Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Tin thế giới: August 14, 2013


Ai Cập: Cảnh sát trấn áp người biểu tình, hơn 100 người chết
 Sáng nay, cảnh sát Ai Cập đã đồng loạt tiến vào giải tán hai khu trại của người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Morsi tại thủ đô Cairo. Đụng độ dữ dội đã nổ ra khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Theo hãng tin AFP ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Một phóng viên của hãng tin này có mặt tại hiện trường đã đếm số thi thể tại khu vực trại Rabaa al-Adawiya cho biết, nhiều nạn nhân có vẻ đã tử vong vì vết thương do bị súng bắn.

Xe quân sự xuất hiện giải tán người biểu tình
Xe quân sự xuất hiện giải tán người biểu tình

Bộ nội vụ Ai Cập cho biết 2 thành viên của lực lượng an ninh đã thiệt mạng trong chiến dịch. Trong khi đó phong trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi miêu tả hành động của cảnh sát như một cuộc “thảm sát”, và khẳng định số người thiệt mạng là hơn 100 người.

Phong trào này cũng kêu gọi người Ai Cập xuống đường để phản đối cuộc “thảm sát” này. “Đây không phải nỗ lực nhằm giải tán đám đông, mà là một hành động đẫm máu nhằm nghiền nát tiếng nói của lực lượng phản đối cuộc đảo chính quân sự”, người phát ngôn của Anh em Hồi giáo Gehad al-Haddad khẳng định trên Twitter.

Khu trại biểu tình Rabaa al-Adawiya, nơi một số lãnh đạo Anh em Hồi giáo đang tập trung “kêu gọi người Ai Cập xuống đường để ngăn chặn cuộc thảm sát”, Haddad tuyên bố.

Các cuộc đụng độ căng thẳng ở một phần khu trại biểu tình Rabaa al-Adawiya đã không ngừng leo thang và những tiếng súng máy đã vang lên.

Từ sáng sớm, các lực lượng an ninh bao vây khu vực này đã bắn hơi cay trong lúc di chuyển vào để giải tán hàng nghìn người ủng hộ ông Morsi, những người đã phớt lờ tối hậu thư chấm dứt biểu tình.

Lựu đạn hơi cay liên tiếp trút xuống các khu trại do người biểu tình dựng lên tại một đầu của khu Rabaa al-Adawiya, gây ra tình trạng hoảng loạn khiến người biểu tình chạy tứ tán.

Nhiều   người thương vong trong các   cuộc đụng độ tại Cairo sáng nay
Nhiều người thương vong trong các cuộc đụng độ tại Cairo sáng nay

Nhiều thanh niên trùm mặt nạ đã xông lại để nhặt lựu đạn hơi cay thả vào các thùng nước nhỏ. Gần đó, trên sân khấu chính gần gần một đền thờ Hồi giáo đã vang lên quốc ca Hồi giáo và người biểu tình hô vang “Allahu Akbar” (Chúa trời là vĩ đại nhất).

“Đây là cuộc mở màn cho chiến dịch giải tán người biểu tình”, một nhân viên an ninh khẳng định với AFP, và cho biết các bước đi tương tự sẽ được thực hiện tại khu trại biểu tình ở quảng trường Nahda.

Các nhân chứng khẳng định nhiều tiếng súng đã vang lên nhưng không biết bên nào đã nổ súng.
Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy nhiều người bị thương được đưa tới một trung tâm y tế dã chiến, còn cảnh sát thì dẫn giải nhiều người biểu tình.

Tại một sân khấu gần đó, những người lãnh đạo cuộc biểu tình đeo mặt nạ thể hiện quyết tâm bám trụ bằng cách đứng trên sân khấu. Trong khi đó đám đông đeo mặt nạ cũng đứng tại chỗ giữa lúc lựu đạn hơi cay được ném vào. Nhiều máy ủi đã phá tan khu lều trại.
Ngay từ đêm qua, các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa những người ủng hộ và phản đối ông Morsi tại khu vực Giza, khiến ít nhất 10 người bị thương.

Cuộc trấn áp của cảnh sát Ai Cập diễn ra chỉ ít giờ sau khi Mỹ hối thúc chính phủ lâm thời Ai Cập cho phép những người ủng hộ ông Morsi được biểu tình tự do.

Kể từ cuối tháng 6 đến nay, các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và phản đối ông Morsi đã khiến hơn 250 người chết.

