Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Người dân biểu tình Thái chiếm đài truyền hình, Thủ tướng di tản


Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan trong ngày 1/12 đã tăng nhiệt khi lực lượng chức năng dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông. Người biểu tình đã chiếm 3 đài truyền hình và khiến thủ tướng Yingluck phải di tản.

Theo tờ Nation của Thái Lan, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình chống chính phủ tại nhiều khu vực ở Bangkok, sau khi một số người tìm cách tràn vào văn phòng chính phủ và trụ sở Cảnh sát hoàng gia Thái Lan trong hôm nay.


Thái lan, biểu tình

Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan ngày một căng thẳng.

Người biểu tình cũng đã bao vây ít nhất 3 đài truyền hình và yêu cầu các đài này phát sóng quan điểm của người biểu tình. Lãnh đạo của các đài này đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của người biểu tình và sau đó đã đồng ý yêu sách này.
Theo hãng tin AP, trong số 3 đài truyền hình bị chiếm có đài PBS của chính phủ Thái Lan, một đài truyền hình tư nhân và một đài truyền hình của quân đội.

Những hình ảnh được ghi lại từ hiện trường cho thấy người biểu tình đã kéo đổ các hàng rào bằng bê tông bên ngoài Văn phòng chính phủ, nhưng bị lực lượng chức năng đẩy lùi bằng vòi rồng và hơi cay.

Người biểu tình tụ tập phía trước trụ sở cơ quan cảnh sát đã hô khẩu hiệu đòi cảnh sát ngừng tuân lệnh của chính phủ thủ tướng Yingluck cũng như ông Thaksin Shinawatra.
Tổng cộng đã có hơn 21.000 cảnh sát và khoảng 1000 binh sỹ quân đội được triển khai để bảo vệ 10 tòa nhà chính phủ trước người biểu tình.

Trung tá cảnh sát Kissana Phatsanacharoen, người phát ngôn của Trung tâm giám sát hòa bình và trật tự cho biết: “Chúng tôi quyết định triển khai binh sỹ quân đội để đảm bảo sự an toàn của những địa điểm then chốt, bao gồm các sân bay, nhưng các binh sỹ đều không có vũ trang và được lệnh không sử dụng vũ lực”.

Trong khi đó Phó thủ tướng Phongthep Thepkanjana cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng lãnh đạo người biểu tình đang cố gắng để khiến chính phủ sử dụng vũ lực, nhằm giành thêm sự ủng hộ đối với nỗ lực của họ”.

Trong sáng nay, bà Yingluck đã dành gần hết cả buổi sáng để họp tại một đồn cảnh sát ở Bangkok, nhưng sau đó phải hủy một buổi phỏng vấn với các phóng viên và được di tản tới một địa điểm không xác định. Theo Wim Rungwattanajinda - thư ký của bà Yingluck, bà phải di tản bởi hơn 100 người biểu tình “đã tìm cách tấn công bà” và tìm cách đột nhập vào.

Sau đó có tin đồn cho rằng vị nữ thủ tướng đã rời bỏ Thái Lan ra nước ngoài. Tuy nhiên sau đó chính phủ đã bác bỏ thông tin này.

Trong diễn biến mới nhất, theo BBC, lãnh đạo phe biểu tình đã kêu gọi tổng đình công trong ngày mai.
Người dân biểu tình Thái Lan quyết lật đổ chính phủ vào cuối tuần
Cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban, lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ, đêm qua (29/11) tuyên bố Chủ nhật (1/12) sẽ là "Ngày Thắng lợi của Nhân dân" khi những người biểu tình hoàn tất việc chiếm đóng các cơ quan đầu não, bao gồm Tòa nhà Chính phủ.

Thái Lan, biểu tình , Suthep Thaugsuban

Người biểu tình bên ngoài trụ sở quân đội Thái Lan hôm 29/11. (Ảnh: EPA)

 

Phát biểu trước đám đông hơn 20.000 người đang reo hò, ông Suthep cho biết tất cả các cơ quan nhà nước tại Khu nhà Chính phủ ở Nonthaburi sẽ bị chiếm đóng từ đêm 29/11, đồng thời khuyên các quan chức làm việc trong khu vực này nên ở nhà vào hôm thứ Hai tuần tới và chờ cho tới khi có thông báo từ nhóm nổi dậy.

