Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA, Âm Nhạc và Dân Tộc

"Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA, Âm Nhạc và Dân Tộc"

 

PosterSS-A

 Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa, khúc Bi ca 11-9 và ban nhạc giao hưởng Ukraina

Thấm thoắt lại đến ngày tưởng niệm các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Một nhạc sỹ Việt Nam, ông Lê Văn Khoa, đã soạn khúc bi ca sau khi xảy ra biến cố kinh hoàng đó. Năm nay, tình cờ ban nhạc đại hòa tấu của Ukraina đang lưu diễn ở miền đông Hoa Kỳ nên nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đã cùng phối hợp với họ để tổ chức một buổi trình tấu nhạc tại vùng bắc Virginia sát thủ đô Washington. Câu chuyện Nước Mỹ hôm nay mời quí vị theo dõi cuộc trò chuyện với nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa về buổi trình diễn được tổ chức vào chiều tối thứ Bảy, 11 tháng 9 năm nay.

Ban nhạc đại hòa tấu Kiev Symphony Orchestra
Ban nhạc đại hòa tấu Kiev Symphony Orchestra

  • Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa, khúc Bi ca 11-9 và ban nhạc giao hưởng Ukraina

Câu chuyện nước Mỹ
Lan Phương

Cập nhật: 09.09.2010 20:00
Hơn lúc nào hết, ngày 11 tháng 9 gợi nhớ lại những hình ảnh hãi hùng của vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, vụ tấn công vào Ngũ giác Đài ở thủ đô Washington và vụ tấn công bất thành tại Pennsylvania vì hành khách đã chống lại quân khủng bố nhưng máy bay rơi đã làm hằng trăm người thiệt mạng. Cho đến nay đã 9 năm trôi qua, những dư chấn của vụ khủng bố vẫn còn đó, từ cuộc chiến Afghanistan chưa kết thúc, tình hình dở dang tại Iraq cho đến những tranh cãi xoay quanh đề nghị xây một trung tâm Hồi giáo ở gần địa điểm bị khủng bố tấn công tại New York năm 2001 cho thấy một khoảng thời gian dài đã trôi qua nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc và lòng người vẫn chưa yên.

Cũng để tưởng niệm những nạn nhân của biến cố này, một buổi trình diễn của ban nhạc đại hòa tấu Kiev Symphony Orchestra sẽ được tổ chức tại rạp hát của trường đại học cộng đồng Northern Virginia College tại thành phố Alexandria vào thứ Bảy 11 tháng Chín dưới sự phối hợp của
nhà soạn nhạc gốc việt, ông Lê Văn Khoa. Mời quí vị nghe nhà soạn nhạc nói về cơ duyên đưa đến việc tổ chức được một buổi trình diễn với một ban nhạc giao hưởng thuộc tầm cỡ quốc tế này.

Ông nói: "Qua mối liên lạc của cá nhân tôi với Kiev Symphony Orchestra of Ukraine từ 5 năm qua, năm nay họ có một chuyến lưu diễn dọc theo bờ biển miền đông Hoa Kỳ. Tôi có ngỏ ý yêu cầu họ dừng lại ở vùng thủ đô Washington để thực hiện một chươngt rình đặc biệt, cho cả người Mỹ lẫn người Mỹ gốc Việt ở khu vực này. Họ hoan hỉ đáp ứng và sẵn sàng cộng tác với chúng tôi để thực hiện."

Nội dung nhắm tới hai chủ đề: tưởng niệm 35 năm người Việt bỏ nước ra đi và biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông Khoa cho biết người dân Ukraina cũng có những điểm tương đồng nào đó với nỗi đau của người Việt bỏ nước tìm tự do, họ từng bị Liên Xô cai trị trên 70 năm. Trong chế độ cộng sản đã có trên 10 triệu người Ukraina bị giết chết. Vì thế ban nhạc Ukraina sẵn sàng chia xẻ ý tưởng của ông cũng như khát vọng tự do chung của con người. Ông cho biết tiếp về mục đích đứng ra tổ chức buổi trình diễn này:

"Chúng tôi cũng nhân đó làm một câu chuyện khác là đánh dấu biến cố 11-9. Biến cố này là niềm đau của người dân ở đây. Tôi nghĩ rằng chúng ta có niềm đau của người mất nước, đến một quốc gia đã cưu mang cho chúng ta thì chúng ta cũng chia sẻ niềm đau của người dân hay của quốc gia đã cưu mang chúng ta.

Sau biến cố 11-9 tôi có viết một tác phẩm tựa đề là Elegy, khúc bi ca, một bài nhạc hòa tấu ngắn thôi, và cũng không phải là cho cả giàn nhạc lớn. Tuy nhiên nó nói lên một suy tư, một ngậm ngùi về những mất mát mà quốc gia này phải gánh chịu trong biến cố đó để cùng chia xẻ với chúng ta.

Vì thế trong buổi trình diễn sẽ có symphony Việt Nam 1975 đánh dấu ngày chúng ta bỏ quê hương ra đi, và khúc Elegy để đánh dấu biến cố 11-9."

Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa (phải)
Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa (phải)

Buổi trình diễn được coi như là một chương trình đa văn hóa qua âm nhạc, và đồng thời là một chương trình nhạc ái quốc. Chương trình gồm hai phần, phần đầu trình diễn những bài ca ái quốc Mỹ và Ukraina, và nhạc phổ thông Hoa Kỳ. Phần thứ hai trình diễn nhạc Việt do ông Lê Văn Khoa soạn cho giàn nhạc giao hưởng. Trong phần hai, khúc bi ca Elegy sẽ được trình tấu. Đặc biệt trong phần này sẽ có 2 bản nhạc dân ca Việt Nam là Trống Cơm và Xe Chỉ Luồn Kim do ông viết cho nhạc cụ dân tộc của Ukraina. Mời quí vị nghe ông giải thích về loại nhạc cụ độc đáo có tên là bandura của Ukraina:

"Đó là một loại nhạc cụ rất đặc biệt, và người Nga đã tìm cách diệt loại nhạc cụ mang tính quốc gia đặc thù này. Nhiều nhạc sỹ lẫy lừng sử dụng loại nhạc cụ này đã bị xử tử. Họ (những nhạc sỹ người Ukraina) cũng muốn chia xẻ với chúng ta và đây là một sự hòa hợp văn hóa rất hay. Khi tôi ở bên Ukraine mấy năm trước, bộ Khoa học Nhân văn của họ cho rằng lần đầu tiên trong lịch sử Ukraine mới có một sự phối hợp văn hóa đặc biệt như thế này qua âm nhạc: nét nhạc dân tộc Việt Nam hòa vào với tiếng đàn dân tộc Ukraina."

Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa cũng cho biết thêm những chi tiết về ban nhạc đại hòa tấu và hợp xướng Ukraine.

