Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Khoảng 50 chiến hạm và máy bay Mỹ được huy động vào Philippines

Trần Ngọc Cư dịch
(Reuters) - Phản ứng của quân đội Mỹ trước thảm họa gây ra do một trong những trận bão mạnh nhất thế giới là rất ngoạn mục.

clip_image002

Khoảng 50 chiến hạm và máy bay Mỹ được huy động vào khu vực thiên tai, gồm 10 máy bay vận tải C-130, 12 máy bay đa chức năng V-22 Osprey [đáp và cất cánh thẳng đứng] và 14 máy bay lên thẳng Seahawk thả lương thực và vật liệu được không vận từ một tàu sân bay.

Những nỗ lực cứu trợ đang tăng tốc này đánh dấu tầm quan trọng của một liên minh quân sự Mỹ-Phi có khả năng phát triển vững mạnh hơn nữa sau thảm họa này, trong khi Mỹ theo đuổi chiến lược “xoay trục” hướng về châu Á.

Cùng với việc mang đến lương thực, nước uống và thuốc men, các chiến hạm Mỹ cũng mang đến một thiện chí có khả năng giúp Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình, một sự hiện diện thường gây tranh cãi tại một trong những nước có ý nghĩa chiến lược nhất Đông Nam Á.

“Chẳng phải Mỹ dùng việc cứu trợ này để đẩy mạnh chiến lược tái quân bình lực lượng [rebalancing], nhưng chính chiến lược này đã giúp Mỹ đáp ứng một cách cương quyết như vậy,” chuyên gia an ninh châu Á Carl Thayer phát biểu

Phillipines là một trong những đồng minh thân cận nhất của Washigton tại châu Á và là một đối tác quan trọng trong chiến lược tái quân bình các lực lượng quân sự Mỹ của Tổng thống Barack Obama nhắm vào khu vực này nhằm đối trọng lại ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc.

Mỹ gửi tàu sân bay hạt nhân George Washington để lãnh đạo các nỗ lực cứu trợ sau khi trận bão Haiyan [Hải Yến] giết hại ít nhất 3.900 người ngày 8 tháng Mười Một, để lại nhiều người sống sót trong nỗi kinh hoàng, không có thức ăn và nước uống trong nhiều ngày.

Do một trùng hợp tình cờ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, tàu sân bay này thả neo ngoài khơi gần địa điểm mà lực lượng của Tướng Douglas MacArthur đổ bộ ngày 20 tháng Mười 1944, trong một chiến thắng lẫy lừng nhất của phe Đồng minh, thể hiện lời nguyền của ông, “Tôi quyết trở lại Philippines”. [Đây là câu tuyên bố nổi tiếng của MacArthur tại một thành phố nhỏ ở Nam Australia sau khi quân của ông bị quân Nhật đánh bật ra khỏi quần đảo Philippines ngày 11 tháng Ba 1942 – ND.]

TAY BẮT MẶT MỪNG

Các lực lượng Mỹ cũng đang sử dụng một sân bay tại Guiuan, một trong những thị trấn bị hư hại nặng nhất tại tỉnh Eastern Samar; thị trấn này vốn là một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ trong Thế chiến II nhưng về sau không còn sử dụng.

Vào lúc này, các phi hành đoàn trực thăng Mỹ đang đổ xuống các tấm bạt che và các đống thực phẩm cứu trợ, rồi đi một vòng tay bắt mặt mừng với những dân làng đầy lòng biết ơn trước khi nhảy vào lại trực thăng, cất cánh trở về chuẩn bị để đổ chuyến hàng cứu trợ khác.

Vào thứ Hai, Mỹ công bố tăng thêm 10 triệu USD viện trợ, nâng tổng số viện trợ nhân đạo Mỹ cho nạn nhân trận bão lên trên 37 triệu USD.

Mỹ và Philippines đang ở giữa thời kỳ thương thuyết để gia tăng sự hiện diện luân phiên các lực lượng quân sự Mỹ, triển khai máy bay, tàu chiến, quân nhu và binh lính cho các hoạt động nhân đạo và an ninh trên biển.

Sự hợp tác quân sự đang mở rộng này, gồm việc cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ để triển khai lực lượng tạm thời, cho thấy những quan hệ an ninh giữa hai nước đang trở nên nồng ấm một cách nhanh chóng, sau khi Manila đóng cửa vào năm 1992 các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ đã từng hoạt động trên lãnh thổ của mình hàng thập kỷ.

Một sĩ quan cao cấp Philippines cho biết một số thiết bị mà Mỹ cung cấp đã được lắp ráp vào vị trí trước khi cơn bão ập vào.

“Nhưng, trong tương lai, chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các tai họa nếu hai chính phủ ký kết một hiệp định khung để đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và gia tăng hiện diện quân sự,” ông nói.

