Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Tin Thế Giới


Hai năm thương đau sau đó của thị trường chứng khoán, sàn NASDAQ giảm đến 76% giá trị. Vì thế, tài sản của ông trùm Masayoshi Son lao dốc từ mức 76 tỷ USD xuống còn chỉ 1,1 tỷ USD. Ông mất trắng 74,9 tỷ.
Mới đây, giới truyền thông xôn xao trước thông tin tài sản tỷ phú người Brazil Eike Batista sụt giảm một cách khủng khiếp từ 35,5 tỷ USD xuống còn chỉ còn gần 200 triệu USD trong vòng 1 năm do thị trường hàng hóa lao dốc. Thế nhưng, sự mất mát này vẫn chưa thấm vào đâu so với tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son.

Masayoshi Son là nhà sáng lập và CEO của tập đoàn truyền thông SoftBank. Vào đầu năm 2000, bong bóng dotcom được đà, tài sản của ông chạm mức 76 tỷ USD. Ngay sau đó bong bóng bùng nổ, cổ phiếu của Softbank lao dốc, Masayoshi Son trở thành tỷ phú “siêu đen đủi” khi mất số tài sản được cho là lớn nhất trong lịch sử loài người.


Masayoshi Son là nhà sáng lập và CEO của tập đoàn truyền thông SoftBank.

Masayoshi Son cùng gia đình chuyển từ Nhật đến  California  từ năm 16 tuổi. Ông tốt nghiệp trường UC Berkeley với bằng kinh tế và tin học. Năm 24 tuổi, Masayoshi Son thành lập công ty SoftBank tại  Tokyo . Chỉ trong một năm, SoftBank đã phát triển được nhiều chương trình cài đặt cho máy tính cá nhân. Luôn luôn đổi mới và không ngừng lớn mạnh, ông chủ Masayoshi Son đã dành cả thập kỷ tiếp theo để biến SoftBank thành một đế chế truyền thông quyền lực.

Đến giữa những năm 1990, SoftBank điều hành một công ty môi giới chứng khoán và một nhà cung vệ tinh truyền hình. Ngoài ra, ông còn thuyết phục Yahoo cho phép mình ra mắt Yahoo! Japan - cổ máy tìm kiếm lớn nhất Nhật Bản.

Sau khi SoftBank ra mắt công chúng vào năm 1995, Masayoshi Son ngay lập tức trở thành tỷ phú. Trong 5 năm tiếp theo, ông đã sử dụng số vốn huy động được của SoftBank để mở rộng đế chế với tốc độ nhanh chóng mặt, thời gian đó bong bóng dotcom bắt đầu nóng lên. Đến năm 1999, SoftBank trở thành một trong những công ty công nghệ Internet lớn nhất thế giới. Thông qua SoftBank, Masayoshi Son mua số lượng lớn cổ phần tại hàng chục công ty tên tuổi như E*Trade, Alibaba, hay ngân hàng tín dụng  Nippon  của Nhật.

Có những lúc, các khoản đầu tư này mang lại khoản lời khủng và vốn hóa thị trường của SoftBank từng đạt mức cao kỷ lục 180 tỷ USD. Là chủ sở hữu 42% tài sản của SoftBank, Masayoshi Son có trong tay đến 76 tỷ USD vào đầu năm 2000. Thế nhưng, 2 năm thương đau sau đó của thị trường chứng khoán, sàn NASDAQ giảm đến 76% giá trị.

Một công ty công nghệ như SoftBank, tất nhiên không thể tránh khỏi những tác động khủng khiếp của thị trường. Những khoản đầu tư từng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Masayoshi Son 5 năm trước giờ thực sự mất giá. Đơn cử, giá trị khoản đầu tư 400 triệu USD của Softbank tại E*Trade đã giảm xuống chỉ còn 22 triệu USD. Vốn hóa thị trường của Softbank sụt giảm đến 98% từ 180 tỷ USD xuống còn 2,5 tỷ USD. Với đà này, tài sản của ông trùm Masayoshi Son lao dốc từ mức 76 tỷ USD xuống còn chỉ 1,1 tỷ USD. Ông mất trắng 74,9 tỷ.

Tuy nhiên, giờ đây Softbank đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại sau vận đen đau đớn. Giờ đây, sau khi vượt qua thử thách, Softbank đã dần lấy lại phong độ và trở thành công ty Internet lớn thứ ba của Nhật Bản sau thương vụ với gã khổng lồ Sprint. Tháng 8/2013, Masayoshi Son sở hữu 22% cổ phần tại Softbank và tài sản cá nhân của ông đã tăng lên mức 11,8 tỷ USD đồng thời trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản.

Masayoshi Son hiện sống trong một biệt thự 3 tầng trị giá 50 triệu USD tại thủ đô  Tokyo . Năm 2012, Masayoshi Son chi 117 triệu USD mua lại một biệt thự ở Woodside, California gần thung lũng Silicon. Ngoài ra ông còn sở hữu một đội tuyển bóng chày chuyên nghiệp Nhật Bản mang tên Softbank Hawks.

Có thể Masayoshi không thể một lần nữa có lại khối tài sản 76 tỷ USD như trước kia nữa nhưng một điều chắc chắn là tài sản của ông đang hồi sinh.

Bắt nhân viên mặc bỉm làm việc


Công ty Kyungshin-Lear chuyên lắp ráp thiết bị điện tử ở Honduras (châu Mỹ) vừa bị tố cáo buộc nhân viên mặc bỉm để không đi vệ sinh trong giờ làm việc.


(ảnh minh họa)

Đại diện công đoàn, dựa trên ý kiến của các công nhân, cho biết công ty không cho phép đi vệ sinh trong giờ làm việc, khiến nhiều công nhân phải tự bỏ tiền mua và mặc bỉm đi làm. Bộ trưởng Lao động Honduras Jorge Bográn cho biết đã điều 30 thanh tra điều tra về việc này.

Đại diện Công ty Kyungshin-Lear Edgardo Dumas đã bác bỏ lời tố cáo và khẳng định công ty không làm trái luật lao động.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất  Honduras  cũng cho rằng lời tố cáo không có căn cứ. Tuy nhiên, nhiều công nhân cũ của công ty đã xác nhận việc họ phải mặc bỉm đi làm là có thật.

Hai du khách Anh bị đánh tại Trung Quốc vì từ chối hàng giả
 Tới Quảng Châu (Trung Quốc) du lịch từ tháng 6, đến nay hai phụ nữ người Anh vẫn chưa thể về nước sau tranh cãi liên quan đến những đôi dép nhái nhãn hiệu Gucci. Bị người bán hàng đánh, họ còn bị bắt giam và phải ký bản nhận tội bằng tiếng Trung.


Mary Idowu (trái) và Esther Jubril-Badmos cho biết mình đã bị đánh

Bất chấp việc thành viên gia đình họ đã bay từ Anh sang Trung Quốc, đến nay những nỗ lực đưa hai phụ nữ này lên máy bay về nhà đã không đem lại kết quả, do quá trình điều tra phức tạp có thể khiến các du khách này mắc kẹt tại Trung Quốc tới một năm.