"Nó là một ban nhạc giao hưởng nên đầy đủ nhạc cụ, có nghĩa là nó có đầy đủ nhạc cụ, gồm 4 bộ âm thanh đặc biệt, âm thanh của bộ gỗ, bộ đồng, bộ dây và bộ tiết nhịp. Vì thế nó có tất cả những âm sắc thật mạnh mà một ban nhạc thường không thể nào có được. Và nhất là ban hợp ca của họ hết sức chuyên nghiệp, tất cả các nhạc sỹ cũng như ca sỹ đều học nhạc từ nhỏ và đa số tốt nghiệp từ nhạc viện Tchaikovsky ở Kiev nên tài nghệ của họ rất cao; nhưng điều tôi để ý đặc biệt hơn hết là dù tài nghệ cao, họ là những con người hết lòng cho nghệ thuật, cho âm nhạc. Nó không giống nhiều nhạc sỹ ở các nước khác, khi có tài thì họ lại nghĩ khác."

Riêng đối với ban hợp xướng, nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đưa nhận định:

"Có cả ban hợp xướng của Ukraina hát, và thú thật khi nghe họ cất tiếng hát tôi cảm thấy bồi hồi xúc động và rụng rời tay chân vì cái âm thanh nó quyện nhau đặc biệt lắm."

Chương trình sẽ có những bản nhạc hòa tấu, có những bản nhạc cho violin độc tấu, bandura độc tấu và có cả những bài ca như New York, New York, God Bless America vv.vv. Cuối cùng là Nhạc phẩm Ca Ngợi Tự Do do ban hợp xướng vùng Washington, hát chung với ban hợp xướng của Kiev Symphony Orchestra với phần nhạc đệm cũng của các nhạc sỹ trong ban nhạc này.

Chúng tôi có kèm theo đây 3 nhạc phẩm Symphony Viet Nam 1975, Trống Cơm và Bi Ca 11 tháng Chín, mời quí vị mở nghe.
Symphony Viet Nam 1975:

Phạm Xuân Đài - PHỎNG VẤN NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA VỀ BẢN GIAO HƯỞNG "VIỆT NAM 1975" (Symphony VietNam 1975)
at 4/30/2013 01:36:00 PM

 

Phạm Xuân Đài thực hiện

LTS: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa chính thức ra mắt CD bản nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của ông vào dịp 30 tháng 4 năm 2005, dù là ông đã hoàn tất công trình này từ 10 năm trước, 1995. Cho đến nay đây là tác phẩm âm nhạc duy nhất viết trong  thể loại này, mô tả những gì mà biến cố 30 tháng 4, 1975 đã mang lại cho đất nước và dân chúng miền Nam Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn nội dung và ảnh hưởng của tác phẩm lớn này, mời quý độc giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây với nhạc sĩ Lê Văn Khoa, do nhà văn Phạm Xuân Đài thực hiện, trong dịp tưởng niệm ngày 30/4 năm nay, 2013.

*

Phạm Xuân Đài: Thưa nhạc sĩ Lê Văn Khoa, được biết tác phẩm âm nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của nhạc sĩ là một công trình dài hơi: viết trong vòng 10 năm, hoàn tất năm 1995,  chính thức phát hành đĩa nhạc năm 2005, được nhiều người cho là một công trình "viết lịch sử bằng âm nhạc". Xin nhạc sĩ cho biết động lực nào đã thúc đẩy nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm này?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Biến cố 1975 có thể nói là biến cố trọng đại nhất của nhân loại đã giáng xuống dân tộc ta, nhất là người dân miền Nam Việt Nam. Chưa có dân tộc nào phải đột ngột liều chết bỏ xứ ra đi như thế. Tôi là một người dân của miền Nam, vì vậy tôi thấy cần phải ghi lại phần lịch sử mà mình đã sống qua. Vì biết sẽ có nhiều người ghi lại biến cố này bằng văn viết, tôi quyết định ghi lại bằng âm nhạc với nhiều thể loại, nhạc cho piano độc tấu, cho đơn ca với dàn nhạc giao hưởng, cho hợp ca với dàn nhạc giao hưởng. Nhưng để đưa câu chuyện của chúng ta đi xa hơn vùng ảnh hưởng của tiếng Việt, tôi viết nhạc không lời dưới thể loại nhạc lớn của thế giới: Nhạc Ðại Giao Hưởng (Symphony). Việc này đòi hỏi rất nhiều công sức để viết và rất nhiều tốn kém để thực hiện, mà tôi không được một sự hỗ trợ nào. Tôi bị giằng co mãi nhưng vẫn âm thầm làm việc đến 10 năm mới hoàn tất kịp kỷ niệm năm ly hương thứ 20 (1995).

Phạm Xuân Đài: Nội dung chính của Giao hưởng Việt Nam 1975 là gì?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Cái tên "Việt Nam 1975" cho người nghe biết CD nhạc này là câu chuyện đã xảy ra trên đất nước Việt Nam vào năm 1975.  Tôi vẽ những bức tranh bằng âm thanh để tả một Việt Nam thanh bình, rồi bị miền Bắc tấn chiếm, cả triệu người bỏ xứ, vượt biển ra đi vì không chịu sống với cộng sản. Họ đến được vùng đất mới và lớn tiếng ca ngợi tự do. 

Tôi dùng nhiều chất nhạc miền Nam để nói lên câu chuyện đã xảy ra trên miền đất này. Vì là nhạc không lời, có thể có nhiều người không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, tôi xin phép nêu vài gợi ý để khi nghe nhạc, người nghe sẽ hiểu nhiều hơn, thấy lý thú hơn và thông cảm với người viết nhạc hơn. Bốn hành âm (movement) đầu là những bức tranh Việt Nam thanh bình với hội hè đình đám, với thú vui và tình tự trong đêm trăng. Ba hành âm sau tôi muốn đi vào tâm tình mà giờ đây đã trở thành lịch sử cận đại của Việt Nam. Ðó cũng là mục đích chính của tác phẩm này.

Người nghe “thấy” gì trong hành âm thứ năm có tên Trong Ðêm Thâu (In the Depth of the Night)?

Sau phần dẫn nhạc, tiếng đàn độc huyền (đàn bầu) nỉ non, đơn độc âm thầm trong đêm vắng để nói lên tâm tình của người dân nghĩ đến thân phận mình trong hoàn cảnh bấp bênh của đất nước. Tình lình tiếng pháo kích nổ vang cắt đứt dòng tư tưởng của người. Xin lưu ý, trong âm nhạc người ta dùng nhạc để diễn tả hoặc nói lên hình ảnh hay âm thanh ngoại lai chứ không dùng sound effects như trong phim ảnh. Sau đó trong tiếng của giun dế giữa đêm khuya, ta nghe tiếng bước chân rụt rè đầy ác ý của kẻ gian. Qua vài âm thanh ngắn ta biết những kẻ đó là người cộng sản Bắc Việt. Lần lần tiếng bước mạnh bạo hơn, đông người hơn với sự đốc thúc của cộng sản quốc tế (một vế nhạc bài Quốc Tế Ca) và cộng sản Trung Hoa, đoàn quân trong bóng đêm mở cuộc tấn kích.