 

Học giả Đài Loan trêu tức Trung Quốc: 1 Izumo (Nhật) = 2 Liêu Ninh
Tạp chí “Tuần báo Á châu” của Hồng Kông ngày 18/08 (Bản quảng cáo trước nội dung) có 1 bài viết như trêu tức Đại Lục, khi so sánh 12 chiếc F-35 trên tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật vừa hạ thủy, có sức mạnh vượt trội 48 chiếc J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Bài viết trên “Tuần báo Á châu” mang tiêu đề “Tàu sân bay Izumo của Nhật đấu với Quân giải phóng Trung Quốc” của tác giả Sái Dực, một học giả chuyên về quan hệ quốc tế, Giám đốc điều hành Quỹ nghiên cứu tổng hợp Đông Á của Đài Loan (Trung Quốc). Trong bài viết, học giả này đã khẳng định tàu sân bay Izumo của Nhật, sẽ vượt trội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, nếu nó được trang bị theo hướng mang theo 12 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B của Mỹ.

Bài viết cho biết, ngày 06/08 vừa qua, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo đã được hạ thủy, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lực lượng hải quân Nhật Bản. Một điều mà mọi người không hiểu được là tại sao 1 chiến hạm có lượng giãn nước tới 27.500 tấn, mà lại bị Nhật xếp vào loại “tàu khu trục” khi trên thực tế nó đúng là 1 tàu sân bay trực thăng.

Tàu sân bay DDH-183   Izumo của Nhật có khả năng mang theo 12 chiếc F-35B
Tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật có khả năng mang theo 12 chiếc F-35B

Xét về tải trọng, Izumo còn lớn hơn cả tàu sân bay Garibaldi của Italia (14.000 tấn), tàu sân bay Principe of Asturias của Tây Ban Nha (17.000 tấn), tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan (11.450 tấn), tàu sân bay lớp Invincible của Anh (21.000 tấn), tàu sân bay Dokdo của Hàn Quốc (19.000 tấn), ngang tàu sân bay Cavour của Italia (27.100 tấn), xấp xỉ tàu sân bay  INS Virrat của Ấn Độ (28.700 tấn), kém một chút so với tàu sân bay Sao Paulo được Brazil mua của Pháp (32.700 tấn).

Với lượng giãn nước 27.500 tấn và tính năng lưỡng dụng (có thể mang theo cả máy bay trực thăng và máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng), DDH-183 Izumo được các chuyên gia quân sự xếp vào loại tàu sân bay, việc Nhật Bản gọi nó là tàu khu trục là cách nọ “né” sự chế ước của bản “Hiến pháp hòa bình”, cấm nước này không được phát triển các loại vũ khí có tính chất tiến công.

Máy bay F-35 của Mỹ đang   tiếp dầu trên không
Máy bay F-35 của Mỹ đang tiếp dầu trên không


Bài báo cho biết, sở dĩ việc 22DDH hạ thủy gây sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế, là bởi trên thực tế nó là một tàu sân bay hạng nhẹ có sức tấn công rất mạnh. Dự tính của các chuyên gia quân sự Mỹ là nó có thể mang theo tới 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B.

Ông Sái Dực phân tích một cách rất “số học” là, theo nghiên cứu của Mỹ, 1 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có thể thắng được 4 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Như vậy 12 chiếc F-35B trên Izumo, có sức mạnh bằng 48 chiếc máy bay thế hệ thứ 4 như tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc, mà Liêu Ninh chỉ mang được tối đa 24 chiếc J-15. Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, sẽ hoàn toàn thất bại, khi đối đầu với tàu sân bay lớp 22DDH của Nhật Bản.
Nga trục xuất gần 600 lao động Trung Quốc
- Khoảng 570 lao động Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi vùng Krasnodar ở miền nam nước Nga, báo chí nước này đưa tin.
Theo hãng tin RIA Novosti, cảnh sát vùng Krasnodar cho hay các di dân Trung Quốc bị trục xuất đã làm vườn trong các nhà kính mà không có giấy phép lao động.

Họ đã bị bắt giữ và bị phạt tổng cộng 924.000 rúp (28.000 USD) trước khi bị trục xuất, RIA đưa tin.
Khoảng 100 di dân Trung Quốc khác cũng bị bắt tại vùng Volgograd lân cận, theo các quan chức thực thi luật pháp địa phương. Hiện chưa rõ nơi ở của họ.

