Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Vũ khí hóa học Syria và đòn hiểm của Mỹ với Nga

- Như tin đã đưa, Mỹ hoãn chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria sau khi đồng ý với đề nghị của Nga tạo cơ hội cho Syria từ bỏ vũ khí hóa học. Ngoại trưởng Mỹ G.Kerry đặt ra mốc thời gian để Syria hoàn thành các cam kết của mình (tiêu hủy vũ khí hóa học) là trước giữa năm 2014.

Quyết định trên của Mỹ đã tạm thời tháo ngòi nổ của một cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông. Nhưng liệu Syria có kịp xử lý kho vũ khí hóa học đúng thời hạn hay không và bằng phương pháp nào thì đây không đơn thuần chỉ liên quan đến “ý chí chính trị” mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những vấn đề thuần túy mang tính kỹ thuật (đấy là chưa kể đến những tính toán khác).

Để tìm hiểu thêm thông tin về khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của tiến sỹ khoa học - kỹ thuật, giáo sư, chuyên gia về vấn đề vũ khí hóa học thuộc tổ chức “Chữ thập xanh” của Nga Aleksandr Gorbovski.

- Syria cần phải tiêu hủy hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ tất cả vũ khí hóa học trước giữa năm 2014. Liệu có thực hiện được không thưa ông?
Theo đánh giá của tôi thì đó là điều không thể. Căn cứ vào các thông tin hiện có, Syria có không ít hơn 1.000 tấn vũ khí hóa học trong các đầu đạn hóa học và các bình chứa. Các loại chất độc hóa học tác chiến mà Syria đang sở hữu có thể là: khí mù tạt, xarin và VX.

Không thể tiêu huỷ một khối lượng như vậy trong vòng 2-3 tháng, cần ít nhất là 2 năm. Trong khoảng thời gian 2 năm đó cần phải chuyển đến Syria các trang thiết bị tiêu hủy, lắp đặt, hướng dẫn người sử dụng, đảm bảo an toàn. Không thể nhanh hơn (2 năm) được.

hiepdinhparis1973
Chuyên gia Nga về vũ khí hóa học A. Gorbovski



- Thế thì tại sao (Mỹ) lại đặt ra thời hạn nói trên?

Có thể do không ai biết chính xác khối lượng vũ khí hóa học tại Syria. Người ta chỉ có thể đưa ra các dự báo thực tế về thời gian cần để tiêu hủy kho vũ khí này sau khi đã có các số liệu chính xác về chúng và cũng chỉ sau khi đã thông qua được các phương án tiêu hủy.

- Nếu vận chuyển kho vũ khí đó ra khỏi lãnh thổ Syria thì thời hạn trên có khả thi không? Ví dụ, đưa về Nga để tiêu hủy tại các cơ sở xử lý vũ khí hóa học hiện đang hoạt động tại Nga ?

Tôi nghĩ rằng, đấy là một phương án không hiệu quả và rất nguy hiểm.

Thứ nhất, các nhà máy của Nga đang làm việc theo một thời gian biểu đã được phê duyệt, nếu tiếp nhận để tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria thì cần phải điều chỉnh lại Chương trình liên bang tiêu hủy vũ khí hóa học, đấy là chưa kể đến việc Chương trình này đã phải kéo dài đến năm 2020.

(Theo các cam kết trong Công ước cấm vũ khí hóa học, Nga lẽ ra đã phải tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình vào tháng 4/2012).

Thứ hai, vận chuyển vũ khí hóa học trong điều kiện phe đối lập và các nhóm khủng bố đang hoạt động trên lãnh thổ Syria là một mối đe dọa lớn đối với dân cư và có nhiều nguy cơ gây ra rủi ro ô nhiễm một khu vực lãnh thổ rộng lớn.

Không thể loại trừ các hành động khủng bố xảy ra khi vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển. Vận chuyển bằng đường hàng không loại “hàng hóa” này còn phức tạp hơn nhiều. Một loạt những sự kiện ngẫu nhiên không thể lường trước có thể tạo một mối đe dọa đối với kế hoạch giải quyết tình hình phức tạp ở Syria.

Từ trước tới nay chưa có ai vận chuyển một khối lượng vũ khí hóa học lớn và trong một khoảng thời gian như vậy, nhất là bằng đường biển. Từ cảng đến các cơ sở tiêu hủy tại Nga (nếu điều này xảy ra), loại vũ khí này cần đi qua gần như là một nửa nước Nga.

Ví dụ, nếu điểm cập cảng là các cảng ở Biển Đen, thì cơ sở tiêu hủy vũ khí hóa học gần nhất nằm tại khu Briansk (thành phố Pochep), các cơ sở còn lại còn xa hơn nhiều.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Nga cấm vận chuyển vũ khí hóa học (trên lãnh thổ Nga), đấy là chưa kể đến phản ứng của người dân Nga, nhất là những người sống gần tuyến đường vận chuyển, chắc gì họ đã đồng ý với một việc làm nguy hiểm như vậy.