Có người hỏi tôi tại sao phải qua tận Nga (Ukraine) để thu thanh nhạc. Xin nghe mẩu chuyện gay cấn khi thu thanh bài nhạc này:

Lúc đó tôi ở trong phòng kỹ sư âm thanh xuyên qua khung kính lớn, theo dõi ban nhạc dợt trong phòng bên cạnh. Khi ban nhạc chơi đến chỗ có trích đoạn bài Quốc Tế Ca, nhiều nhạc sĩ cau mày. Lúc câu nhạc ấy được lập lại, ngắn hơn, thôi thúc hơn, gần như toàn ban nhạc ngưng đàn, nhiều người đứng lên, quơ tay, lớn tiếng nói gì đó với nhạc trưởng. Tôi trong phòng cách âm nên không nghe họ nói gì, mà dù có nghe cũng không hiểu vì họ nói với nhau bằng tiếng Ukraine. Thấy dáng điệu của họ tôi sợ. Sợ cho việc thu thanh bất thành, đồng thời cũng sợ bị hành hung. Bà nhạc trưởng ôn tồn giải thích cho họ và một lúc sau họ ngồi xuống và chơi nhạc tiếp. Tới bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, họ chơi rất hùng hồn như họ đang ở ngoài chiến trường, muốn dùng câu nhạc này đè bẹp quân cộng sản.

Khi ông phụ tá nhạc trưởng bước vào phòng thu, tôi hỏi việc gì xảy ra bên ngoài. Ông nói với tiếng Anh hạn chế, rằng khi chơi câu nhạc Quốc Tế Ca, nhạc sĩ nổi giận, chống lại và đòi bỏ về. Họ nói họ đã hát bài đó từ nhỏ, chơi nhạc đó cả đời và thù ghét nó, tưởng đâu được thoát mà bây giờ còn bị chơi nữa. Bà nhạc trưởng giải thích với họ là miền Nam Việt Nam bị cộng sản dưới sự đốc thúc của cộng sản quốc tế, đã tấn công, nhưng họ gặp sự phản công mãnh liệt của quân dân miền Nam trong đoạn nhạc kế tiếp. Nhạc sĩ vỡ lẽ và ngồi xuống chơi tiếp. Xin nhớ thời điểm thu thanh này là lúc có sự tranh chấp dữ đội của phe thân Nga và phe thân Tây Phương. Ứng viên Tổng Thống, người thân Tây Phương bị đầu độc suýt chết.
      
Trong hành âm thứ Sáu: Trên Biển Cả (On High Sea), tôi muốn tạo cuộn phim cảnh người thoát đi bằng đường biển bằng âm nhạc. Nhạc khởi đầu đơn sơ, âm u cho thấy họ đi từ dòng sông nhỏ, ngoằn ngoèo, khi ra đến cửa biển, nhạc bùng sáng với cảnh rộng mênh mông. Họ đi trên mặt biển dưới ánh nắng chói chang, mệt mỏi, bơ phờ, chán chường. Nhưng mây đen thình lình kéo tới với gió bão, sấm chớp vang động, nhưng con người cố thu hồi sinh lực và ý chí chiến đấu để chống trả để dành phần sống. Nhạc chuyển qua đầy cương quyết và bi tráng. Sau đoạn bão tố họ lại gặp hải tặc Thái Lan. Ðể ám chỉ giặc cướp Thái Lan tôi dùng một bài ca Ru Con của Thái làm nhạc đề. Vì bài ấy thuộc ngũ cung nên len vào nét nhạc của tôi dễ dàng mà có thể không ai nhận ra. Trong phần này ta nghe có tiếng chém giết. Nhưng đoàn người lại vận dụng ý chí và sức phấn đấu để vượt thoát. Nhạc đề bi tráng trở lại.

Hành âm cuối: Ca Ngợi Tự Do (Hymn to Freedom), phần dẫn nhạc hơi dài vì nó không phải chỉ dẫn vào phần hợp ca. Tôi muốn gom lại nội dung câu chuyện, cho tiếng đàn Cello độc tấu thét lên tiếng đau thương, phẫn nộ lẫn căm hờn. Dàn violin tiếp theo lời an ủi, vỗ về để xoa dịu thương đau. Sau đó toàn ban nhạc và ban hợp ca tiếp theo hòa thanh vang lên lời ca tụng tự do như sấm động. Vì là bài ca nên phần này có lời, trong đó có đoạn nhạc đầy xúc động với lời ca:

 “Khi ra đi, con đã hứa với mẹ rằng dù ngày sau sẽ không còn nhau nữa,
“Thì hồn con sáng hơn ngàn tinh tú,
“Và rạng soi cho nước ta Việt Nam.”

 Nhạc chuyển qua quyết liệt:
 “Nghìn người sống: Chứng nhân kinh hoàng,
“Vạn người chết: Ðuốc soi tự do,
“Nước mắt muôn triệu người
“Tưới xuống quê hương mình
“Trồi lên tràn đầy mầm sống mới: TỰ DO . . .”

 Và nhạc kết thúc với câu: “Tự Do Muôn Năm.”

 Tôi kết thúc bài nhạc hơi khác thường, cho tất cả bay bổng lên trời xanh, vượt đi như nghìn cánh chim bay vút lên cao, cho tự do bay bổng.

Có một chuyện nhỏ xảy ra khi chuẩn bị thu thanh bài này. Tôi nhờ ban hợp ca Ukraine hát làm nền để về ráp lời Việt. Trong khi ông kỹ sư âm thanh kiểm lại độ mạnh của âm thanh trước khi thu thanh, có người hỏi tôi đại ý bài ca này là gì mà nghe rất phấn khởi. Tôi đáp là bài Ca Ngợi Tự Do sau khi thoát khỏi tay cộng sản. Sau lời thông dịch, nhiều người lên tiếng cùng lúc. Họ bàn cãi với nhau. Tôi nghĩ thầm: Lại chuyện gì nữa đây. Nhưng yên tâm vì thấy không có vẻ căng thẳng như lần trước. Một lúc sau tôi được thông dịch lại, đại ý họ nói không phải chỉ có người Việt Nam mới yêu thích tự do. Họ cũng muốn ca tụng tự do, và nhiều người khác trên thế giới nữa, cũng vậy. Họ yêu cầu cho dịch ra tiếng Ukraine để họ hát, vì họ đã được thoát khỏi sự thống trị của Nga Sô. Tôi mừng quá và đồng ý ngay dù nghĩ rằng mình phải tốn thêm tiền. Thế là buổi thu được hoãn lại. Tất cả nhạc sĩ của dàn nhạc giao hưởng và toàn thể ca sĩ, không ai đòi thù lao cho buổi đó, kể cả kỹ sư âm thanh và chủ phòng thu. Ngay đêm đó tôi dịch lời ra tiếng Anh. Sáng hôm sau, ông Taras, phó nhạc trưởng, người sát cánh làm việc với tôi, xuống phố, đưa bài tiếng Anh của tôi viết cho một người chuyên dịch các opera ra tiếng Ukraine để dịch cấp tốc bài Ca Ngợi Tự Do. Bà ấy dịch xong trong ngày và hôm sau ban hợp ca tập hát. Hôm sau nữa thu thanh. Do đó tôi phải hoãn ngày trở về Mỹ. Khi về Mỹ vì muốn làm CD xong cho kịp ngày 30-4 và vì ban hợp ca Ukraine hát quá hay, tôi dùng bài hát tiếng Ukraine cho CD Việt Nam 1975. Khi trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do ở Washington D.C. năm 2010, tôi muốn ban hợp ca có nhiều sắc dân khác nhau và ai nấy hát đều hát vang chữ TỰ DO bằng tiếng nước mình, nhưng rất tiếc không thực hiện được, đành chỉ hát bằng tiếng Việt và tiếng Ukraine thôi.