Phản ứng trước kế hoạch của ông Suthep, phó thủ tướng Thái Lan Pracha Promnok đã cảnh báo người dân không tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Phát biểu trên truyền hình, ông Pracha nói rằng hành động của ông Suthep đã vi phạm pháp luật.

"Hành động của ông ấy đã gây rathiệt hại chođất nướcvà không ông ấy sẽ gây ra bao nhiêu tổn thất nữatrong tương lai,vì vậy mọi ngườiphảisuy nghĩ cẩn thậntrước khitham gia vàocác cuộc biểu tình",phó thủ tướng Thái Lan kêu gọi.
Ông cho biếtnhà chức tráchan ninh sẽtheo tuân theo cáctiêu chuẩn quốc tếtrong việc đối phóvớingười biểu tình.Các nhà chức tráchcũng sẽ sử dụngcác biện pháphòa bình và phi bạo lực.

"Chính phủ tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của người dân, nhưng việc thực hiện quyền lợi và tự do phải nằm trong khuôn khổ pháp luật," ông Pracha nói.

Xuất hiện vào đêm qua (29/11) tại Khu nhà Chính phủ, nơi những người biểu tình đã chiếm đóng một phần vào hôm 27/11, ông Suthep thông báo về việc "chiếm giữ hoàn toàn" để tạo điều kiện cho một cuộc "cách mạng nhân dân".

Cựu phó thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh người dân Thái Lan phải cùng nhau đứng lên để mang lại chiến thắng. "Chiến dịch sẽ bắt đầu vào đêm nay. Chúng ta đang đứng ở đây [Khu nhà Chính phủ] và sẽ chiếm đóng những phần còn lại."

Cùng ngày, khoảng 1.000 người biểu tình xông vào trụ sở quân đội ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, đồng thời bao vây trụ sở đảng Vì Nước Thái của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Người biểu tình Thái bủa vây trụ sở quân đội, đảng cầm quyền
Người biểu tình ở Thái Lan bắt đầu nhắm tới trụ sở của quân đội khi các cuộc tuần hành chống chính phủ nước này bước sang ngày thứ 6 liên tiếp.

Thêm nhiều người biểu tình cũng tập trung bên ngoài trụ sở đảng cầm quyền như một phần của các nỗ lực đòi chính phủ từ chức.

Thái Lan, biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra

Cảnh sát chống bạo loạn làm nhiệm vụ bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok ngày 28/11 trước làn sóng biểu tình chống chính phủ rầm rộ.


Hôm 28/11, Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi người biểu tình ngừng hành động, sau khi bà vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Tuy nhiên, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban bác bỏ kêu gọi này.

"Chúng tôi sẽ không cho họ làm việc nữa", nhà cựu lập pháp cấp cao thuộc phe đối lập tuyên bố trong một bài phát biểu cùng ngày.

Tại trụ sở quân đội ở Bangkok, người biểu tình mở cửa và hiện họ đang có mặt bên trong tòa nhà", một phát ngôn viên quân đội Thái Lan xác nhận. Bà này cho biết thêm rằng lúc đó chỉ huy quân đội không có mặt tại văn phòng của ông.

"Chúng tôi muốn biết quân đội đứng về phía nào". hãng tin Reuters dẫn lời một người biểu tình.

Thái Lan, biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra

Người biểu tình cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị anh trai bà giật dây.


Trong khi đó, an ninh đã được thắt chặt xung quanh trụ sở đảng Pheu Thai cầm quyền.

"Chúng tôi đang triển khai hai đội cảnh sát (khoảng 300 sĩ quan) tại trụ sở của Pheu Thai sau khi họ yêu cầu bảo vệ", phó chỉ huy cảnh sát quốc gia Thái Lan Worapong Siewpreecha cho biết.

Trong tuần qua, người biểu tình chống chính phủ đã bao vây và chiếm cứ trong thời gian ngắn nhiều tòa nhà công quyền nhằm làm gián đoạn hoạt động của chính phủ. Trong các cuộc biểu tình vốn diễn ra ôn hòa cho đến nay, những người tham gia còn cắt nguồn điện của trụ sở cảnh sát quốc gia và buộc cơ quan chống tội phạm hàng đầu của Thái Lan phải sơ tán.