Các gia đình trên cho biết họ đã “vỡ mộng” về sự can thiệp của các nhân viên ngoại giao Anh tại Quảng Châu, những người họ khẳng định không làm gì nhiều để giúp mình.

Trước đó, bà Mary Idowu, 59 tuổi và Esther Jubril-Badmos, 48 tuổi, đã đi từ London tới Quảng Châu hôm 16/6 để mua sắm và có kế hoạch ở lại đây một tuần. Tuy vậy sau khi vướng vào một vụ tranh cãi về khoản đặt cọc 500 nhân dân tệ để mua một vài đôi dép, cả hai đã bị cảnh sát địa phương bắt hôm 21/6 tại quận Liwan với tội danh “khiêu khích và gây rối”

Trong thời gian 38 ngày bị giam giữ, visa của họ đã hết hạn khiến hai phụ nữ này mắc kẹt tại Trung Quốc. Họ cũng cho biết rằng cho dù chấp nhận bỏ ra 45.000 nhân dân tệ (gần 7300 USD) để giải quyết vụ việc, cảnh sát đã quyết định hủy việc cho bảo lãnh – một điều kiện cần thiết để xin visa rời Trung Quốc – với lí do cuộc điều tra còn đang tiếp diễn, và có thể kéo dài tới 1 năm.

Jubril-Badmos cho biết bà đã đặt mua 15 đôi dép với giá 150 nhân dân tệ/đôi và đã đưa 500 nhân dân tệ đặt cọc. 3 ngày sau bà tới cửa hàng để nhận hàng nhưng nhận thấy những đôi dép đó lại mang nhãn Gucci. Lo ngại nhãn mác này sẽ khiến mình gặp rắc rối với hải quan Anh, bà yêu cầu cửa hàng đổi lại cho những đôi dép không nhãn mác.

Thế nhưng nhân viên tại chợ quần áo Xinwantong khẳng định bà phải thanh toán tiền cho toàn bộ số hàng giả này, nếu không sẽ mất tiền cọc. Vậy là một cuộc đôi co xảy ra và một nhân viên nam của cửa hàng này đã đấm bà Jubril-Badmos vào mặt, vị du khách nói.

“Ngay lập tức tôi choáng váng. Hắn ta kéo tóc tôi mạnh đến mức nhiều sợi bị bứt ra”, bà Jubril-Badmos nói, và cho biết thêm rằng sau vụ tấn công máu chảy khắp tay phải, mặt và chân bà.
Sau khi cảnh sát tới, hai phụ nữ này cho biết họ bị đưa đi trong khi các nhân viên cửa hàng vẫn bình an vô sự. Sau đó Jubril-Badmos bị cảnh sát địa phương cáo buộc đã khiến nhân viên nam và 3 phụ nữ của cửa hàng này bị thương nhẹ. Cả hai còn cho biết họ bị bắt và thẩm vấn mà không được chăm sóc y tế cho đến khi họ hoàn tất việc lấy lời khai.

Những du khách này được yêu cầu ký tên vào hàng chục tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, trong đó có bản viết lời thú tội mà bản thân họ không hiểu gì. Sau khi bị tạm giam 1 tuần, Jubril-Badmos được đưa vào nằm viện 25 ngày do không ngừng bị nôn sau vụ tấn công, trong khi huyết áp tăng mạnh. Còn bà Idowu tiếp tục bị giam cùng với 15 người khác và phải ngủ trên sàn gần nhà vệ sinh.
Tháng trước, các con gái của bà Idowu đã tới Trung Quốc để cố tìm cách xin trả tự do cho mẹ mình.

Ngày 29/7, cơ quan công tố quận Liwan đã từ chối xét xử vụ việc, khẳng định chưa đủ bằng chứng. Nhờ vậy cuối cùng họ cũng được cho bảo lãnh tại ngoại. Thế nhưng vụ việc chưa dừng lại ở đây.
Laura Idowu, 20 tuổi, con gái út của bà Mary và là một sinh viên luật tại Anh cho biết: “Thật không thể tưởng tượng nổi và tôi đã kinh ngạc về chính phủ và hệ thống cảnh sát của nước này. Tôi phải tới đây để nhận ra rằng lực lượng cảnh sát có quá nhiều tham nhũng”.

Do quá mong muốn về nhà, họ cho biết cảnh sát đã đề xuất họ giải quyết vụ việc bằng cách bồi thường cho cửa hàng giày dép kia. Tuy nhiên họ được yêu cầu trả tới 207.580 nhân dân tệ (33.658 USD), bao gồm 35.000 nhân dân tệ cho một chiếc vòng ngọc đeo tay và 150.000 nhân dân tệ cho một chiếc nhẫn kim cương của nhân viên cửa hàng.

“Thật không công bằng…Tôi nghĩ họ lợi dụng chúng tôi bởi chúng tôi là người nước ngoài đang ở xứ người”, Jubril-Badmos nói. Cuối cùng họ chấp nhận bỏ ra 45.000 nhân dân tệ để giải quyết vụ việc, nhưng cảnh sát từ chối nới lỏng điều kiện cho tại ngoại với lí do vụ việc đang được điều tra.


Máy bay Nga bị tấn công laser
- Cảnh sát Nga hôm qua 24/8 cho hay một chiếc máy bay đã bị chiếu tia laser khi đang tiến vào sân bay St. Petersburg, trong một vụ tấn công có vẻ như là nhằm làm “mù mắt” phi công.
 Tuy nhiên, hãng tin
Tuy nhiên, hãng tin Ria Novosti của Nga cho hay chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn ở sân bay Pulkovo-1. Khi bị tấn công, máy đang ở bay ở độ cao khoảng 500m và cách sân bay khoảng 10km.

Khi bị chiếu tia laser, phi công có thể bị mất tầm nhìn tạm thời, không thể nhìn ra ngoài cửa sổ. Tia laser có thể gây nguy hiểm ở khoảng cách nhiều km.

Một dự luật nhằm tăng phạt đối với các vụ tấn công bằng laser đã được đưa ra vào năm 2011 tại Nga, nhưng chưa được thông qua. Tuy nhiên Cộng hòa Chenya đã cấm dùng máy chiếu laser vào năm 2011.

Bộ Nội vụ Nga cho hay các vụ tấn công laser ở nước này phổ biến nhất ở các sân bay,  Moscow  và  St. Petersburg .

Khủng hoảng Syria "vượt quá sức Mỹ"
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell vừa có những lời bình luận rất thận trọng về khả năng can thiệp vào Syria, cảnh báo rằng cuộc nội chiến kéo dài 2 năm qua ở đất nước này có thể vượt quá sức giải quyết Mỹ. 

"Tôi không ưa gì Assad", ông Powel thừa nhận với Bob Schieffer, người dẫn chương trình Face the Nation của đài CBS, đồng thời nói thêm rằng ông biết Tổng thống Bashar al-Assad và từng có tiếp xúc cá nhân với nhà lãnh đạo Syria này.