“Hợp tác nhân đạo mà chúng ta đang chứng kiến giữa Philippines và Mỹ sẽ làm cho hiệp định mới này trở nên phù hợp hơn.”

Phản ứng của Trung Quốc trước thiên tai này là quá chậm chạp và có thể nói là thiếu hào phóng. Nền kinh tế đứng nhì thế giới này thoạt đầu công bố sẽ tặng nạn nhân trận bão 200.000 USD và sau đó tăng thêm 1,64 triệu USD. Chỉ Chủ nhật vừa qua, hơn một tuần lễ sau khi trận bão tàn phá, Trung Quốc mới công bố sẵn sàng gửi các toán cứu hộ và y tế.

Nhật Bản đã gửi ba tàu [quân sự] cùng với các xe vận tải và thiết bị công binh, trong khi Thái Lan và Singapore gửi đến các máy bay vận tải C-130.

“TRUNG QUỐC BỊ CHÊ KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU”

Trung Quốc và Philippines đang lâm vào một cuộc tranh chấp gay gắt về các đảo trong biển Hoa Nam [tức Biển Đông Việt Nam], do đó nhiều công dân Trung Quốc đã lên mạng xã hội Sina Weibo, một phiên bản Twitter của Trung Quốc, đòi không cho Philippines bất cứ một hình thức cứu trợ nào.

“Người ta thấy Trung Quốc tỏ ra bất cập trong khả năng (viện trợ nhân đạo) vào năm 2004 và một lần nữa vào năm 2013,” Thayer nhận xét, khi nhắc đến đại họa tsunami châu Á năm 2004. “Nếu người ta muốn nhìn vào mối tương quan giữa các động lực chính trị và viện trợ nhân đạo, Bắc Kinh sẽ là một nơi thích hợp để bắt đầu cuộc nghiên cứu.”

Chuẩn tướng Paul Kennedy, tư lệnh Lữ đoàn Ba Lính thủy đánh bộ, chỉ huy hoạt động cứu trợ Mỹ, đã tuyên bố Mỹ không có kế hoạch duy trì một sự hiện diện vĩnh viễn tại Philippines.

“Tôi đã đến huấn luyện nơi đây nhiều lần trong suốt 28 năm qua, phần lớn nhắm vào việc phòng chống thiên tai, điều đó hiển nhiên,” ông nói. “Đã có một thoả thuận ngầm là khi thiên tai diễn ra, chúng tôi sẽ đến làm công tác này.

“Mỹ sẽ không lợi dụng cuộc khủng hoảng này để in đậm dấu chân của mình. Vì làm như vậy là lợi dụng sự tri ơn của người khác.”

Khi được hỏi sự hiện diện quân sự Mỹ sẽ kéo dài bao lâu tại Guiuan, Tướng Kennedy trả lời: “Chúng tôi sẽ đặt cơ sở của việc này trên yêu cầu từ phía Philippines.”

Patrick Cronin, một chuyên gia về an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm vì một nền An ninh mới của Mỹ [Center for a New American Security] ở Washington, nói rằng Mỹ vẫn còn tập trung vào công tác cứu trợ những người sống sót sau trận bão.

“Việc đáp ứng của Mỹ gồm có quân đội, các chuyên gia dân sự làm công tác phòng chống thiên tai và đối ngoại của chúng ta, tất cả đang chung lưng đấu cật để giảm thiểu nỗi khốn khổ của nạn nhân và thúc đẩy việc tái thiết,” ông nói.

“Đáp ứng khẩn cấp này mở ra một cơ hội để xúc tiến những kế hoạch được bàn thảo từ lâu về một sự hiện diện quân sự luân phiên khiêm nhượng của Mỹ tại Philippines.”

(Nick Macfie viết; Robert Birsel biên tập)

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

++++++++++++++++++++++++++++++

Bần tiện với Philippines, Bắc Kinh bỏ lỡ cơ hội "quyền lực mềm" ở Đông Nam Á

Thành phố Tacloban sau trận bão Haiyan - REUTERS /R. Ranoco
Thành phố Tacloban sau trận bão Haiyan - REUTERS /R. Ranoco
Thụy My
Lúng túng vì bị chỉ trích do số tiền hỗ trợ thảm hại dành cho nạn nhân bão Haiyan (Hải Yến) ở Philippines, Bắc Kinh mới đây loan báo sẽ tăng thêm viện trợ. Theo các nhà phân tích, cách xử sự này cho thấy những yếu kém của một nền ngoại giao còn hằn vết lịch sử, thiên về khuynh hướng « ăn miếng trả miếng » thay vì quyền lực mềm.  

Trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc hay Na Uy đều hứa sẽ tặng hàng chục triệu đô la, riêng Anh vừa tuyên bố sẽ viện trợ thêm 48 triệu đô la sau trận bão, Bắc Kinh vào đầu tuần thông báo chỉ giúp Manila có…100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng bão Haiyan như Việt Nam. Trong khi đó một nước châu Á khác cũng thường bị thiên tai là Indonesia hỗ trợ đến một triệu đô la. 