Người biểu tình cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị giật dây bởi anh trai của bà, vị cựu Thủ tướng bị lật đổ đang phải sống lưu vong Thaksin Shinawatra.


Thái Lan,   biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra

Người biểu tình đòi chính phủ của Thủ tướng Yingluck phải từ chức.


Bà Yingluck đã viện đến một số quyền hạn đặc biệt để áp lệnh giới nghiêm và phong tỏa một số tuyến đường. Cảnh sát cũng đã ra lệnh bắt giữ đối với ông Suthep nhưng đến giờ họ vẫn chưa có động thái gì nhằm thực hiện lệnh này.

Trong một bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Yingluck kêu gọi người biểu tình nên đàm phán với chính phủ. "Chính phủ không muốn lao vào bất kỳ một trò chính trị nào bởi vì chúng tôi tin rằng nó sẽ khiến cho nền kinh tế này suy yếu", bà nhấn mạnh.

Ước tính 100.000 người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình chống chính phủ ở Bangkok trong ngày đầu tiên (Chủ Nhật, 24/11) và con số này giảm dần trong những ngày tiếp theo. Lượng người biểu tình vào cuối tuần này được cho là sẽ tăng trở lại.

Thái Lan đang đối mặt với làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010, khi hàng nghìn người "Áo đỏ" ủng hộ Thaksin chiếm giữ các khu vực chủ chốt ở thủ đô Bangkok. Hơn 90 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng vì bạo lực trong cuộc biểu tình ngồi kéo dài 2 tháng khi đó.
Cơ quan chính phủ bị vây hãm, biểu tình lan rộng ở Thái
Đảng cầm quyền Thái Lan đã cáo buộc những người biểu tình đã gây ra tình trạng hỗn loạn và cố gắng lật đổ chính phủ vào hôm thứ Ba sau khi hàng ngàn người đổ ra các đường phố ở thủ đô Bangkok, vây hãmcác cơ quan chính phủ, đồng thời đe dọamở rộng cuộc biểu tình ra toàn quốc.

 

biểu tình, Thái Lan, Yingluck Shinawatra, Suthep Thaugsuban

Người biểu tình chống chính phủ đổ ra các đường phố tại thủ đô Bangkok. (Ảnh: Getty Images)

Những người biểu tình đã bao vây Bộ Nội vụ vào hôm qua (26/11) và đe dọa cắt điện tại các Bộ Nông Nghiệp, Du lịch và Giao thông. Những hành động này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao và Tài chính bị chiếm đóng vào hôm thứ Hai.

"Chiếm đóng các cơ quan chính phủ chỉ có thể được coi là một cuộc nổi dậy," Kokaew Pikulthong, một thành viên của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái), đảng đang cầm quyền ở Thái Lan, nói.

Đảng Pheu Thai cho biết đã đệ đơn lên Văn phòng Tổng Chưởng lý Thái Lan cáo buộc những người biểu tình đang cố lật đổ chính phủ. Theo ông Kokaew, những người biểu tình "muốn nước Thái rơi vào tình trạng hỗn loạn".

Các lãnh đạo cuộc biểu tình, do những nhân vật đối lập dẫn đầu, đang theo đuổimục tiêudường nhưviển vôngvề việc diệt tận gốc ảnh hưởng của Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đối với Thái Lan. Thaksin Shinawatra, ông trùm truyền thông một thời ở Thái Lan, đã phải sống lưu vong từ năm 2008 sau khi bị kết tội lạm dụng chức quyền. Ông Thaksin hiện vẫn có ảnh hưởng tại quốc gia này và em gái ôngYingluck Shinawatra đang là thủ tướng.

biểu tình, Thái Lan, Yingluck Shinawatra, Suthep Thaugsuban

Cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuba

Tòa án Hình sự Thái Lan hôm thứ Ba đã phê chuẩn lệnh bắt giữ ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình chống chính phủ lần này, cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010. Ông Suthep là cựu phó thủ tướng, cũng là cựu nghị sĩ đảng Dân chủ.

"Tôi nhấn mạnh rằng, đây là biện pháp tốt nhất để lật đổ hệ thống của ông Thaksin mà không phải đổ máu," một thông điệp được đăng trên Facebook của ông Suthep.