Mỹ, Syria, Colin Powell, can thiệp, khủng hoảng

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trên chương trinh Face the Nation của CBS.

 

Người một thời đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhận xét ông Assad là "một người nói dối vô lý".
Tuy nhiên, Powell nhấn mạnh: "Tôi cũng không chắc chắn lắm về phe nổi dậy? Họ đại diện cho những ai? Liệu họ có trở nên quá khích khi ngày càng nhiều thành phần al-Qaeda xuất hiện, và họ ra sao nếu họ chiến thắng và Assad phải ra đi? Tôi không biết".

Những lời kêu gọi Mỹ hãy dẫn dầu một chiến dịch quân sự vào Syria tăng cao trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi những hình ảnh kinh hoàng xuất hiện trên Internet về một cuộc tấn công được cho là dùng khí độc ngày 21/8 ở các vùng ngoại ô Damascus.

Một thành viên cấp cao trong chính phủ Mỹ thậm chí còn cho rằng "gần như chắc chắn" chính quyền Assad đứng sau vụ tấn công, bất chấp sự phủ nhận từ các quan chức Syria.

"Ở cả Ai Cập và Syria, Mỹ phải nắm một vai trò khôn ngoan hơn nữa", ông Powell đánh giá. "Chúng ta không nên quanh quẩn với ý nghĩ rằng chúng ta có thể thực sự khiến mọi thứ xảy ra. Chúng ta có thể ảnh hưởng đến nhiều thứ và chúng ta có thể sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi các vấn đề được giải quyết, hoặc một phe đánh bại phe còn lại".

"Cứ nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi mọi thứ ngay lập tức bởi vì chúng ta là Mỹ thì không nhất thiết đúng", Powell nhấn mạnh. "Đó là những cuộc chiến nội bộ".

Bình luận của cựu Ngoại trưởng Mỹ hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham. Cả hai ông này đã kêu gọi "các hành động quân sự giới hạn... mà có thể thay đổi cán cân quyền lực".

Trong một thông điệp chung, hai thành viên Cộng hòa này nói rằng "xung đột ở Syria càng kéo dài thì nó càng trở nên tồi tệ hơn và lan rộng hơn trên toàn vùng".

Là một vị tướng 4 sao đã về hưu, Powell đảm nhận vị trí đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ dưới quyền Tổng thống George W. Bush nhiệm kỳ 2001-2005. Lời chứng thực của ông trước Liên Hợp Quốc năm 2003 đã huy động được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho cuộc chiến Iraq.

Hiện nay có rất nhiều người Mỹ phản đối sự can thiệp vào Syria, thậm chí ngay cả khi có xác nhận rằng các vũ khí hóa học đã được sử dụng ở quốc gia Tây Á này.


Thanh sát viên LHQ ở Syria bị bắn tỉa
 Người phát ngôn Liên hợp quốc hôm nay 26/8 cho biết những tay súng bắn tỉa chưa rõ danh tính đã bắn các chuyên gia của Liên hợp quốc, buộc họ phải ngừng điều tra cáo buộc cho rằng lực lượng chính phủ Syria đã dùng vũ khí hóa học.

 Thanh sát viên LHQ ở Syria bị bắn tỉa
LHQ đã phải ngừng hoạt động thanh sát địa điểm bị tình nghi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus.
Theo người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Martin Nesirky, “chiếc xe đầu tiên của nhóm điều tra vũ khí hóa học rõ ràng đã bị những tay súng bắn tỉa không rõ danh tính bắn nhiều lần.” Tuy nhiên, không có ai bị thương.

Trước đó, vào ngày chủ nhật, chính phủ Syria đã đồng ý cho phép nhóm thanh sát viên LHQ này bắt đầu từ ngày hôm nay tiến hành điều tra địa điểm bị tình nghi xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus vào tuần trước, làm hàng trăm người thiệt mạng.

Phe đối lập ở Syria cho rằng lực lượng chính phủ đã dùng khí độc trong vụ tấn công vào hôm thứ tư. Tuy nhiên, chính phủ Syria đã lên tiếng phủ nhận và cho hay họ có bằng chứng chứng tỏ phe đối lập sở hữu vũ khí hóa học.

Trước những cáo buộc trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi cuối tuần qua cho biết Lầu Năm Góc đã chuẩn bị mọi khả năng, trong đó có khả năng tấn công quân sự vào Syria. Các đồng minh phương Tây khác của Mỹ cũng nghiêng về khả năng tấn công quân sự một khi thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học được khẳng định.

Trong khi đó, hôm nay, một quan chức an ninh cấp cao của Syria cho biết với hãng thông tấn AFP rằng chính quyền Syria đã sẵn sàng đối mặt với “mọi viễn cảnh”.
“Đe dọa tấn công Syria của phương Tây một phần là nhằm gây áp lực tâm lý và chính trị lên Syria. Song chúng tôi cũng đã sẵn sàng đối mặt với mọi viễn cảnh”, quan chức này cho hay

Tình báo Mỹ nghe lén trụ sở Liên hợp quốc ở New York
 Theo tuần báo Der Spiegel của Đức số ra ngày 25/8, Mỹ đã đặt thiết bị nghe lén tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Tiết lộ này có thể gây căng thẳng giữa Washington và các đồng minh. 

Trụ sở Liên hợp quốc tại New York. (Ảnh minh họa)
Trụ sở Liên hợp quốc tại New York. (Ảnh minh họa)

Tiết lộ các tài liệu bí mật của Mỹ do cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp, Der Spiegel cho biết Mỹ đã theo dõi một cách có hệ thống các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác.

Vào mùa hè năm 2012, các chuyên gia của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thành công trong việc thâm nhập vào hệ thống video hội nghị của Liên hợp quốc và phá vỡ hệ thống mật mã của nó, theo tài liệu được tuần báo Đức trích dẫn.

"Trong vòng 2 tuần, số lượng liên lạc bị giải mã đã tăng từ 12 lên 458", tạp chí viết.
Cũng theo tuần báo, tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc tại Vienna - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - cũng nằm trong số các mục tiêu của các cơ quan tình báo Mỹ.

Tài liệu nội bộ của Mỹ còn cho thấy NSA cũng do thám phái bộ EU tại New York khi phái đoàn này chuyển tới các phòng làm việc mới vào mùa thu năm 2012.

Trong số các tài liệu mà Snowden sao chép được từ các máy tính của NSA có các kế hoạch của phái bộ EU, cơ sở hạt tầng công nghệ thông tin và các máy chủ của họ.

Cũng theo các tài liệu mật, NSA đã thực hiện một chương trình nghe lén tại hơn 80 đại sứ quán và các lãnh sứ quán khắp thế giới có tên gọi "Dịch vụ thu thập đặc biệt".

"Sự giám sát này có quy mô lớn và được tổ chức tốt, và có rất ít hoặc không có liên quan tới việc ngăn ngừa các phần tử khủng bố", Der Spiegel viết.