Cảnh sát Nga hôm 12/8 cho hay họ đã bắt giữ hàng trăm di dân bất hợp pháp trong các cuộc truy quét hồi cuối tuần qua tại ít nhất 8 trong 83 vùng của Nga, sau các chiến dịch tương tự tại 2 thành phố lớn nhất nước Nga là Mátxcơva và St. Petersburg.

Hồi tháng 6, hãng tin RIA Novosti cho biết vùng Krasnodar có kế hoạch ngừng thuê các lao động Trung Quốc trong năm 2014 do xảy ra vài vụ vi phạm pháp luật của các lao động Trung Quốc.
Một tuyên bố của chính quyền địa phương cho hay các cuộc kiểm tra cho thấy các loại rau và hoa quả do di dân Trung Quốc trồng có chứa hàm lượng kim loại nặng sao hơn nhiều so với mức độ cho phép.
Mỹ áp thuế chống trợ cấp tôm đông lạnh Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Ecuador
Bộ Thương mại Mỹ ngày 13/8 đã công bố mức thuế chống trợ cấp cuối cùng đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Ecuador.


Chế biến tôm đông lạnh tại Công ty XNK thủy sản Thanh Hoá. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
Chế biến tôm đông lạnh tại Công ty XNK thủy sản Thanh Hoá. 


Theo đó, mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Malaysia sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp cao nhất là 54,5%. Mức thuế áp dụng đối với mặt hàng này nhập từ Việt Nam là 7,9%. Ba nước còn lại là Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador chịu các mức thuế lần lượt là 18,2%, 11,1% và 13,5%. 

Theo số liệu thống kê, năm ngoái, năm nước kể trên đã xuất khẩu 208.000 tấn tôm đông lạnh, trị giá 1,7 tỷ USD vào thị trường Mỹ. 

Quyết định trên còn phải được Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) thông qua thì mới có hiệu lực. Dự kiến, ITC sẽ bỏ phiếu về quyết định trên vào ngày 19/9 tới. 

Theo đơn kiện của các nhà sản xuất tôm trong nước và Liên minh ngành công nghiệp tôm Vịnh Mexico, Bộ Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra về trợ giá tôm xuất khẩu của 7 nước (gồm 5 nước nêu trên cùng Thái Lan và Indonesia). Tuy nhiên, hai nhà cung cấp chính là Thái Lan và Indonesia được miễn thuế nhập khẩu.
10 người uống thuốc sâu tự sát 
Một nhóm gồm ít nhất 10 người Trung Quốc hôm qua cùng nhau uống thuốc trừ sâu tự tử, hành động được cho là để biểu tình phản đối cơ quan đường sắt nước này. 
AFP đưa tin vụ việc xảy ra trên một đường phố gần ga đường sắt phía tây Bắc Kinh, một trung tâm giao thông lớn của thành phố. Cảnh sát và xe cứu thương đã được điều động để đưa các nạn nhân đến bệnh viện.

Hiện chưa rõ có ai thiệt mạng trong vụ tự tử tập thể này hay không. Phát ngôn viên của một trong những bệnh viện cho biết, các bệnh nhân liên quan trong vụ việc đã được xuất viện.
Theo SCMP, vụ tự tử tập thể được cho là có liên quan đến cơ quan đường sắt Trung Quốc, do một số người trong nhóm trên mặc áo phông có dòng chữ "Cục Đường sắt Cáp Nhĩ Tân".

Bộ Đường sắt Trung Quốc, cơ quan sử dụng một lượng lao động lớn, đã bị giải thể hồi tháng ba và được sáp nhập vào Bộ Giao thông, dẫn đến tình trạng cắt giảm hàng loạt việc làm.

Tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, người dân cũng đã đối mặt với cảnh thất nghiệp triền miên kể từ sau cuộc cải cách các ngành công nghiệp nhà nước, hồi cuối thập niên 90, dưới thời của Thủ tướng Chu Dung Cơ.

Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc hiện là 22 trên 1.000 người mỗi năm, đứng thứ 7 thế giới. Uống thuốc trừ sâu là một phương pháp tự tử rất phổ biến ở các vùng nông thôn của nước này.
Nga bác bỏ lỗi kỹ thuật trên tàu ngầm Ấn Độ bị cháy
Một công ty Nga khẳng định tàu ngầm vừa bị cháy của hải quân Ấn Độ đã được tu sửa và trang bị đầy đủ, trước khi bàn giao cho New Deilhi hồi đầu năm. 

sindurakshak21-1376466632_500x0.jpg

Tàu ngầm INS Sindhurakshak của hải quân Ấn Độ. Ảnh: rusembassy.in

Phát ngôn viên của công ty sửa chữa tàu Zvyozdochka cho hay trên RIA Novostirằng, có "những lo ngại nhất định" đã nảy sinh khi các chuyên gia thanh sát tàu INS Sindhurakshak, do Nga chế tạo, ở cảng Severonisk, biển Barents. 

Tuy nhiên, ông khẳng định phía Ấn Độ không đưa ra phản hồi gì về tình trạng của con tàu này khi tiếp nhận nó từ Nga.

"Chúng tôi đã ký một thỏa thuận về việc đại tu và hiện đại hóa con tàu vào tháng 6/2010, và hoàn thành công việc này vào tháng 1/2013", phát ngôn viên nói. "Trong quá trình sửa chữa, chúng tôi đã lắp đặt một phức hợp tên lửa Club mới và một số hệ thống của nước ngoài lên tàu, trong đó có những hệ thống của Ấn Độ".

Theo người phát ngôn, công ty Zvyozdochka cũng nâng cấp hệ thống định hướng và liên lạc cho tàu ngầm, và tu sửa bộ phận phát điện của nó.

INS Sindhurakshak hiện vẫn trong thời gian bảo hành của Nga, và 8 nhân viên của Zvyozdochka vẫn đang ở cảng Mumbai, nơi con tàu bị chìm sáng sớm nay.

"Chúng tôi không có thông tin về những gì thực sự đã xảy ra ở đó", phát ngôn viên nói thêm.

Tàu ngầm INS Sindhurakshak chìm xuống nước sau khi bốc cháy và phát nổ tại xưởng đóng tàu của hải quân Ấn Độ ngay sau nửa đêm qua. 18 thủy thủ được cho là đang ở trên khoang lúc xảy ra vụ việc. Một đội thợ lặn đã được triển khai để tìm kiếm các nạn nhân, trong khi hải quân Ấn Độ điều tra nguyên gây hỏa hoạn.

Tàu ngầm INS Sindhurakshak, do Nga chế tạo, đã 16 năm tuổi. Con tàu vừa trở lại Ấn Độ gần đây, sau khi trải qua quá trình nâng cấp ở Nga. 

Tàu thuộc lớp Sindhughosh, tức lớp Kilo, do Nga chế tạo theo đề án 877. Tàu thuộc lớp này có trọng lượng 3.000 tấn, lặn sâu tối đa 300 mét, tốc độ tối đa 18 knot, có thể hoạt động độc lập 45 ngày với thủy thủ đoàn gồm 53 người. TheoAP, hiện Ấn Độ có 14 tàu ngầm chạy diesel-điện.

Hồi tháng 2/2010, INS Sindhurakshak cũng từng bị cháy khi đang neo tại Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, làm một thủy thủ 24 tuổi thiệt mạng và hai người khác bị bỏng.

Rahul Bedi, một chuyên gia quốc phòng của IHS Jane's Defense Weekly, cho biết INS Sindhurakshak được Nga bàn giao cho Ấn Độ vào năm 1997 và thiếu một số thiết bị an toàn hiện đại. 

"Tàu không có các lối thoát hiểm trong trường hợp xảy ra các sự cố, giống như một số tàu ngầm hiện đại", ông nói.

Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm 1.800 tấn thứ tư
Hải quân Hàn Quốc hôm qua đã hạ thủy chiếc tàu ngầm 1.800 tấn loại 214 thứ tư, trong nỗ lực củng cố khả năng chiến tranh dưới nước với tàu ngầm Triều Tiên.
 Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tham dự lễ cắt băng hạ thủy tàu ngầm Kim Jwa-jin
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tham dự lễ cắt băng hạ thủy tàu ngầm Kim Jwa-jin

Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, tàu ngầm được đặt tên theo nhà đấu tranh vì độc lập nổi tiếng của Hàn Quốc Kim Jwa-jin (1889-1930). Và đây là chiếc tàu ngầm Loại 214, nặng 1.800 tấn thứ tư nước này phát triển kể từ năm 2010.

Tổng thống  Hàn   Quốc   Park  Geun-hye, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin và các giới chức quân sự cấp cao khác đã tham dự lễ cắt băng khánh thành con tàu ở nhà máy đóng tàu Daewoo trên đảo Geoje, gần với thành phố cảng Busan ở miền nam.