Phạm Xuân Đài: Chọn hình thức nhạc cổ điển để thể hiện bản nhạc này, phải chăng ông đã chọn con đường khó mà đi: khó trình diễn, khó phổ biến, khó thưởng thức, và chắc là khó hiểu đối với quảng đại quần chúng... Xin ông cho biết lý do?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Vâng đúng vậy. Biết rằng nhiều người sẽ đi con đường phổ thông, họ dễ thành công hơn, và như vậy, họ vô tình bỏ rơi thành phần tuy không đông bằng nhưng không kém quan trọng, giới thưởng thức nhạc không lời, không nói, không hiểu tiếng Việt. Hiện nay họ là người khác chủng tộc, nhưng trong tương lai con cháu chúng ta cũng có thể sẽ nằm trong thành phần này và nhạc không lời sẽ nhắc nhở chúng lai lịch của ông cha và động lực họ phải ly hương. Tôi nghĩ mình không chỉ giới hạn phần lịch sử kinh thiên động địa này trong vòng ngôn ngữ của loài người, nên chọn loại nhạc không lời để diễn tả. Nói cho cùng, âm nhạc cũng là một loại ngôn ngữ, một thế giới ngữ. Ngoài ra tôi hy vọng  Symphony Việt Nam 1975 trở thành một thứ tượng đài lưu động. Nó ở với người dù bất cứ nơi nào. Nó luôn luôn nhắc đến giai đoạn lịch sử 1975 không riêng của người Việt mà của cả thế giới, bằng chứng là sự có mặt của người Việt trong mọi sinh hoạt khắp năm châu, và nơi nào có người Việt, nơi đó có lễ kỷ niệm 30 tháng Tư. Tôi viết nhạc không lời để chúng ta không bỏ qua một kẽ hở nào để nói cho thế giới biết thực trạng của Việt Nam. Chúng ta nói cho nhau nghe thì nhiều rồi, thiết nghĩ cũng nên nói cho người ngoài biết. Nhạc không lời thì không có biên giới.

Phạm Xuân Đài: Cho đến nay, kết quả sự phổ biến và đánh giá của giới thưởng ngoạn lẫn giới chuyên môn về Giao hưởng này ra sao?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ngay sau buổi trình diễn đầu tiên do Pacific Symphony Institute Orchestra ở Orange County Performing Arts Center, chiều thứ Bảy 3-6-1995 các báo Anh ngữ trong vùng như Los Angeles Times, Orange County Register, Costa Mesa Pilot đều có bài tường thuật với lời khen ngợi.

http://1.bp.blogspot.com/-Qj4rhtP9Z_s/UYApA9dY14I/AAAAAAAAWY0/eqO2oMgGJec/s320/fdadfadsfsadfsd.jpg

Liên tiếp mấy năm sau đó Pacific Symphony Orchestra đã trích diễn nhiều lần tại miền Nam California. Dàn nhạc giao hưởng ở Springfield, Connecticut và Houston, Texas có trích diễn. Năm 2005 The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra có trích diễn nhiều hành âm. NK Festival Orchestra trích diễn nhiều lần, Vietnamese American Philharmonic trích diễn năm 2008, Kyiv Symphony Orchestra đã trình diễn ở Ukraine (2005) và Washington D.C. (2010).

Bảo tàng viện quốc gia Úc lưu giữ CD này từ năm 2005, để các học giả, các nhà sưu tầm khảo cứu.

Tiến Sĩ Dmytro nêu một câu hỏi cho nhạc trưởng Alla Kulbaba sau buổi trình diễn nhạc Lê Văn Khoa như sau: “Xét theo khía cạnh bà luôn luôn trình diễn những tác phẩm âm nhạc phức tạp, bà nghĩ thế nào về buổi trình diễn đêm nay?” Bà Alla Kulbaba, nhạc trưởng chính của Ukranian National Opera, và cũng là một nhạc trưởng của Kyiv Symphony Orchestra, phát biểu như sau: “Thưa ông, trên điểm này tôi không muốn chỉ nói đến buổi trình diễn đêm nay mà thôi... Tôi muốn nói đến Nhà Soạn Nhạc Lê Văn Khoa. Tôi tiếp xúc với ông lần đầu trong khi thu thanh đại tấu khúc (Symphony Việt Nam 1975) của ông. Trên thực tế ông đã minh chứng ông là một nghệ sĩ tân thời qua đại tấu khúc của ông... Tác phẩm ấy nói về cuộc chiến tranh Việt Nam và trong tác phẩm ấy ông khai triển như là nhà viết đại tấu khúc có tài, chứng tỏ ông không chỉ là người viết nhạc nhẹ mà là soạn nhạc gia với thể loại lớn. Symphony là loại nhạc lớn và ông đã viết thật lý thú. Tác phẩm rất sôi nổi với những khai triển của nó. Soạn nhạc gia hành sử thể loại kỳ thú và nó đúng là thể loại symphony cổ điển với nhiều hành âm. Làm việc với tác phẩm này thật thú vị.” 

http://3.bp.blogspot.com/-novk5osryZY/UYApMb4lATI/AAAAAAAAWZA/XocM3rKGwBM/s320/gfsdgfdsgsfdgfsdg.jpg
Nhạc trưởng All Kulbaba điều khiển Kyiv (Kiev) Symphony Orchestra and Chorus trình diễn khúc “Ca Ngợi Tự Do” từ Symphony Việt Nam 1975 (Ukraine 2005)

Nhạc trưởng Andrew Wailes, một trong ba vị nhạc trưởng lừng danh của Úc cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất hùng tráng. Hiển nhiên những ai hiểu được lịch sử và văn hóa Việt Nam thì sẽ cảm nhận nó một cách sâu sắc hơn. Ðây là một sáng tác theo thể loại nhạc giao hưởng Tây Phương bởi lẽ tác giả sử dụng cả dàn nhạc đại hòa tấu, sử dụng âm điệu và nhạc cụ Tây Phương, nhưng lại có thêm cả âm nhạc dân tộc và nhạc cụ Việt Nam chơi chung với dàn nhạc. Tôi không biết gọi tên cho đúng nhạc cụ đó là nhạc cụ gì, đó là cây đàn một dây (độc huyền cầm) của Việt Nam. Tác phẩm này hết sức hùng tráng và tôi tin chắc là mọi người sẽ thích lắm. Như chúng tôi được biết, trong lịch sử 150 năm của ban đại hòa tấu và hợp xướng Royal Melbourne Philharmonic thì đây là lần đầu tiên chúng tôi trình diễn âm nhạc Việt Nam. . . Ðây cũng là lần đầu tiên ban nhạc này được một nhạc sĩ Việt Nam (Lê Văn Khoa) điều khiển, lần đầu tiên chúng tôi cùng trình diễn với ban hợp xướng người Việt, và nói chính xác thì đây là lần đầu tiên chúng tôi đệm cho một ban hợp xướng đa văn hóa. Có nhiều điều làm cho buổi trình diễn này mang ý nghĩa đặc biệt với chúng tôi. Âm nhạc cũng rất khác biệt với loại nhạc mà chúng tôi thường trình diễn. Tôi rất nôn nóng trình diễn âm nhạc của một dân tộc thuộc một nền văn hóa khác, có một lịch sử khác với chúng tôi. . .” 