Tạp chí uy tín Time của Mỹ đã phẫn nộ chạy tựa « Nền kinh tế thứ nhì thế giới tống bớt tiền lẻ cho đảo quốc bị bão tàn phá », cho đây là một số tiền « đáng sỉ nhục », đả kích sự « bủn xỉn» của Bắc Kinh. 

Bị kẻ chê người cười, rốt cuộc bốn ngày sau Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng viện trợ lên 10 triệu nhân dân tệ (1,8 triệu đô la) bằng mền, lều bạt và các hiện vật khác. 

Ông Mark Beeson, giáo sư dạy môn chính trị của trường đại học Murdoch ở Perth (Úc) ghi nhận : « Chắc chắn là có những quan chức Trung Quốc, chẳng hạn trong quân đội, không ưa Philippines do tranh chấp lãnh thổ trên biển ». Bãi cạn Scarborough chỉ cách duyên hải Philippines có 200 km đã bị Trung Quốc chiếm năm ngoái, gây căng thẳng trong quan hệ đôi bên. 

Bắc Kinh cải chính mọi liên hệ giữa việc xung đột biển đảo với số tiền viện trợ quá ít ỏi. Nhưng các cư dân mạng có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa không ngần ngại gắn liền hai việc này. Trên mạng Vi Bác, có những ý kiến cho rằng : « Đó là một nước thù địch, chúng ta chẳng nên cho họ một xu nào ». 

Sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh cũng do sự tích cực của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai quốc gia này đều điều quân đội đến những vùng bị bão Haiyan tàn phá. Gần 70 năm sau khi đối đầu tại Philippines trong những trận chiến đẫm máu vào cuối Đệ nhị Thế chiến, nay quân đội Mỹ và Nhật lại tay trong tay hợp sức làm công tác nhân đạo. 

Tờ Global Times, một nhật báo chính thức có khuynh hướng cực đoan, cho rằng Washington và Tokyo « có thể có những mục đích khác phía sau », và tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng.Thậm chí tờ báo này còn đề xuất là Trung Quốc cũng nên gởi chiến hạm đến Philippines « để giúp đỡ » các nạn nhân của trận bão. 

Ông Jim Schoff, chuyên gia Quỹ Carnegie vì hòa bình nhắc nhở : « Người Trung Quốc thích kêu rêu về não trạng chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ mỗi khi người Mỹ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh, trong khi chính Bắc Kinh lại tiếp tục chia châu Á ra thành những vùng ảnh hưởng của mình » - một quan niệm theo ông là « đã lỗi thời ». 

Chuyên gia này nhận định : « Họ đi từ quan niệm Trung Quốc cũng là một đại cường » mạnh ngang với Hoa Kỳ, nhưng « Bắc Kinh hoàn toàn không chứng tỏ được điều đó. Trung Quốc không phải là cột trụ của khu vực. Đó là một thất bại của họ ». 

Theo ông, ngành ngoại giao Trung Quốc « vẫn còn trong tư duy theo kiểu mình cũng là một nước đang phát triển và cũng bị nhiều thiên tai, dẫn đến thái độ bủn xỉn khi viện trợ cho các nước khác ». Dù đã tăng thêm số tiền, nhưng hỗ trợ của Bắc Kinh quá thảm hại so với 85 triệu đô la viện trợ của Anh quốc, 30 triệu đô la của Nhật Bản, thậm chí so với tấm ngân phiếu 2,7 triệu đô la của công ty Thụy Điển Ikea. 

Giáo sư Mark Beeson nhấn mạnh, nếu Bắc Kinh thường thẳng tay đánh vào kinh tế của các đối thủ sau mỗi cuộc khủng hoảng ngoại giao, thì việc chính trị hóa viện trợ nhân đạo lại trở nên phản tác dụng. Ông nói : « Trước những thảm họa như thế, người ta chờ đợi một kiểu tính toán khác, thậm chí không nên tính toán một chút nào ! ». Thái độ tiểu nhân của Bắc Kinh đã gây ra những phản ứng quốc tế bất lợi cho chính họ. 

Đối với nhà nghiên cứu Bạc Trí Dược (Bo Zhiyue) của trường đại học quốc gia Singapore, Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội xúc tiến « quyền lực mềm » của mình tại Đông Nam Á. 

Ông giải thích : « Đó là một cơ hội tuyệt vời để chơi cái trò mà người ta gọi là ngoại giao đô la : bạn cho thêm một ít tiền, và sau đó bạn sẽ thấy được những phản hồi tích cực. Ngược lại, nếu bạn chỉ hỗ trợ lấy lệ, cuối cùng bạn sẽ thất bại vì bị coi là vạn bất đắc dĩ mới giúp ». 

Nguồn: RFI.

 

Trần Ngọc Cư dịch

----------o0o-----------