Hãng thông tấn Yonhap cho hay, chiếc tàu ngầm này có thể bắn 300 mục tiêu cùng lúc và được trang bị tên lửa hạm đối đất, ngư lôi cũng như hệ thống sonar (định vị siêu âm dưới nước) tiên tiến, được dùng trong cuộc chiến chống tàu ngầm, các sứ mệnh do thám, giám sát.

 Hàn Quốc hiện có hơn 10 tàu ngầm.
Hàn Quốc hiện có hơn 10 tàu ngầm.
Nhờ hoạt động bằng hệ thống đẩy được gọi là Air Independent Propulsion (AIP), nên chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel này có khả năng ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường. Hệ thống AIP cũng cho phép các thủy thủ thực hiện sứ mệnh dưới nước trong nhiều tuần mà không cần tiếp cận với oxy trong không khí.

Giới chức Hàn Quốc cho hay, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm tấn công này vào cuối năm 2014 và triển khai nó vào năm 2015.

Hàn Quốc hiện có hơn 10 tàu ngầm đang hoạt động, trong đó có các tàu ngầm loại 209, trọng tải 1.200 tấn và tàu ngầm loại 214, trọng tải 1.800 tấn.

Hải quân Hàn Quốc dự kiến tiếp nhận 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn sau năm 2020, với hệ thống radar và vũ khí được cải thiện đáng kể so với các tàu ngầm trước đó.

Trong khi đó, Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm. Chính một trong những tàu ngầm này bị tình nghi đã phóng ngư lôi vào một tàu chiến của Hàn Quốc trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt ở bờ biển tây bán đảo Triều Tiên vào tháng 3/2010. Tổng cộng 46 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ việc.

israel bắn hạ tên lửa từ Ai Cập
- Israel đã đánh chặn thành công một tên lửa do các phần tử chủ chiến phóng đi từ bán đảo Sinai. Vụ đánh chặn diễn ra chỉ vài giờ sau khi các giới chức Ai Cập cho biết đã hạ sát 25 phần tử chủ chiến ở bán đảo này.
Israel bắn hạ tên lửa từ Ai Cập
Binh sĩ Israel canh gác bên cạnh hệ thống tên lửa đánh chặn Vòm sắt triển khai gần thành phố phía bắc Haifa.


Giới hữu trách Israel cho biết các hệ thống phòng thủ Vòm sắt của nước này đã phá hủy một rocket nhắm vào thành phố Eilat miền Nam vào sáng qua.
Nhóm chủ chiến al-Mujahideen ở bán đảo Sinai đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công, đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành các vụ tiếp theo vào Eilat và một số thành phố khác của Israel.
Al-Mujahideen coi đây là hành động trả đũa vụ tấn công hồi tuần trước của một máy bay không người lái Israel làm 4 thành viên nhóm này mất mạng. Tuy nhiên, Israel không bình luận về cáo buộc trên. 

Vụ đánh chặn diễn ra ngay sau khi quân đội Ai Cập tuyên bố đã hạ sát 25 phần tử chủ chiến ở bán đảo Sinai. Giới hữu trách nói một kho vũ khí cũng bị phá huỷ.

An ninh ở bán đảo Sinai ngày càng trở nên bất ổn kể từ khi Tổng thống Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ năm 2011 và gần đây nhất là cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân bầu Mohammed Morsi.

Nhiều cư dân và người tị nạn trên bán đảo này đã trở thành nạn nhân của các vụ bắt cóc, tra tấn do những phần tử Bedouin thực hiện nhằm đòi tiền chuộc từ các gia đình nạn nhân. Trong khi đó, những bất ổn từ Lybia và Syria cũng khiến nơi đây trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động buôn bán vũ khí lậu và là nơi trú chân của các phần tử cực đoan.

Theo một tướng về hưu của Ai Cập Talaat Mossalem, một số thành phần thánh chiến ở bán đảo Sinai còn có mối quan hệ đặc biệt với tổ chức Anh em Hồi giáo đang thất thế ở Ai Cập hiện nay và do đó sẽ tạo ra những rắc rối lớn cho Israel, kẻ thù của thế giới Hồi giáo ở Trung Đông.