Snowden đã khiến giới chức Mỹ bối rối khi cách tiết lộ quy mô của chương trình do thám toàn cầu. Washington thì nói rằng các hoạt động gián điệp diễn ra trong khuôn khổ luật pháp và rằng các tiết lộ của Snowden đã làm tổn hại an ninh quốc gia của Mỹ.

Hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố các kế hoạch giới hạn các chương trình giám sát của chính phủ, cam kết rằng Mỹ sẽ minh bạch hơn.


Tổng thống Syria cảnh báo Mỹ sẽ bại trận nếu xâm lược Syria
 Trong một bài phỏng vấn độc quyền đăng trên báo Nga Izvestia ngày 26.8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cảnh báo nước Mỹ sẽ bại trận như trong chiến tranh Việt Nam nếu xâm lược Syria.
“Sự bại trận đợi chờ nước Mỹ trong các cuộc chiến mà nước này tham gia, bắt đầu từ chiến tranh Việt Nam cho đến hôm nay. Sự thật là các cường quốc muốn kích ngòi chiến tranh nhưng liệu rằng họ có chiến thắng hay không?”, tờ Izvestia ngày 26.8 dẫn lời Tổng thống Assad.

Tổng thống Assad nhấn mạnh Syria sẽ không bao giờ là “con rối” cho phương Tây và Washington sẽ không bao giờ đạt được các mục đích chính trị thông qua chiến tranh.

Ông Assad cho rằng các cáo buộc chính quyền ông sử dụng vũ khí hóa học là những suy đoán “hoàn toàn không logic”, lý giải rằng lực lượng quân đội Syria chỉ có mặt gần địa điểm được cho là xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus (Syria) hôm 21.8.

Phe nổi dậy tố cáo chính quyền ông Assad thực hiện vụ tấn công này khiến ít nhất 1.300 người chết, và chính quyền ông Assad bác bỏ cáo buộc này.

Chính quyền ông Assad hôm 25.8 tuyên bố đồng ý cho phép Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra tại khu vực bị nghi là đã hứng chịu một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus.

Đối mặt với khả năng Mỹ và các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Syria, ông Assad cảnh báo các nước này hãy ngừng “xía mũi” vào chuyện nội bộ của các nước khác.

“Chúng tôi là một quốc gia độc lập, chúng tôi đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố và chúng tôi sẽ xây dựng quan hệ với những ai muốn đem đến những điều tốt lành cho người dân Syria”, ông Assad nói.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 26.8 nhấn mạnh việc Mỹ sẵn sàng can thiệp quận sự vào Syria khiến Moscow phải quan ngại sâu sắc.

Theo AFP, các nhà quan sát nhận định rằng Mỹ và các nước phương Tây có thể dùng “cáo buộc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học” để có cớ can thiệp quân sự vào Syria, lập lại kịch bản chiến tranh Iraq (2003-2011).
Tờ The New York Times ngày 24.8 cho hay Mỹ đang cân nhắc khả năng áp dụng kịch bản "cuộc không kích Kosovo" hồi cuối những năm 1990 vào kế hoạch tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc.

Cuộc nội chiến Syria, trong đó phe nổi dậy muốn lật đổ chính phủ ông Assad, kéo dài kể từ tháng 3.2011 đến nay, khiến trên 100.000 người thiệt mạng.


Phương Tây và Mỹ mượn cớ 'vũ khí hóa học' can thiệp quân sự vào Syria?
) Các nhà quan sát cho rằng các nước phương Tây và Mỹ đang lợi dụng những cáo buộc "sử dụng vũ khí hóa học" để can thiệp quân sự vào Syria.
Ai đã dùng vũ khí hóa học?

Các phe phái liên quan liên tục "đổ tội" cho nhau trong vụ thảm sát hôm 21.8 ở ngoại ô thủ đô Damascus (Syria) làm ít nhất 1.300 người chết.

Phe nổi dậy tố cáo chính quyền ông Assad là thủ phạm. Chính quyền ông Assad ngay lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
Iran và Nga tố “chính phe nổi dậy Syria dùng vũ khí hóa học”. Ngoại trưởng Pháp, ông Laurent Fabius, lại tố chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học.

Theo AFP, một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc (LHQ) trước đó đã đến Syria để điều tra các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ” do không được chính quyền ông Assad hợp tác.

Phó tổng thư ký LHQ Angela Kane đã tới Syria vào ngày 24.8 nhằm kêu gọi chính quyền ông Assad hợp tác với nhóm chuyên gia LHQ tiến hành cuộc điều tra về các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Nga cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền ông Assad cho phép nhóm chuyên gia LHQ tiến hành điều tra và phản đối bất kỳ can thiệp quân sự nước ngoài vào Syria.

Cũng theo AFP, ngày 25.8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Syria, ông Walid al-Muallem về những vụ tấn công bị tình nghi có dùng vũ khí hóa học.

Ngoại trưởng Kerry nói với ông Muallem rằng cần phải làm sáng tỏ phe nào đã dùng vũ khí hóa học và “chính quyền Syria không có gì phải giấu diếm”.

Trong ngày 24.8, ông Kerry cũng đã nhiều lần kêu gọi các nước đưa ra chứng cứ. Ông Kerry cũng đã thảo luận qua điện thoại với ngoại trưởng các nước Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ả Rập Xê Út, cũng như Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil al-Arabi.

“Trong tất cả cuộc thảo luận, ông Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thẩm định mức độ nghiêm trọng và số lượng vũ khí hóa học đã sử dụng ở Syria”, AFP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 24.8 lần đầu tiên thừa nhận vũ khí hóa học đã giết hại người dân Syria, nước đồng minh của Tehran, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn việc sử dụng loại vũ khí giết người hàng loạt này.

Mượn cớ để can thiệp?


Bộ trưởng thông tin Syria, ông Omran al-Zohbi, ngày 25.8 khẳng định Syria chưa bao giờ sử dụng vũ khí hóa học, nhưng không công bố thông tin liệu rằng chính quyền ông Assad có đồng ý hợp tác điều tra vũ khí hóa học với LHQ hay không.

Nhưng Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 24.8 tiết lộ Syria sẽ cho phép các chuyên gia LHQ tiếp cận địa điểm gần thủ đô Damascus, nơi được cho là đã xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21.8.
Theo AFP, các nhà quan sát nhận định rằng các nước phương Tây có thể dùng “cáo buộc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học” để có cớ can thiệp quân sự vào Syria.

Tờ The New York Times ngày 24.8 cho hay Mỹ đang cân nhắc khả năng áp dụng kịch bản "cuộc không kích Kosovo" hồi cuối những năm 1990 vào kế hoạch tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của LHQ.
AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 25.8 cho hay quân đội nước này đang điều chuyển binh sĩ, tàu chiến, chiến đấu cơ đến gần Syria, sẵn sàng hành động chống lại chính quyền ông Assad, nếu Tổng thống Barack Obama ra lệnh.

Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Obama đã có một buổi thảo luận về tình hình Syria qua điện thoại kéo dài 40 phút vào ngày 24.8.

Ông Obama và ông Cameron đều cho rằng sẽ có "hành động thích đáng" nếu chính quyền Syria thật sự sử dụng vũ khí hóa học. Ngoại trưởng Pháp Fabius cũng có tuyên bố tương tự ông Obama và Cameron vào ngày 24.8.