Vận chuyển vũ khí hóa học, đấy là một vấn đề rất nghiêm trọng và tốn kém, cực kỳ nguy hiểm và chưa được chuẩn bị về mặt kỹ thuật. Nga cũng đã từng phải hủy bỏ kế hoạch vận chuyển vũ khí hóa học của mình để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Lẽ ra có thể chỉ cần xây dựng một cơ sở tiêu hủy vũ khí hóa học duy nhất và đưa về đây tất cả vũ khí hóa học từ các kho chứa trên cả nước (để xử lý).

Nhưng Nga đã không thể làm điều đó mà phải xây dựng tại mỗi kho chứa vũ khí hóa học một nhà máy riêng để tiêu hủy. Tổng cộng phải xây dựng tới 7 nhà máy như vậy. Lẽ dĩ nhiên, tốn kém hơn rất nhiều, nhưng an toàn hơn.

- Tại sao Liên Xô lại cần phải có một kho vũ khí hóa học lớn như vậy?

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đây là biện pháp đáp trả của Liên Xô trước việc Mỹ có một kho vũ khí hóa học rất mạnh, thậm chí một phần của kho vũ khí đó còn được bố trí tại Đức.

Liên Xô sản xuất vũ khí hóa học để đạt được sự cân bằng với Mỹ và đã đạt được sự cân bằng đó vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
- Thế còn Syria? Nước này cần kho vũ khí hóa học để làm gì?

Theo quan điểm của tôi, đối với Syria, cũng như các nước khác của thế giới Arập như Libi và Aicập, vũ khí hóa học được sản xuất để làm đối trọng với quốc gia Israel sở hữu vũ khí hạt nhân.

- Phương pháp nào là hiệu quả nhất trong việc xử lý vũ khí hóa học của Syria?

Chỉ tiêu hủy ngay tại nơi nó được bảo quản. Trước hết cần phải đánh giá và thông báo với Tổ chức quốc tế cấm vũ khi hóa học (OPCW) về vị trí bảo quản vũ khí hóa học, khối lượng chính xác của chúng. Bên cạnh đó, cần tổ chức bảo vệ chắc chắn các kho này.

Về phần mình, Mỹ cũng phải gây sức ép lên lực lượng đối lập: nếu như lực lượng này đã chiếm được một vài kho nào đó, cần phải tổ chức ngay lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc để canh giữ. Sau đó, Liên Hợp Quốc cùng với sự trợ giúp tài chính và kỹ thuật của các nước tham gia Công ước thống nhất các phương pháp, thời hạn tiêu hủy và bắt tay ngay vào việc thanh lý toàn bộ kho vũ khí này.

Cả Mỹ và Nga đều đã có công nghệ tiêu hủy tất cả các loại chất độc hóa học tác chiến hiện có trên thế giới. Dĩ nhiên, những nước có liên quan đều phải tham gia vào việc chế tạo và vận chuyển đến Syria các trang thiết bị cần thiết để tiêu hủy một cách an toàn. Chỉ sau đó mới có thể nói đến thời hạn cụ thể của việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.

Còn đối với giới lãnh đạo Syria, trong trường hợp này, quyết định chính trị khôn ngoan nhất là tham gia vào Công ước cấm vũ khí hóa học.

- Có thể đưa các nhà máy (xử lý) đến Syria được không? Ví dụ, đưa đến Syria các trang thiết bị của những nhà máy đã hoàn tất công việc (xử lý vũ khí hóa học) ở Nga.

Chuyển toàn bộ một nhà máy đến Syria là rất tốn kém và phức tạp. Cần phải tháo dỡ các xưởng, sau đó vận chuyển, xây dựng lại từ đầu, lắp ráp trang thiết bị và đảm bảo cung cấp năng lượng để vận hành nhà máy.

Đơn giản và rẻ hơn nhiều nếu đưa đến đây các tổ hợp xử lý cơ động như những tổ hợp đang được sử dụng ở Libi.

Tại Libi, nhờ sự hỗ trợ của Mỹ, Ý và OPCW, các chuyên gia đã xây dựng các cơ sở tiêu hủy vũ khí hóa học trên sa mạc, tại các khu vực xa dân cư. Công việc đã tiến hành được một năm và đến nay đã tiêu hủy được khoảng một nửa kho vũ khí hóa học của nước này.

Và như vậy, các cơ sở này sẽ còn làm việc trong khoảng một năm nữa. Đối với Syria, có thể dự đoán là khoảng thời gian cần để xử lý cũng sẽ tương tự như vậy.

BT chuyển

----------o0o-----------