Trong một bài phát biểu với những người ủng hộ vào cuối hôm thứ Ba, ông Suthep cũng đã kêu gọi những người biểu tình "bao vây" tất cả các bộ tại Bangkok và các cơ quan chính phủ trên toàn quốc vào hôm nay (27/11).

Được biết, lệnh bắt giữ trên do ông Khachonsak Pansakhon, cục phó Cục Cảnh sát Thủ đô (MPB) yêu cầu.

Jesada Anujaree, luật sư đại diện cho ông Suthep, đã sớm đệ đơn phản đối yêu cầu của MPB.

Jesada cho rằng nếu những người biểu tình do ông Suthep dẫn đầu bị coi là phạm pháp, thì đám đông những người Áo đỏ ủng hộ chính phủ tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala cũng nên bị xem là vi phạm Đạo luật An ninh Nội bộ.

Trong khi đó, Jatuporn Prompan, một trong những thủ lĩnh chủ chốt của phe Áo đỏ, nhấn mạnh rằng những người Áo đỏ sẽ tiếp tục cuộc biểu tình tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala cho tới khi những người biểu tình chống chính phủ giải tán.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua cho biết bà sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán với ông Suthep và cũng sẽ chào đón ông tới diễn đàn cải cách chính trị của chính phủ.
Phe biểu tình ra tối hậu thư cho Thủ tướng Thái
Sau khi "ngày thắng lợi" thất bại, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết, đã họp tay đôi với Thủ tướng Yingluck Shinawatra theo yêu cầu của lực lượng vũ trang.

Phe biểu tình, ra tối hậu thư,Thủ tướng Thái

Tại cuộc gặp diễn ra khoảng 8h30 tối qua, thay vì thương thuyết, ông Suthep Thaugsuban ra tối hậu thư cho người đứng đầu chính phủ. Đó là, có hai ngày để trao trả quyền lực cho nhân dân.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trước những người biểu tình tại tòa nhà chính phủ, lãnh đạo biểu tình còn cho hay, cuộc gặp với bà Yingluck diễn ra trước các lãnh đạo lực lượng vũ trang, gồm cả tổng tham mưu trưởng quân đội - tướng Prayuth Chan-ocha.

Theo ông Suthep, cuộc gặp diễn ra tại một địa điểm không tiết lộ, không phải là để đàm phán với bà Yingluck. Cuộc gặp là để nói lên lập trường của Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) - nhằm vào cuộc cải tổ chính trị của Hội đồng nhân dân. Thủ tướng từ chức và giải tán Quốc hội vẫn không đủ làm người biểu tình thỏa mãn.
"Không thương thuyết và không thỏa hiệp", ông Suthep nói và nhấn mạnh rằng đó sẽ là cuộc gặp cuối cùng giữa hai người. "Đó là cuộc gặp duy nhất và sẽ không có lần thứ hai cho tới khi thắng lợi về tay nhân dân".

 

Hiện chưa có xác nhận về tuyên bố của ông Suthep, cũng như của lực lượng vũ trang và Thủ tướng Yingluck hay văn phòng Thủ tướng.

Lãnh đạo biểu tình Suthep cho biết, lực lượng vũ trang cũng nói rõ lập trường vì đất nước của mình. "Nhân dân đang chờ đợi quyết định của các vị", ông này cho biết, đã nói như vậy với các tướng lĩnh ở nước này.

Ông Suthep không nói rõ những lãnh đạo lực lượng vũ trang nào có mặt tại cuộc gặp
Sáng qua, tổng tham mưu trưởng quân đội Thái đã kêu gọi ông Suthep hội đàm với bà Yingluck - kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu quân đội có tiếng nói kể từ khi ông Suthep lãnh đạo cuộc biểu tình kéo dài một tháng nhằm chấm dứt chính quyền Thaksin.

 

Thaksin Shinawatra & familyBangkok ngày 1/12

 

 

 

 

gia đình tài phiệt " ba Tàu" Thaksin Shinawatra cướp tiền của nhân dân Thái lan dấu tiền tỷ ở Anh quốc
Thái lan, biểu tình

Thái lan, biểu tình

 Thái lan, biểu tình

Thái lan, biểu tình 

 Thái lan, biểu tình

Thái lan, biểu tình 

Thái lan, biểu tình

Thái lan, biểu tình

Thái lan, biểu tình


BT chuyển

----------o0o-----------