Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Người biểu tình Thái cản trở bầu cử

Cập nhật: 16:15 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014


Người biểu tình mỗi ngày lại phô trương thanh thế ở thủ đô Bangkok
Lực lượng biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan phong tỏa các tòa nhà cất giữ phiếu bầu, hai ngày trước khi cuộc tổng tuyển cử bắt đầu.

Ít nhất một văn phòng tại Bangkok và một vài điểm khác ở miền nam Thái Lan đã bị bao vây, trong một nỗ lực nhằm ngăn cản phân phát phiếu bầu.

Người biểu tình phản đối tổng tuyển cử, vốn được dự đoán sẽ mang lại thắng lợi cho đảng cầm quyền. Họ muốn chính phủ được thay thế bởi cái gọi là “Hội đồng nhân dân” không thông qua bầu cử, nhằm cải cách lại hệ thống chính trị Thái Lan.

Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra kêu gọi cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/2 để giảm áp lực từ các cuộc biểu tình, nhưng phe đối lập đã tuyên bố tẩy chay. Cuộc tổng tuyển cử có thể bị gián đoạn giữa lo ngại bạo lực xảy ra.

Thêm vào đó, do việc đăng kí ứng viên bị cản trở, bầu cử sẽ không mang lại đủ số thành viên Quốc hội theo quy định, buộc Thái Lan phải có thêm các cuộc bầu cử phụ để thành lập chính phủ. Điều này sẽ làm gia tăng bất ổn.

Tuần trước, tình trạng hỗn loạn đã diễn ra khi người biểu tình ngăn cản người dân đi bỏ phiếu sớm.

Lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban, từng giữ chức phó thủ tướng dưới thời chính phủ của phe đối lập, nói rằng các điểm bỏ phiếu sẽ không bị phong tỏa vào ngày bầu cử chính thức.

“Những ai muốn đi bầu thì cứ đi,” ông này nói vào thứ Năm. “Chúng tôi sẽ không ngăn cản bỏ phiếu để rồi bị chỉ trích là vi phạm quyền công dân.”

Tuy vậy, một vài người biểu tình đã bao vây bưu điện và các tòa nhà cất giữ phiếu bầu, ngăn cản phân phát đến các điểm bỏ phiếu, phóng viên BBC tại Bangkok Jonathan Head cho biết.

Một ủy viên ban bầu cử dự đoán rằng 10% điểm bỏ phiếu sẽ không hoạt động dược vào ngày chủ nhật.

‘Kích động bạo lực’

Quân đội Thái cho biết sẽ tăng cường quân số ở Bangkok để đảm bảo an ninh bầu cử. Khoảng 10 nghìn cảnh sát cũng sẽ có mặt trên đường phố.

“Cộng với 5 nghìn quân đã có, chúng tôi sẽ tăng thêm lực lượng xung quanh các điểm biểu tình bởi có một số thành phần đang cố kích động bạo lực,” người phát ngôn quân đội Thái Winthai Suvaree nói với Reuters hồi đầu tuần.

Giới quan sát nói đảng của bà Yingluck vẫn sẽ thắng trong cuộc bầu cử

Ít nhất 10 người thiệt mạng kể từ khi biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ cuối năm ngoái. Cho đến nay, phe áo đỏ ủng hộ chính phủ vẫn chưa đổ ra đường, tuy vậy nhiều nhà quan sát lo ngại rằng chỉ cần một vài kích động nhỏ cũng có thể khiến cho bạo lực nổ ra.

Biểu tình bắt đầu vào tháng 11, sau khi hạ viện Thái thông qua một dự luật ân xá cho phép anh trai của thủ tướng Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, trở về nước.

Ông Thaksin bị lật đổ vào năm 2006 trong một cuộc đảo chính quân sự. Ông này bị cáo buộc tham nhũng và đang lưu vong ở nước ngoài, nhưng người biểu tình cho rằng Thaksin đang kiểm soát chính phủ của bà Yingluck.

Họ cũng cáo buộc đảng Pheu Thai của bà Yingluck cũng như các liên minh thân Thaksin, vốn giành thắng lợi trong cả năm cuộc bầu cử gần đây, lạm dụng quỹ công vào các chương trình hỗ trợ kém hiệu quả để lấy phiếu bầu của nông dân.

Phe chống chính phủ muốn cải cách hệ thống chính trị của Thái Lan và chấm dứt cái mà họ gọi là “chính trị tiền bạc.”
Bà Yingluck, hiện đang đứng đầu một chính phủ được ủng hộ rộng rãi tại khu vực nông thôn, đã kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc dân chủ.

Anh trai bà, ông Thaksin, là một nhân vật gây tranh cãi, vốn được yêu qu‎ý bởi nông dân nghèo nhưng bị căm ghét bởi dân thành thị. Sự chia rẽ giữa hai phe này đã khiến cho hệ thống chính trị của Thái Lan bất ổn trong cả thập niên qua.
Các phóng viên miêu tả đó là một cuộc tranh giành quyền lực giữa đảng cầm quyền và nhóm đối lập, vốn là một liên minh giữa người biểu tình và phe ủng hộ hoàng gia.

Mỗi phe đều lo ngại phe kia sẽ độc chiếm quyền lực nhà nước và kiểm soát đối thủ.

Các chuyên gia cho rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ không giải quyết được khủng hoảng lần này. Cuộc bầu cử gần đây nhất cũng bị hủy bỏ do phe đối lập tẩy chay.

Bà Yingluck và các nhà lập pháp của đảng Pheu Thai hiện đang bị điều tra bởi ủy ban chống tham nhũng của Thái Lan, động thái được cho là sẽ mở đường cho những quyết định tư pháp chống lại họ. Các chính phủ thân Thaksin đã từng bị lật đổ bởi những quyết định tương tự trong quá khứ.

BT chuyển

----------o0o-----------