dịch nhằm lật đổ chính phủ bà Yingluck.

Tòa Hiến pháp của Thái Lan sau đó đã truất quyền bà Yingluck vì tội lạm quyền.

BT chuyển

----------o0o-----------