Ba ngày sau đêm trình diễn Symphony “Việt Nam 1975”, đúng ra là sáng sớm ngày 25-10-2005, trong chương trình The Breakfast Club bằng tiếng Anh của đài Phát Thanh Quốc Gia ABC, có tường trình chương trình nhạc đêm 22-10-2005. Xướng ngôn viên nhiều lần nhắc lại và nhấn mạnh đó là một chương trình nhạc “Symphony Việt Nam 1975” thật vĩ đại, khán giả chật kín thính đường rộng lớn Town Hall. 

Nhạc Trưởng Andrew Wailes tái xác nhận đây là lần đầu ông trình diễn một đại tấu khúc Việt Nam. Ông cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất lý thú. Ðây là một tác phẩm thật hay . . . . Như những tác phẩm giao hưởng lớn trên thế giới, nó kể một câu chuyện thật đẹp. Ðây là nhạc về con người thật, về một quốc gia thật. Bắt đầu từ những bài dân nhạc diễn tả một quốc gia thanh bình, hào hùng, rồi bị cộng sản xâm chiếm. Nhạc chuyển lần sang âm thanh rất mới, diễn tả sự bất an, đầy bối rối. Người ta chia tay nhau ra đi đến đất nước mới để tìm tự do. Trong hành âm cuối “Ca Ngợi Tự Do”, nhạc dàn ra một bài hợp ca thật hay. Nhạc thật lộng lẫy, đồ sộ, thật vĩ đại. Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm lớn để thưởng thức.”

Ông giải thích thêm: “Trong nhạc phẩm này đàn violin của chúng tôi phải uốn âm thanh vào phân nửa của bán cung cho phù hợp với âm thanh độc đáo của nét nhạc dân tộc Việt Nam. Việc này thật khác thường. Tiết nhịp thì diễn tấu khá dễ dàng và hòa âm thì có nhiều hợp âm thứ. Nhạc rất hay, rất sắc xảo, tinh vi, có những đoạn thật mong manh, chúng tôi phải hết sức cẩn thận để không đàn quá mức vì sợ phá vỡ không khí êm ả của nhạc.”

http://1.bp.blogspot.com/-Be1wNvNEfAE/UYApYaO2u7I/AAAAAAAAWZI/HnVd3vwm5PE/s320/fgfsdgsfdgfsdg.jpg
Hai nhạc trưởng Andrew Wailes và Lê Văn Khoa điều khiển dàn nhạc The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra và ban Hợp Ca Cộng Ðồng Người Việt trong chương trình đánh dấu năm ly hương thứ 30 của người Việt (Australia 2005)

Nhạc Trưởng Edward Cumming của Pacific Symphony Orchestra, Hoa Kỳ, xác nhận: “Khi đàn bầu, sáo và khánh (glockenspiel) quyện lại, tôi thấy nhạc Việt và nhạc Tây Phương ôm choàng lấy nhau, gắn bó nhau. Ðó là cái ôm siết chặt của văn hóa Ðông-Tây.”

http://2.bp.blogspot.com/-QcMeoU7dmTI/UYApp46Bf7I/AAAAAAAAWZQ/uK0Ed4cHKBc/s320/bvcbvcbc.jpg

Ngoài yếu tố lịch sử đã tạo được qua buổi hòa nhạc, Nhạc Trưởng Edward Cumming nhắc lại Khúc Giao Hưởng “Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa là tác phẩm âm nhạc nói lên lịch sử cận kim của Việt Nam, ba trích đoạn của tấu khúc này đã được dàn nhạc Pacific Symphony Institute Orchestra, cũng do ông điều khiển, đã trình diễn tháng Sáu năm 1995 tại Orange County Performing Arts Center ở Costa Mesa.

Nhạc trưởng Lê Văn Khoa điều khiển Kyiv Symphony Orchestra & Chorus cùng ban hợp ca cộng đồng vùng Washington DC trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do, trích từ Symphony Việt Nam 1975

Qua lời phát biểu của ba nhạc trưởng, một ở Âu, một ở Úc và một ở Mỹ, hẳn ông thấy ý tưởng ban đầu của tôi là đúng. Tôi nghĩ những vị nhạc trưởng này chưa hề nghe một bản nhạc phổ thông Việt Nam nào và nếu không có Symphony Việt Nam 1975 chắc họ không biết nhạc Việt ra sao. Họ xác nhận lịch sử tang thương của ngày 30-4-1975 và tiếp chúng ta nói lên bằng tiếng nói âm nhạc cho những người cùng giới, cùng đẳng cấp với họ và như thế câu chuyện của chúng ta được loan ra xa hơn, rộng hơn để tiếng kêu gào, đòi hỏi tự do do cho người dân Việt được vang dội lớn hơn. 

Phạm Xuân Đài: Năm nay nhạc sĩ đã ở vào tuổi 80, ông còn những dự tính nào cho tương lai không?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ðối với tôi dường như tương lai hay hiện tại không có gì khác nhau, ngày nào cũng là tương lai và ngày nào cũng là hiện tại, vì lúc nào tôi cũng làm việc. Tôi vẫn còn dạy nhạc, rất muốn mở lớp sáng tác nhạc cho người lớn và cho trẻ em để tạo một thế hệ tương lai tốt hơn thế hệ của tôi. Tôi muốn khai triển thêm lối hội học hay những buổi nói chuyện thân mật, để một số người có thể đi sâu hơn vào lãnh vực hiểu và bình giảng âm nhạc đúng nghĩa. Nhiều người khuyến khích tôi viết hồi ký, tôi cám ơn và cho biết tôi không có đủ thì giờ đi tới thì làm sao có thì giờ đi lui. Có lẽ vì hiểu tôi như thế nên nhiều thân hữu đã đứng ra gom góp một số bài của tôi viết về âm nhạc, về nghệ thuật, và bài của rất nhiều người viết về nhận định, về kỷ niệm với tôi, về tôi, gom lại làm một quyển sách đồ sộ, lấy tên là LÊ VĂN KHOA, MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, sẽ ấn hành trong năm nay. Tôi nghĩ đó là một tài liệu khá đầy đủ về tôi, mời đồng bào đón xem để chia sẻ cùng tôi những quan niệm, những hoạt động về âm nhạc và nghệ thuật mà tôi đã thực hiện trong suốt quãng đời đã qua của tôi.

Phạm Xuân Đài: Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

***************************************

Đặng Phú Phong Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa


Đặng Phú Phong (DPP): Thưa Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, rất nhiều người nghe tiếng tăm anh, rất nhiều người từng nghe nhạc, xem những ảnh nghệ thuật của anh, nhưng có lẽ tiểu sử của anh ít người rành rẽ cho lắm; anh có thể cho biết tiểu sử của anh?Lê Văn Khoa (LVK): Thưa ông Phong, nếu ông hỏi tôi câu này 30 năm trước, có thể tôi viết rất nhiều, nhưng bây giờ tôi thấy không có gì đáng kể, xin anh ghi cho như vầy: Lê Văn Khoa, một người Việt Nam bình thường, là đủ.