Người phát ngôn Abbas Araqchi của Bộ Ngoại giao Iran ngày 24.8 đã lên tiếng cảnh báo về bất kỳ sự can thiệp vũ trang nào vào Syria.
Ông Araqchi khẳng định không có điều luật quốc tế nào cho phép nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tham gia tấn công Syria


 Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia liên minh quốc tế chống lại nước láng giềng Syria ngay cả khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không thể đồng thuận về vấn đề này, theo một cuộc phỏng vấn Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu vào hôm nay, 26.8.

“Nếu một liên minh được thành lập để chống lại Syria trong tiến trình này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia”, ông Davutoglu nói với tờMilliyet.

Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tham gia tấn công Syria
 Một tay súng thuộc quân nổi dậy Syria - Ảnh: Reuters

Theo AFP, các thanh sát viên của Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bắt đầu điều tra nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học vào hôm nay, một ngày sau khi nhà chức trách Syria cho phép tiến hành cuộc điều tra.
Phe đối lập Syria tố giác hơn 1.300 người đã thiệt mạng khi lực lượng chính phủ tấn công hai thị trấn ở ngoại ô Damascus bằng vũ khí hóa học hôm 21.8. Damascus cực lực phủ nhận lời tố giác và đổ trách nhiệm ngược lại cho quân nổi dậy.

Ông Davutoglu cho biết Ankara đang chờ kết quả cuộc thanh sát của Liên Hiệp Quốc.
“Sau cuộc thanh sát, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần đưa ra quyết định về việc trừng phạt. Chúng tôi luôn ưu tiên việc hành động theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và hợp tác với cộng đồng quốc tế”, ông Davutoglu nói.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo: “Nếu không có một quyết định như thế… các lựa chọn khác sẽ được tính đến, có 36 đến 37 nước đã bàn bạc về các lựa chọn đó”.

Hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga và Trung Quốc đã liên tục cản trở các nghị quyết về Syria trong cuộc khủng hoảng kéo dài 29 tháng ở nước này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố phản ứng quốc tế về nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria có thể xảy ra mà không cần sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an.

“Liệu phản ứng với vũ khí hóa học có thể được tiến hành mà không có sự thống nhất hoàn toàn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hay không? Tôi sẽ cho là có”, ông Hague nói với BBC.

Ai giàu nhất Quốc hội Mỹ?


Theo một bảng xếp hạng được công bố ngày 20/8, Darrel Issa thuộc đảng Cộng hòa ở California là thành viên giàu nhất quốc hội Mỹ năm 2012, với tài sản ròng đạt ít nhất 355 triệu USD.

Nghị sĩ Issa kiếm bộn tiền nhờ các hệ thống an ninh xe hơi, đứng dầu danh sách 50 nhà lập pháp Mỹ giàu nhất hàng năm do báo The Hill công bố. Một phần lớn của cải của ông Issa bắt nguồn từ các quỹ đầu tư và các tài sản trị giá hàng triệu đôla. 

Mỹ, quốc hội, Darrel Issa, giàu có, nghị sĩ
Nghị sĩ Darrel Issa.

Xếp hạng của The Hill dựa trên bản công khai tài chính mà các thành viên Quốc hội Mỹ đưa ra. Trong số 50 người giàu nhất Quốc hội, 29 người là thành viên Cộng hòa.
Hạ viện Mỹ có nhiều người giàu hơn so với Thượng viện, với 37 thành viên giàu nhất của Quốc hội là người thuộc Hạ viện.
Các nhà lập pháp được cho sẽ tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 cũng xuất hiện trong danh sách.

Nghị sĩ Cộng hòa Paul Ryan của Wisconsin, liên danh tranh cử của ứng viên Mitt Romney trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012, có khối tài sản ít nhất 2,3 triệu USD. Trong khi đó, nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio của bang Florida có tổng tài sản khoảng 190.000 USD.

Người giàu nhất Quốc hội Mỹ 2012 là một người chỉ trích thẳng thừng Tổng thống Barack Obama. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện.


Nhật thành lập phi đội chuyên săn máy bay Trung Quốc


Nhằm đối phó với hoạt động ngày một gia tăng của không quân Trung Quốc ở Senkaku, Nhật Bản đã quyết định thành lập chi đội máy bay cảnh báo sớm E-2C ở căn cứ Naha – tỉnh Okinawa.
Tờ “Sankei Shimbun” của Nhật ngày 24/08 cho biết, ngày 21/08 Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định thành lập một “Chi đội giám sát, cảnh báo máy bay”, bao gồm toàn bộ máy bay dự cảnh (máy bay cảnh báo sớm) E-2C. Chi đội này sẽ đặt đại bản doanh ở căn cứ của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản, đóng ở thành phố Naha - tỉnh Okinawa, nhằm mục đích giám sát và ngăn chặn máy bay Trung Quốc.

Bài báo cho biết, hiện nay máy bay Trung Quốc liên tục lượn lờ ở khu vực biển Hoa Đông, xung quanh Senkaku, đồng thời cũng không ngừng xâm phạm không phận của Nhật. Để ngăn chặn tình trạng máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận nước mình, cần phải có lực lượng giám sát, cảnh báo liên tục 24/24h, trên toàn bộ lãnh hải thuộc các vùng biển xung quanh. Vì vậy, Nhật Bản đã cấp tốc thành lập chi đội này.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản

Theo tin cho biết, Nhật Bản đã quyết định, sang năm 2014 họ sẽ tăng thêm một khoản tiền 1,3 tỷ yên, trong ngân sách quốc phòng cho lực lượng tự vệ trên không sử dụng để xây dựng “Chi đội giám sát, cảnh báo máy bay” ở căn cứ Naha.
Ngoài ra, theo tiết lộ của một quan chức Chính phủ Nhật Bản trên Kyodo News, Bộ Quốc phòng Nhật đã tiến hành khảo sát khả năng đến năm 2015, sẽ mua sắm máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey cho lực lượng tự vệ trên không và hải quân đánh bộ.

Trong đề xuất dự toán ngân sách năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã bổ sung thêm khoản ngân sách 100 triệu yên, làm kinh phí khảo nghiệm. Mục đích cũng nhằm đối phó với hoạt động của hải, không quân Trung Quốc ở Senkaku.
Lính Trung Quốc bị tố phá rừng do Ấn Độ quản lý
 Tờ The Times of India hôm nay 26.8 dẫn một số nguồn tin cảnh báo khi xâm nhập tuần tra bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát, binh sĩ Trung Quốc phá rừng, lấy gỗ và nhiều lâm sản khác.
“Trong thời gian qua, ở Arunachal Pradesh, nhiều khu rừng dọc biên giới bị lính Trung Quốc dọn sạch. Họ lấy đi gỗ và những lâm sản khác. Có bằng chứng cho thấy nhiều đơn vị cắt gỗ theo ca ở khu vực”, một quan chức an ninh Ấn Độ nói.

