Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Trung Cộng sẽ mở ra một vùng không-phận phòng-vệ thứ hai?

Nhữ Đình Hùng

Nhân chuyến viếng thăm Phi-luật-tân, ngoại-trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra tuyên-bố theo đó Hoa-Kỳ chờ đợi việc Trung-cộng tạo ta một vùng không-phận nhận dạng (zone aérienne d'identification = ZAI) trên khu-vực biển Nam Hải.

Cộng-hoà nhân-dân Trung-Hoa quả đã mở ra vùng này bằng cách ghép vào đó những đảo bị tranh chấp Diaoyu. Điều này đã tạo ra những căng thẳng trong bang-giao với Nhật-Bản.Việc tạo ra một vùng mới này có nguy-cơ tạo ra những căng thẳng có thể làm quên đi những vấn đồ lãnh thổ trong vùng biển đông Thái Bình Dương.

Đối với Trung Cộng, việc tạo ra một vùng phòng-vệ nhận dạng chống hoả-tiễn ở vùng biển nam Thái Bình Dương còn quan-trọng hơn việc tạo ra một vùng tương tự trên biển đông Thái Bình Dương. Bởi vì chính trên biển nam TBD Trung Cộng bảo-vệ các lợi-ích chiến-lược nhiều hơn. Một căn-cứ dành cho tàu ngầm nguyên-tử và một trung-tâm không-gian đang được nước này xây dựng trong vùng.

Chính quyết-định này đã tạo ra một phản-ứng của hạm-đội Hoa-Kỳ, với những đối đầu từng lúc. Việc sáp lại gần một cách nguy hiểm của tuần dương hạm Coxpens thuộc hải-quân Mỹ, do thám hàng-không mẫu-hạm Liaoning của Trung Cộng ngày 05 tháng mười hai vừa qua đã xác -nhận điều này. Trung Cộng đã bày tỏ nhiều lần sự lo ngại của họ tiếp sau các hoạt-động của các tàu và phi cơ trinh-sat của Mỹ dọc theo biên-giới của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (chndth). Việc loan-báo tạo ra một vùng không-phận trinh-sát mới như thế sẽ là một trở ngại thêm cho việc do thám của Mỹ. Và giai-đoạn tương-tự với hồi có đụng độ của phi-cơ do thám Mỹ EP-3 và một phi-cơ khu trục Trung-Hoa vào năm 2011, có thể được tái diễn.

Một diễn tiến khác của vở tuồng, nguy hiểm hơn rất nhiều, có thể dính dáng cả Phi-luật-tân, đồng-minh của Hoa-Kỳ trong vùng. Manille đang làm một chánh-sách ngoại-giao gân-hấn đối với Trung-Hoa. Tuy nhiên, trái với Nhật-bản, một đối-tác quân-sự khác của Hoa-Kỳ, Phi-luật-tân không có khả-năng quân-sự đáng kể để đối đầu với lực lượng quân-sự của chndth. Khả-năng của Phi-luật-tân về việc phòng-vệ chống hoả-tiễn và chiến-đấu dành ưu-thế không-gian hầu như không-không có tầm ngắn.

Các phi-cơ truy-kích cuối cùng của không-lực Phi-luật-tân (các F-5 Mỹ) đã được rút khỏi quân-khí vào năm 2005. Hiện tại, nước này chỉ có dưới sự khiển-dụng các phi-cơ huấn-luyện chiến-đấu S-211 của Ý. Nhưng các phi cơ này đã lỗi thời, chỉ có thể trang bị duy nhất các hoả tiễn không không.

HL


Phi cơ S_211

Phần còn lại của không-quân Phi-luật-tân gồm có phi-cơ và trực-thăng tuần-thám và vận-chuyển thuộc thế hệ trước. Các phi cơ này có thể hữu-hiệu trong các chiến-dịch chống quân nổi dậy hay khủng-bố nhưng không có khả năng bảo đảm một sự bảo vệ tốt trong trường hợp phải đối đầu với những lực lượng quân-sự của một Quốc-Gia khác.

Phi-luật-tân không có những phương-tiện quân-sự, có khả năng đe dọa, hay kể cả quấy rối bằng một cách nào đó đối với không quân Trung Cộng và những lực lượng hải quân trong vùng. Phi-luật-tân có một khả năng đáng ngờ để dò tìm một cách thích-đáng những vận-động và hoạt-động của kẻ thù trong những vùng biển lân-cận.

Sau khi Trung Cộng loan-báo việc tạo ra một vùng không-phận phòng-vệ trên biển đông Thái Bình Dương, Nhật-Bản và Hoa-Kỳ đã một cách rõ ràng đưa hướng về vùng này các phi-cơ chiến-đấu mà không có sự đồng thuận của giới quân sự Trung-Hoa để chứng tỏ họ không thừa nhận quyền kiểm soát của chndth trên vùng này. Trung Cộng đã tự giới hạn vào việc trông chừng tình hình, trong một số trường hợp gởi phi cơ về vùng này.

Tuy nhiên, đối với Phi-luật-tân, phản-ứng của Trung Cộng có thể nghiêm khắc hơn. Trung Cộng hoàn toàn có khả năng săn đuổi các phi-cơ của Phi-luật-tân kể từ vùng tranh-chấp và tạo ra những trở ngại nghiêm-trọng cho các hoạt động của họ trên vùng biển nam Thái Bình Dương. Điều này có thể tạo ra một leo thang về căng thẳng có thể làm quên đi tranh chấp quanh các quần đảo Diaoyu ở biển đông Thái Bình Dương.

Nhữ Đình Hùng chuyển sang việt-ngữ : "La Chine serait-elle prête à créer une deuxième zone de défense aérienne ?"/almanar.com.lb/21.12.2013

BT Chuyển

----------o0o-----------