DPP: Anh là một người đa tài, nếu muốn nói về những cái tài ấy chắc chắn chúng ta không thể nói hết trong phạm vi của một bài phỏng vấn. Vậy xin đề nghị hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến một vài nét chính yếu trong lãnh vực âm nhạc của anh. Lý thuyết hòa hợp Đông Tây trong âm nhạc mà anh đưa ra có thực sự hòa hợp hay không? Anh có thể giới thiệu một vài bài thật tiêu biểu nhất mà anh đã sáng tác theo chiều hướng ấy?Lê Văn Khoa: Khán giả Việt Mỹ đã vô cùng hào hứng vổ tay hò hét muốn bể hí viện khi nghe ban hợp xướng Ngàn Khơi và ban hợp xướng Westminster Chorale hát chung bài dân ca “Se Chỉ Luồn Kim” bằng tiếng Việt, do tôi viết cho hợp ca và dàn nhạc giao hưởng. Tôi nghĩ điều đó nói lên được sự hòa hợp Đông Tây. Symphony “Việt Nam 1975” là sự kết hợp này. Nói về lý thuyết của sự hòa hợp âm thanh, tôi tìm thấy nhiều điều rất hào hứng mà chưa sách vở nào nói đến. Trên khía cạnh thực hành, tôi đem cái đẹp của Tây phương (hòa âm) và cái đẹp của Việt Nam (giai điệu) hòa trộn nhau để có một âm sắc khác mà nếu cả hai đứng riêng ra thì không thể nào có được. Tôi nhớ Rudyard Kipling có viết: Đông là Đông và Tây là Tây, hai bên không thể nào gặp nhau được. Tôi xin đổi chữ Đông và Tây thành Đường và Muối, hai chất mặn, ngọt hoàn toàn trái ngước nhau, nhưng ta vẫn dùng đường chung với muối để làm thức ăn, làm nước chấm, ngay cả khi nấu chè, một chút muối vào lại tăng vị ngọt dịu của đường. Anh có thể nghĩ vì tôi đưa ra lý thuyết này nên tôi cố bênh vực quan điểm của tôi. Bây giờ hãy để người ngoài thẩm định…

DPP: Cảm ơn anh vừa đưa ra một ví von rất thú vị là dùng sự kết hợp giữa Đường và Muối để diễn tả sự kết hợp âm nhạc của Đông và Tây. Tôi rất thích cách so sánh này. Anh cũng cho biết âm nhạc của anh là : “đem cái đẹp của Tây phương (hòa âm) và cái đẹp của Việt Nam (giai điệu) hòa trộn nhau để có một âm sắc khác mà nếu cả hai đứng riêng ra thì không thể nào có được”. Nhưng nếu đứng theo quan điểm bảo tồn và cổ súy nền âm nhạc cổ truyền của nước nhà thì sự kết hợp âm nhạc của anh có đối chọi lại không? Nếu có anh sẽ lý giải như thế nào để hòa hợp hai quan điểm trước khi thưởng thức nhạc kết hợp Đông Tây của anh?

LVK: Tôi xin thưa, điểm bảo tồn và cổ súy ông nêu ra hoàn toàn trái ngược với điểm phát triển của tôi nên đối chọi là cái chắc. Quan điểm này năm 1974 tôi đã thảo luận với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ở Tì Bà Viện của ông. Ông Nguyễn Hữu Ba khẳng định nhạc cổ truyền phải được sử dụng bằng nhạc cụ dân tộc. Tôi chủ trương phải đưa nhạc Việt vào dòng nhạc thế giới để có sự đóng góp của Việt Nam hơn là đứng riêng một mình. Muốn làm vậy ta phải hy sinh một ít để được lợi nhiều hơn. Hy sinh nét luyến láy để có được nhiều người trên thế giới chơi được nhạc Việt. Bên Tây phương nhượng bớt sự chính xác tối đa của kỹ thuật trình diễn để láy nhẹ theo nét Đông phương. Tôi xin được trích lời nhạc trưởng Andrew Wailes của The Royal Melbourne Philharmonic Symphony Orchestra: “. . . Nhạc được dùng theo âm giai ngũ cung thay vì thất cung như nhạc Tây phương. . . Tác giả đã cho vào những âm thanh rất độc đáo để tạo thành nét nhạc Việt Nam. Về đàn violin chúng tôi chơi nhạc ở bán độ, nhung trong tấu khúc Việt Nam 1974 của soạn nhạc gia Lê Văn Khoa, nhiều chỗ chúng tôi phải uốn âm thanh vào phân nửa của bán độ . . .

Chúng ta phải thấy rằng đây là một cuộc thương lượng, mỗi bên phải hy sinh một ít. Không ai thủ đắc hoàn toàn. Tôi tôn trọng ý kiến bảo tồn. Nhưng nếu cứ như vậy, nét nhạc độc đáo của mình sẽ biến mất lần theo thời gian, vì càng ngày càng ít có người chịu và chuyên học nhạc cổ truyền. Âm nhạc như ngôn ngữ, nếu không dùng, không biến hóa, không thích nghi với thời đại, nó sẽ bị lãng quên. Đã có bao nhiêu ngôn ngữ không còn trên thế giới? Văn minh Hy-lạp, La-mã rực rỡ thế nào, nhưng ngày nay tiếng La-tinh chỉ còn được dùng trong giới tu hành Công giáo và có mấy ai biết tiếng Hy-lạp. Việt Nam ta quá nhỏ bé, làm sao cho thế giới biết đến và nhất là dùng nhạc của mình? Ta nên bảo tồn nhưng đồng thời cũng cần phát triển. Ta không thể dạy hay buộc mọi người trên thế giới học nhạc cụ cổ truyền Việt Nam để đàn nhạc Việt. Tôi nghĩ mình phải dùng nhạc Việt, viết lại cho nhạc cụ phổ thông thế giới, sẽ có nhiều người tấu nhạc Việt hơn, và nhạc Việt sẽ vang xa hơn là nằm im trong một góc nhỏ của địa cầu. Nói chí cùng bao nhiêu phần trăm nhạc cổ truyền của ta thực sự là nhạc của dân tộc Việt? Bao nhiêu phần trăm nhạc cụ của ta là nhạc cụ do người Việt sáng chế?

Tôi nghĩ tinh thần là quan trọng nhất. Tinh thần dân tộc Việt vẫn còn ở trong lòng người Việt dù ngày nay khi ra đường ta không thấy ai mặc áo dài khăn đóng. Áo đầm quần tây đã làm người Việt mất gốc hết rồi chăng? Cả ông và tôi đều không mặc áo bà ba quần đen có nghỉa ta không phải là người Việt Nam sao? Tôi không nghĩ như vậy. Nói rộng hơn một tí, hơn 90 phần trăm tân nhạc của ta, nếu bỏ lời ca, ai dám nói đó là nhạc Việt? Như vậy tại sao ta vẫn gọi đó là nhạc Việt? Ngày nay ta nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức v. v. . . để chuyên chở ý tưởng, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam là mất gốc chăng? Ta dùng tiếng Anh trên đất nước này dù là nói ngọng, nói đớt để ngươi ta hiểu mình hay là cho tiếng Việt là siêu đẳng không dùng tiếng nào khác để… không ai hiểu minh? Cái nào lợi hơn? Tôi nghĩ ta nên theo đà tiến bộ của thế giới ngày nay để làm cho tiếng nói của ta được lắng nghe và kính nể, hơn là co lại cho riêng ta.