New Delhi đang quản lý Arunachal Pradesh nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và xem vùng này thuộc Khu tự trị Tây Tạng.

Nhiều nguồn tin còn cảnh báo binh sĩ Trung Quốc vừa có sự thay đổi đáng kể về khu vực xâm nhập. Theo đó, binh sĩ Trung Quốc bị cho là thường tập trung vào vùng Tawang thuộc Arunachal Pradesh vì nó gần Tây Tạng.
Tuy nhiên, ngày 13.8, họ lại bị tố xâm nhập cả khu vực Chaglagam, cũng thuộc Arunachal Pradesh, sâu tới 20 km và ở đó ba ngày. “Vụ xâm nhập này cần phải xem xét cẩn thận”, một quan chức Ấn Độ theo dõi hoạt động của phía Trung Quốc trong khu vực, nhấn mạnh.

Hiện nay, Trung Quốc có mạng lưới đường bộ dài tổng cộng 58.000 km gần biên giới Ấn Độ, giúp binh sĩ nước này có thể đến biên giới hai nước trong 48 giờ. Trong khi đó, các lực lượng Ấn Độ phải mất một tuần mới có thể đến một chốt biên giới ở Arunachal Pradesh, vì không có đường, theo The Times of India.


Nhật  mua loạt vũ khí khủng


Bộ Quốc phòng Nhật mới thông báo về kế hoạch ngân sác 4,8 nghìn tỉ Yen cho năm 2014, tăng 2,9 lần so với năm 2013.

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang trong tâm điểm tranh chấp Trung - Nhật

So với năm nay, ngân sách Quốc phòng của Nhật sẽ tăng thêm 80 tỉ Yen vào năm tới.
Theo hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo, Nhật lên kế hoạch mua 4 máy bay tàng hình thế hệ thứ năm đình đám của Mỹ là F-35, đồng thời nghiên cứu khả năng mua thêm các máy bay vận tải Osprey và các máy bay do thám Global Hawk của Mỹ.

Mục đích của các thương vụ này là nhằm 'bản địa hóa' việc lắp ráp một số bộ phận trong các máy bay trên.

Thêm vào đó, Nhật Bản còn tính việc mua thêm thiết bị đổ bộ cho lực lượng bảo vệ vờ biển; trong đó bao gồm bốn chiếc AAV-7 (Xe thiết giáp lội nước số 7, Mỹ cũng sử dụng loại thiết bị này) trong năm tài chính này; và hai phiên bản khác của AAV-7 trong năm tài chính kế tiếp.

Tờ Asahi Shimbun nói rằng chính sách quốc phòng của Nhật hiện nay đang thể hiện các hy vọng của Thủ tướng Shinzo Abe đối với đất nước: đó là củng cố lực lượng quân đội của Nhật.

Bộ Quốc phòng Nhật còn thiết lập một lực lượng ban đầu trong năm tài chính tới - đó là lực lượng lính thủy đánh bộ của Nhật nhưng theo 'phiên bản Mỹ'.

Với khả năng tấn công đổ bộ, lực lượng này sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các đảo xa bờ, nhất là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.

Loạt vũ khí mới Nhật dự định trang bị cho Lực lượng phòng vệ của mình:


Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Nhật dự định mua 4 máy bay F-35 của Mỹ

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Trực thăng cánh xoay Osprey - một trong những loại máy bay chiến đấu xuất sắc nhất thế giới

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Máy bay do thám không người lái Global Hawk

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Xe thiết giáp lội nước AAV7

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa Đông

Xe thiết giáp lội nước AAV7

Senkaku, Điếu Ngư, Hoa   Đông

Nhật muốn xây dựng một lực lượng lính thủy đánh bộ tinh nhuệ như Thủy quân Lục chiến của Mỹ. Trong hình, quân Nhật mặc áo xanh, quân Mỹ mặc áo vàng. 

 

Tau-Hơn 1 triệu con gián trốn khỏi trại nuôi


Ít nhất 1 triệu con gián đã trốn khỏi một nông trại ở Trung Quốc, nơi chúng được nuôi để làm thuốc trong ngành Trung y ở nước này, thông tin trên Modern Express cho hay.

Những con gián đã trốn ra khỏi một trại nuôi được đặt ở Đại Phong, phía đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào hồi đầu tháng sau khi “không hiểu vì lý do gì”, nhà nuôi nhốt bằng nhựa bị đổ, thông tin cho hay.

gián, trốn khỏi trại nuôi, Trung Quốc,   Trung y, làm thuốc, chữa bệnh

Hơn 1 triệu con gián đã trốn thoát khỏi khu nuôi nhốt trong một trang trại tại Trung Quốc.Ảnh minh họa.

Cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Giang Tô đã gửi tới khu trang trại năm nhân viên để lập kế hoạch ngăn chặn loài côn trùng này.

Chủ trang trại, Wang Pengsheng đã đầu tư hơn 100 ngàn Nhân dân tệ (khoảng 16 ngàn USD) để mua 102 kg trứng của loài gián Periplaneta americana sau 6 tháng chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của mình.

Gián thường được cho là một loài côn trùng gây hại, tuy nhiên, ở Trung Quốc, chúng lại được cho là một vị thuốc trong ngành y học cổ truyền tại nước này. Quan niệm này cho rằng, thuốc được làm từ loài gián có thể chữa được nhiều chứng bệnh bao gồm cả ung thư, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch.

Khi căn nhà nuôi nhốt gián bị đổ, hơn 1,5 triệu con gián đã nở và chúng được nuôi bằng “hoa quả và bánh quy” mỗi ngày, ông Wang cho biết.

Ông Wang cho rằng mình có thể kiếm được 1.000 Nhân dân tệ cho mỗi kilogam gián được bán. Tuy nhiên, hiện giờ ông đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ hàng trăm ngàn Nhân dân tệ do vụ tai nạn gây ra


Công ty Mỹ xây trung tâm giám sát bờ biển cho Philippines
) Công ty Mỹ Raytheon vừa thông báo đã được trao hợp đồng xây một trung tâm giám sát bờ biển nhằm tăng cường an ninh biên giới biển của Philippines.
Tờ The Philippine Star hôm nay 26.8 dẫn thông báo từ Raytheon cho hay hợp đồng bao gồm thiết kế và xây dựng trung tâm nói trên, với tổng trị giá 18 triệu USD. Hợp đồng sẽ kết thúc vào ngày 31.7.2015.

Trung tâm giám sát bờ biển được thành lập dựa trên một sắc lệnh do Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ký hồi năm 2011. Sắc lệnh nhằm mở rộng chiến dịch của hải quân Philippines để bảo vệ nguồn tài nguyên nước này.
Sắc lệnh còn thành lập Hội đồng Giám sát bờ biển, vốn hoạt động như một cơ quan liên ngành, phụ trách điều phối các hoạt động an ninh biển.
Hội đồng này cũng có nhiệm vụ đưa ra định hướng chiến lược và hướng dẫn chính sách cho trung tâm giám sát bờ biển.
Philippines tăng cường giám sát biển, giữa lúc nước này đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông.
Bên cạnh đó, Manila đang đàm phán với Washington về một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ tăng cường hiện diện luân phiên tại Philippines để giúp nước này tăng cường khả năng phòng thủ.


Tokyo dùng lại máy tạo mưa
Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật vừa quyết định dùng lại 2 máy tạo mưa do thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài trong mùa hè qua, theo AFP. Hai cỗ máy nói trên được sản xuất từ nửa thế kỷ trước và đã “trùm mền” suốt 12 năm qua. Hiện lượng dự trữ nước ngọt trong hệ thống cấp nước của thành phố này chỉ bằng khoảng 60% so với trung bình những năm trước.


Trước đó, chính quyền đã kêu gọi người dân thủ đô chú ý tiết kiệm nước tối đa nhưng vẫn không thấm tháp vào đâu. Hồi cuối tuần qua, 2 máy tạo mưa đã phóng vào khí quyển khu vực ngoại ô Tokyo một lớp khói AgI. Hơi nước ngưng tụ quanh hợp chất này sẽ nặng dần và tạo thành mưa. Khoảng 2 giờ sau, các chuyên gia khí tượng học đã ghi nhận một lượng mưa khoảng 17,5 mm tại khu vực thủ đô. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, theo Đài NHK, ít nhất 129 người thiệt mạng vì tiết trời nóng bức tại Tokyo.

 Tokyo dùng lại máy tạo mưa
Dân Tokyo đổ xô đến hồ bơi để “hạ nhiệt” - Ảnh: AFP

Cuốn sách gây sốc tiết lộ "hậu cung" của Gaddafi


Theo một cuốn sách viết về nhà lãnh đạo Libya quá cố, đại tá Muammar Gaddafi đã ra lệnh bắt cóc các nữ sinh, sau đó giam họ như nô lệ tình dục.

Những nữ vệ sĩ đều là "người tình" của Gaddafi.

Một nữ sinh có tên là Soraya bị bắt cóc khi mới 15 tuổi và bị giam giữ 5 năm trong tầng hầm tại dinh thự vững chãi như pháo đài ngay ở ngoại ô Tripoli.

Cô gái nói cô bị hãm hiếp tàn bạo, đánh đập và lạm dụng gần như mỗi ngày. Những cậu bé và cô bé khác cũng bị lạm dụng như vậy.

Câu chuyện của nữ sinh và những người nói rằng họ bị bạo chúa độc tài hãm hiếp đã được thuật lại trong cuốn sách của phóng viên tờ Le Monde, Pháp- Annick Cojean- mang tên "Hậu cung của Gaddafi: Câu chuyện của một cô gái trẻ và những vụ xâm hại ở Libya". Cuốn sách đã bán được hơn 100.000 bản kể từ khi xuất bản ở Pháp năm ngoái. Bản tiếng Anh sẽ ra mắt vào tháng tới.

Nhà báo cho biết, cả các cậu bé và những người đàn ông cũng bị hãm hiếp. Ngoài ra, Gaddafi còn theo đuổi những người nổi tiếng và vợ của những chức sắc nước ngoài.

Theo điều tra riêng của mình, nữ tác giả Cojean nói rằng những nữ vệ sĩ luôn sát cánh bên Gaddafi thực chất là tình nhân của nhà độc tài này.

Bà Cojean điều tra việc Gaddafi lạm dụng quyền lực sau khi gặp Soraya (tên nhân vật đã được thay đổi) - người đã kể cho bà nghe câu chuyện đau lòng của mình.

Khi còn học tại trường ở thành phố ven biển Sirte, Soraya được "vinh dự" tặng hoa cho Gaddafi trong một chuyến thăm năm 2004.

Sau khi tặng hoa, Gaddafi - người đã có 8 con - xoa đầu cô bé. Soraya nói rằng đây là tín hiệu Gaddafi nói với đệ tử của mình rằng ông ta muốn cô bé.

Ngày hôm sau, cô bé được gọi đến dinh thự nguy nga gần Tripoli, Bab al-Azizia- nơi cô bị lột quần áo và đưa đến trước mặt Gaddafi - đang nằm trên giường không một mảnh vải che thân. Sau đó, Gaddafi cố tình cưỡng đoạt cô.

Trong cuốn sách, Soraya kể lại: "Ông ta nắm tay tôi và buộc tôi ngồi trên giường cạnh ông ta. Tôi không dám nhìn nữa".

"Ông ta nói: Đừng sợ. Ta là cha con. Đó là cách con gọi ta phải không? Nhưng ta cũng là anh trai con và người tình của con nữa. Ta sẽ là tất cả vì con. Vì con đã nói rằng muốn sống với ta trọn đời".

Sau đó, Gaddafi cho cô bé xem phim khiêu dâm và xem cách Gaddafi làm tình với những người khác để "học tập".

Theo cuốn sách, những vệ sĩ nam và các bé trai cũng bị bạo chúa hãm hiếp.

Soraya cuối cùng được cho về nhà vào năm 2009, nhưng cô nói rằng cô vô cùng xấu hổ với gia đình. Cô chỉ cảm thấy nhẹ nhõm sau khi Gaddafi chết năm 2011.

Tác giả cuốn sách cũng phỏng vấn một phụ nữ, người đã đưa các cô gái tới dinh thự của Gaddafi. Bà Cojean cũng tố rằng Gaddafi thường xuyên theo đuổi sinh viên và vợ của những quan chức nước ngoài. Những vị khách nữ đến dinh thự của Gaddafi thường xuyên bị thử máu để đảm bảo không có bệnh gì trong trường hợp Gaddafi muốn quan hệ với họ.

Donald Trump bị kiện vì 'lừa đảo'


Eric Schneiderman - người đứng đầu cơ quan tư pháp New York cho rằng tỷ phú đã lợi dụng tên tuổi của mình, thuyết phục mọi người chi hàng chục nghìn USD cho những khóa học đầu tư mà nội dung không hề giống như ông quảng cáo.

Theo CNN, Trump bị cáo buộc cam kết sai về các điều kiện của trường học, bao gồm cả việc ông tuyên bố đích thân tham gia chọn lựa giảng viên và thiết kế chương trình. Schneiderman cho rằng tỷ phú chỉ dùng danh tiếng của mình để lừa các học viên.

"Lợi dụng tên tuổi của mình, Trump đã xuất hiện trên các quảng cáo, thuyết phục mọi người chi hàng chục nghìn USD cho những bài học mà họ chẳng bao giờ nhận được". Schneiderman yêu cầu Trump bồi thường 40 triệu USD, vừa hoàn tiền cho học viên, vừa để trả các khoản phạt khác.

Donald-Trump-1377506399.jpg

Donald Trump bị kiện vì lừa đảo các học viên. Ảnh: Forbes

Tuy nhiên, trên Twitter, tỷ phú lại gọi Schneiderman là "người chẳng đáng quan tâm" và cho rằng vị quan chức này "đang cố tống tiền tôi bằng một vụ kiện". Trump cũng dẫn link đến một website khẳng định 98% học viên cũ của Đại học Trump hài lòng với những gì họ nhận được.
Michael Cohen, Phó giám đốc Trump Organization và cũng là luật sư của tỷ phú, cho biết vụ kiện "chẳng có giá trị gì". Ông nhấn mạnh: "Có lẽ văn phòng tư pháp nên tập trung xử lý những kẻ chịu trách nhiệm cho khủng hoảng tài chính".