Nếu Chopin dùng dân nhạc Ba Lan, Liszt dùng nhạc Hung để viết cho piano, Tchaikowsky dùng dân nhạc Nga để viết những tấu khúc lớn của họ nhờ đó thế giới nhận diện được nhạc của các quốc gia đó. Còn nhiều nữa, Brahm, Batok, Moussorsky, Gershwin, Tan Dun v. v. . . Họ làm vậy không do thị hiếu mà do tinh thần dân tộc bộc phát sau thời đại classic kéo dài đến ngày nay. Việc tôi dùng nét nhạc phổ thông dân tộc viết lại cho nhạc cụ Tây phương để ghi dấu ấn Việt Nam khi người ta chơi nhạc của tôi viết là theo tinh thần dân tộc của những người đi trước. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba vẫn giữ ý kiến bảo tồn nhạc dân tộc của ông cách đáng kính. Tôi theo đường hướng của tôi là phát triển để đưa nhạc Việt ra khỏi biên giới Việt mà hòa vào thế giới. Vì đơn thân và không có nguồn tài trợ nào, tôi chưa làm được nhiều, nhưng nhạc Việt do tôi viết đã được trình diễn ở nhiều quốc gia. Nhạc Việt của tôi soạn đã được dạy ở vài trường đại học Hoa Kỳ và trường nhạc ở Ukraine. Tôi tiếp tục đi trên con đường này và kêu gọi các bạn trẻ dấn thân tiến lên, đi xa hơn để làm đẹp hai tiếng Việt Nam. Nhạc sĩ Lê văn Khoa đang điều khiển dàn nhạc tại một buổi hòa nhạc tại Knotts Berry Farm

http://damau.org/wp-content/uploads/bientap/PhngVnNhcSLVnKhoa_C0D/clip_image006_thumb.jpg

DPP: Đại tấu khúc (Symphony) "Việt Nam 1975" được lưu giữ ở bảo tàng viện của nước Úc Đại Lợi, đã giúp tên tuổi anh thật sáng chói trên vòm trời nghệ thuật. Anh được nhiều người phong tặng là "Viết Lịch Sử Việt Nam Bằng Âm Nhạc". Xin anh giới thiệu thêm về bản Symphony lịch sử này.LVK: Biến cố tháng Tư 1975 là vết thương lòng lớn của mọi người Việt Nam. Tôi muốn ghi lại giai đoạn lịch sử này và biến nó thành đài tưởng niệm lưu động để nhắc nhở người ở khắp thế giới về biến cố này. Vì nhạc không lời nên sau nay dù con em chúng ta không còn biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được lý do vì đâu mà chúng không ở trên đất tổ của mình. Tôi bắt đầu thực sự viết tác phẩm này viết từ năm 1985, sau khi hay tin ông thân của tôi qua đời ở Việt Nam. Vì không biết làm sao để thực hiện tác phẩm này nên viết rồi ngưng trong nhiều năm, rồi viết lại. Đến năm 1995 thì hoàn thành bản viết, nhưng không có tiền để thực hiện. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tiếp tay bằng cách gây quỹ giúp tôi. Đến năm 2005 tôi được Kyiv Symphony Orchestra and Chorus nhận lời thu thanh. Do đó tôi đi Ukraine đầu năm 2005 để thực hiện phần thu thanh cho CD Symphony “Việt Nam 1975” vừa kịp dịp ngày kỷ niệm năm ly hương thứ 30.

Tôi dùng nhạc để vẽ bức tranh lịch sử Việt Nam, bức tranh ấy đã được các giới sử dụng nhạc không lời thông cảm và hiểu nhau. Tôi xin nhường lời cho nhạc trưởng Andrews Wailes của The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra (một dàn nhạc có lịch sử 200 năm, Úc Đại Lợi). Ông ấy đã đáp lời cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Quốc Gia Úc Châu: “ Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm lớn về một thời điểm có thật, một quốc gia và con người thật. . . Nhạc rất hay, rất sắc xảo, tinh vi. . . . Bằng dân nhạc Việt Nam tấu khúc giới thiệu một quốc gia thanh bình, rồi cộng sản đến . . . . . nhạc chuyển qua âm thanh mới hơn cho hợp với hoàn cảnh khắc nghiệt. Rồi người ra đi, gặp bão tố, chết chóc, cuối cùng những người đến được bến bờ họ ca ngợi tự do. Nhạc từ từ mở ra một bài hợp ca thật vĩ đại, thật hào hùng được phối khí đầy kín. . . Symphony Việt Nam là một tác phẩm rất hùng tráng, một tác phẩm lớn để thưởng thức...

Xin ông biết cho rằng tôi không có gạ ý để ông ấy nói như vậy. Tôi chỉ biết khi được nghe qua làn sóng phát thanh. Qua âm thanh người ta hiểu được câu chuyện diễn tả bằng nhạc.
DPP: Dạ Khúc (Nocturne) là một thể nhạc khá đặc biệt của nhạc cổ điển Tây phương, rất nhiều đại nhạc sĩ tài ba như: Frederic Chopin, Ludwig van Beethoven , Robert Schumann … đã viết những dạ khúc để đời. Anh cũng viết " Dạ khúc cho vĩ cầm và dương cầm" và nữ nghệ sĩ người Ukraine là Svyatoslava Semchuck trình bày bằng vĩ cầm đã được nhiều nhạc sĩ khen ngợi. Xin anh trình bày về kỹ thuật sáng tác thể loại Dạ khúc và giới thiệu thêm về bản Dạ khúc của anh.


LVK : Kỹ thuật sáng tác không phải là một đề tài thú vị để bàn luận, nhưng điều quan trọng là sự xúc cảm của người viết nhạc, và còn quan trọng hơn nữa là người nghe nhạc qua tài diễn tả của người trình diễn, có cảm thông được nỗi lòng người viết nhạc hay không. Tôi may mắn gặp được một danh cầm ở Kyiv (Kiev) thủ đô xứ Ukraine, cô Sviatoslava Semchuck, giáo sư violin của nhạc viện quốc gia Tchaikowsky ở Kyiv, và cô đã diễn tả xuất thần nhạc phẩm Nocturne của tôi. Sự diễn tả của cô đã gây xúc động cho người nghe và tôi nhận được một bài viết rất giá trị của nhạc sĩ vĩ cầm Đàm Xuân Linh về bài Nocturne. Tôi cũng nhận được những lời nhận xét của những người nghe nhạc. Họ không phải là người Việt Nam…

Âm nhạc khó hiểu hơn nhiều bộ môn nghệ thuật khác vì nó rất trừu tượng và đòi hỏi phải có ba yếu tố tương xứng để định vị: Sáng tác, trình diễn và thưởng thức. Nếu một trong bộ ba vừa nói kém khuyết thì giá trị của nhạc khác ngay. Bài Nocturne cho violin và piano tôi viết từ 30 năm trước, nhưng chỉ để đó thôi. Do một may mắn mà tôi gặp được danh cầm Sviatoslava Semchuck trong khi tôi đi qua Kiev để thu thanh CD Symphony “Việt Nam 1975”. Cô Sviatoslava thì viết rằng do một may mắn (tiền định) mà cô được gặp và đàn nhạc của tôi. Tôi nghĩ cũng do may mắn mà có người nghe được CD Memories của tôi, nhờ đó cả ba tấm lòng cùng thông cảm nhau dù tôi chưa được gặp những người nghe nhạc tôi và có lời nhận xét ở trên. Cả ba đều ở những phương trời khác nhau, chiu ảnh hưởng văn hóa khác và ngôn ngữ khác nhau. Người nghe nhạc chưa hề biết người viết nhạc và nghệ sĩ trình diễn. Sự thông cảm này không bằng ngôn ngữ của loài người và không phân biệt chủng tộc. Nó thật thầm lặng nhưng rất nhiệm mầu.DPP: Năm ngoái Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ và thân hữu đã tổ chức một chương trình qui mô để trình tấu nhạc của anh. Xin anh nói qua về chương trình này.

 

LVK: Tôi rất biết ơn Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ và thân hữu đã tốn rất nhiều công sức và tài chánh để thực hiện chương trình nhạc với chủ đề “Lê Văn Khoa, Người Viết Lịch Sử Bằng Âm Nhạc.” Đây là chương trình đầu. Chắc chắn hội sẽ thực hiện những chương trình khác tương tự để vinh danh những người có công trong cộng đồng Việt hải ngoại. Chương trình đêm nhạc 11 tháng Mười năm 2008 tại Richard and Karen Carpenter Performing Arts Center (Carpenter theater) thật qui mô chưa từng có với một dàn nhạc giao hưởng 60 nhạc sĩ đầy đủ các phần của một dàn nhạc giao hưởng chính thức. Lực lượng ca sĩ hùng hậu với các đàn chị như Kim Tước, Quỳnh Giao và những ca sĩ thành danh sau này như Nguyễn Hồng Nhung, Bích Vân, Y Phương, Bích Liên, Ngọc Hà, Melody Versoza, Lâm Nhật Tiến, Phạm Hà, Lê Hồng Quang, Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và Tứ Ca Thùy Dương. Ngoài nhạc của Lê Văn Khoa viết, khán giả còn thưởng thức những tác phẩm quen thuộc như dân ca, nhạc của Lê Thương, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, nhạc của người trẻ Trúc Hồ, Lê Minh Khải được các giọng ca trình diễn vô cùng độc đáo với dàn nhạc giao hưởng. Đặc biệt có 4 nhạc sĩ quốc tế từ Kiev (Ukraine) đến trình diễn nhạc Việt chứ không phải nhạc cổ điển Tây phương. Đặc đáo hơn nữa và cũng nằm trong ý nguyện đưa nhạc Việt thoát vòng cương tỏa cố hữu, qúy khán giả đã được xem một cô gái Ukraine dùng nhạc cụ dân tộc Ukraine để trình bày dân ca Việt. Với chi phí rất lớn, khó có thể có một chương trình tương tự trong tương lai gần. Tôi nghĩ đây là một dịp để ta được nở mặt nở mày với thế giới.
*******************************************

http://tranquanghai1944.wordpress.com/2013/10/25/le-van-khoa-80th-birthday-celebration-a-life-time-of-music-chuong-trinh-dem-nhac-tai-la-miranda-theater-23-thang-11-2013-california-usa/

 
LÊ VĂN KHOA / 80th Birthday Celebration : A LIFE TIME OF MUSIC, chương trình đêm nhạc tại La MIRANDA THEATER, 23 tháng 11, 2013, CALIFORNIA, USA

http://tranquanghai1944.wordpress.com/2013/10/25/le-van-khoa-am-nhac-va-dan-toc-thang-10-2013-usa/
Lê Văn Khoa, Âm Nhạc và Dân Tộc, tháng 10, 2013, USA
2013/10/25 Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com>
Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các anh chị một video ghi lại những cống hiến của Giáo Sư, Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa cho nền âm nhạc Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. 

Video cũng giới thiệu Chương trình Đêm Nhạc "LÊ VĂN KHOA - A LIFE TIME OF MUSIC" sẽ được tổ chức tại La Mirada Theater vào ngày thứ Bảy, 23 tháng 11 năm 2013, lúc 7 giờ tối để mừng sinh nhật 80 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và ra mắt quyển sách "LÊ VĂN KHOA - MỘT NGƯỜI VIỆT NAM" do thân hữu thực hiện trong 4 năm qua.  

Xin xem thêm chi tiết trong link bên dưới:

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1695

http://www.youtube.com/watch?v=zDqyzPyf9DQ

 

Thân kính,
Cao Minh Hưng
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ

PosterSS-A

Le Van Khoa - Mot Nguoi Viet Nam

 

Sent: Thursday, October 24, 2013 9:03 AM
Subject: Re: "Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA, Âm Nhạc và Dân Tộc"
24  Octobre,  2013

http://groups.yahoo.com/neo/groups/XOM_NHA_LA_YAMAHA/conversations/messages/91656

GS Khoa than quy.

Rat vui duoc dip nghe & nhin lai giao su, nhat la su thanh cong
va su nghiep am nhac cua giao su duoc doi luu nhan my man.

Nhin doan duong giao su da di qua, toi cam ta Thuong De ban
cho suc khoe cung su duy tri am nhac VN du da  bi luu vong noi
dat khach. 

Mong con co dip gap lai nhau.

Muc su Oan,
Minnesota  
-----Original Message----- From: Tran Nang Phung <trannangphung@gmail.com> To: HoiChuVanAnNamCali <HoiChuVanAnNamCali@yahoogroups.com> Sent: Thu, Oct 24, 2013 4:05 am Subject: "Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA, Âm Nhạc và Dân Tộc"
***"Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA, Âm Nhạc và Dân Tộc"


Đây là Video trình bày sự cống hiến của nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho nền âm nhạc Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. 
Video cũng giới thiệu buổi tổ chức khá quy mô để mừng sinh nhật 80 của nhạc sĩ Lê Văn Khoa và ra mắt cuốn sách đồ sộ do thân hữu thực hiện trong 4 năm qua.  


http://www.youtube.com/watch?v=zDqyzPyf9DQ

***DEM NHAC LE VAN KHOA (Xin xem Poster dinh kem)
Sẽ tổ chức lúc 7PM ngày 23-11-2013 tại: 

La Mirada Theatre
14900 La Mirada
La Mirada, CA 90638 Blvd.

Kính mời xem và xin phổ biến rộng rãi
Đa tạ 
Chu Lynh
Vietnam Film Club


***HD YOUTUBE PLAYLIST "Nhac Si Le Van Khoa (piano arrangemnet)

http://www.youtube.com/playlist?list=PLiF_3MoAECgVBJZbyqez7O9v8rW4l0Ya3


BT chuyển

----------o0o-----------