Thời gian gần đây, một số cựu học viên tại California cũng đâm đơn kiện kiện trường của tỷ phú. Họ cho biết những quảng cáo đã thuyết phục mình đổ hàng chục nghìn USD vào các buổi hội thảo và kèm cặp. Một số người còn tiết lộ Đại học Trump chỉ thu hút học viên bằng tên tuổi của tỷ phú, và sau đó chẳng hề dạy họ những bí quyết kinh doanh bất động sản như đã hứa.
Đại học Trump đã đổi tên thành Sáng kiến khởi nghiệp Trump năm 2010. Trường học này đào tạo về địa ốc, quản lý - tạo lập tài sản tài sản và khởi nghiệp. Chi phí một khóa dao động từ gần 1.500 USD cho ba buổi hội thảo, đến gần 35.000 cho khóa "đào tạo toàn diện".

Donald Trump năm nay 67 tuổi. Ông hiện là người giàu thứ 139 tại Mỹ với 3,2 tỷ USD, theo Forbes. Tài sản của tỷ phú chủ yếu nhờ đầu tư bất động sản ở New York, casino và sân golf trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ông nổi tiếng nhất với vai trò MC trong chương trình truyền hình thực tế "Nhân viên tập sự".

Mỹ bán trực thăng tấn công  cho Indonesia
 Mỹ đã lần đầu tiên nhất trí bán các trực thăng tấn công AH-64E Apache mới cho Indonesia, giới chức Mỹ ngày 26/8 cho biết.

Trực thăng tấn công Apache do Mỹ chế tạo.
Trực thăng tấn công Apache do Mỹ chế tạo.

Theo đó, Indonesia sẽ mua 8 trực thăng Apache mới, do hãng Boeing chế tạo. Thỏa thuận trị giá 500 triệu USD, bao gồm ra-đa, công tác huấn luyện và bảo dưỡng.

Thỏa thuận trên được công bố nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới Jakarta. Ông Hagel tới Indonesia trong khuôn khổ chuyến thăm 4 quốc gia Đông Nam Á kéo dài 1 tuần.

"Cung cấp cho Indonesia các trực thăng đẳng cấp thế giới này là một minh chứng cho cam kết của chúng tôi nhằm giúp xây dựng năng lực quân sự của Indonesia", ông Hagel cho biết trong một tuyên bố.

Thỏa thuận sẽ giúp Indonesia đối phó với "một loạt các tình huống bất ngờ, trong đó có các chiến dịch chống cướp biển và mối quan tâm hàng hải", tuyên bố nói thêm.
Theo giới phân tích, Mỹ gần đây đã đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao tại khu vực Đông Á để thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại đây nhằm đối phó với Trung Quốc.

Xung đột tôn giáo lại bùng nổ vì nghi án hiếp dâm tại Myanmar


 Một cuộc bạo động vì xung đột tôn giáo mới lại bùng phát ở Myanmar vào hôm 25.8, với khoảng 1.000 người chống đạo Hồi đã đốt phá các cửa hàng và nhà cửa.
Cảnh sát đã phải bắn chỉ thiên ba lần để giải tán đám đông đang cố thiêu rụi các căn nhà và tấn công lực lượng cứu hỏa tại một ngôi làng ở thị trấn Kanbalu, miền trung Myanmar, AFP cho hay.
“Lực lượng an ninh đã can thiệp để ngăn chặn một nhóm khoảng 1.000 người đang cố đốt phá các căn nhà. Tuy nhiên, nhóm người này đã chống cự lại bằng súng bắn ná và tình hình đã trở nên không còn kiểm soát được”, Bộ Thông tin Myanmar thông báo.

Bạo động bắt đầu bùng lên sau khi một người đàn ông Hồi giáo bị bắt vì tình nghi hiếp dâm một phụ nữ Phật giáo vào tối 24.8 (giờ địa phương).
Một đám đông khoảng 150 người và ba nhà sư Phật giáo sau đó đã bao vây trụ sở cảnh sát, yêu cầu giao nộp nghi phạm cho họ.

Khi bị từ chối, đám đông đã quay sang tấn công nhà cửa và quán xá của người Hồi giáo trong khu vực, đồng thời số lượng người tham gia cũng tăng dần lên.

Các cuộc tấn công nhằm vào người Hồi giáo, vốn chiếm khoảng hơn 4% dân số Myanmar, cho thấy sự rạn nứt về tôn giáo tại Myanmar, quốc gia với dân số hầu hết là người Phật giáo, theo AFP.
Được biết, đây là lần đầu tiên thị trấn Kanbalu có bạo động chống người Hồi giáo.


Tau- Thả hàng trăm con mèo hoang trong thành phố để bắt chuột
) Hàng trăm con mèo hoang được thả rông tại khu vực phía tây bắc Trung Quốc nhằm kiểm soát tình trạng chuột hoành hành tại đây.
Hồi đầu tháng 8.2013, trong chương trình “kiểm soát dân số chuột”, chính quyền thành phố Bác Lạc thuộc khu tự trị Tân Cương đã thả thêm 100 con mèo, vốn là những con mèo hoang ở những nơi khác đem về, theo tờ China Daily ngày 26.8.

Kể từ khi chương trình này bắt đầu vào năm 2011 cho đến nay đã có tổng cộng gần 600 con mèo hoang được thả rông thực hiện “sứ mạng săn bắt chuột” trên 5.300 hecta đất bị chuột hoành hành bao quanh thành phố Bác Lạc.
Cũng giống nhiều nơi khác ở Trung Quốc, người dân địa phương dùng bẫy chuột, thuốc diệt chuột nhưng không hiệu quả do “dân số” chuột quá đông.

“Có rất nhiều con mèo trong thành phố chúng tôi. Đây là một giải pháp hữu hiệu để tiêu diệt chuột”, ông Guan Tingxian, một quan chức thành phố Bác Lạc cho biết.

Tuy nhiên, các cư dân mạng Trung Quốc tranh cãi về tính hiệu quả của chương trình “mèo bắt chuột” này, bày tỏ lo ngại rằng những con mèo không chịu nổi thời tiết giá lạnh ở Tân Cương.

Hồi đầu tháng 8.2013, chính quyền thành phố Đài Bắc (Đài Loan) tuyên bố sẽ lắp đặt trên 1.000 bẫy chuột ở khắp thành phố sau khi phát hiện chuột nhiễm bệnh dại.

Còn ở thành phố Mumbai, kinh đô Bollywood của Ấn Độ, có cả một đội gồm 44 "chiến sĩ diệt chuột" làm việc hằng đêm nhằm tiêu diệt lũ chuột hoành hành trong thành phố này.

 

BT chuyển

----------o0o-----------