Núi lửa Indonesia phun khói cao 2.000 m
Ít nhất 6 người thiệt mạng sau khi một ngọn núi lửa phun trào ở Indonesia, kéo theo việc giới chức địa phương cấm người dân không được lại gần 3 km quanh núi lửa.

nuilua1-1376361131_500x0.jpg

Ngọn núi lửa Rokatenda trên đảo Palue, Indonexia phun trào tạo ra một đám mây khổng lồ cao 2.000 m. Những nỗ lực cứu hộ địa phương tỏ ra rất khó khăn bởi khu vực này còn rất nóng. Ảnh: Global Post.

nuilua2-1376361131_500x0.jpg

Núi lửa bắt đầu phun trào vào rạng sáng hôm 10/8 và kéo dài gần 4 giờ đồng hồ. Ảnh: guardianlv.

nuilua3-1376361131_500x0.jpg

Các nhà chức trách đã sơ tán gần 3.000 người. Ảnh: Representational.

nuilua4-1376361131_500x0.jpg

Những người tìm kiếm đã phát hiện ba người chết trong độ tuổi từ 58 đến 69 và ba trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 8. Họ đã bị nhấn chìm dưới dòng nham thạch nóng chảy khi đang ngủ trên bãi biển Punge. Ảnh: Jakarta Post.

Dụng nham nóng chảy đốt cháy cây cối xung   quanh bãi biển và làng mạc, làm cho đội cứu hộ khó khăn khi tiếp cận với khu vực, nơi các nạn nhân bị thiệt mạng

Dụng nham nóng chảy đốt cháy cây cối xung quanh bãi biển và làng mạc, khiến đội cứu hộ khó khăn khi tiếp cận với khu vực nơi các nạn nhân bị thiệt mạng. Ảnh: TVOne.

nuilua5-1376361131_500x0.jpg

Dòng dung nham nóng đỏ. Ảnh: teenvoice.co.id

Indonesia bao gồm hơn 17.000 hòn đảo và hàng chục   núi lửa hoạt động trên các đường đứt gãy kiến ​​tạo lớn được gọi là 'Vành đai núi lửa' giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo và hàng chục núi lửa hoạt động trên các đường đứt gãy kiến ​​tạo lớn được gọi là "Vành đai núi lửa" giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ảnh: Sky News.

Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
 Nhiều hòn đảo đã biến mất khỏi bản đồ địa lý một cách khó hiểu. Cho đến tận bây giờ, sự biến mất của những hòn đảo này vẫn để lại muôn vàn câu chuyện bí ẩn.
Đảo St Brendan
Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
Vào năm 530 sau CN, thầy tu người Ireland tên là Brendan và các đồ đệ của mình đã vượt qua Đại Tây Dương để đi tìm vùng đất thiên đường. Trong suốt 7 năm, họ sống trên một hòn đảo với khí hậu hoàn hảo cùng thiên nhiên trù phú. Người ta cho rằng chuyến đi này là có thực dù phải 300 năm sau nó mới được biết đến.

Hòn đảo mang tên St Brendan đã xuất hiện trên tấm bản đồ nổi tiếng nhất của thời Trung cổ có tên Hereford Mappa Mundi. Nó cũng xuất hiện trong các bản đồ ở thế kỉ 17 của Mercator và Ortelius. Theo đó, hòn đảo này được cho là nằm ở phía Tây Canaries, Tây Ban Nha. Mặc dù sau này, hòn đảo không còn xuất hiện trên bản đồ và bị coi là không tồn tại nhưng vẫn có những người không ngừng tin vào nó.
Đảo Buss
Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
Cuộc tìm kiếm con đường Tây Bắc từ châu Âu sang châu Á bắt đầu một cách chính thức vào năm 1576 bởi Martin Frobisher. Trong chuyến đi thứ 2 trên con tàu mang tên Emmanuel, ông đã đi ngang một hòn đảo mà được miêu tả là "một nơi đầy hoa trái, với những cánh rừng và là vùng đất tuyệt vời". Hòn đảo được đặt tên là Buss và xác định có trên bản đồ, nhưng phải tới năm 1671, sau nhiều cuộc tìm kiếm, một thủy thủ người Anh tên Thomas Shepard mới có thể đặt chân lên hòn đảo này.

Sau đó, Shepard có tìm cách quay lại nơi đây nhưng không thành công. Đảo Buss sớm biến mất và người ta cho rằng nó đã chìm xuống dưới nước. Đến giữa thế kỉ 19, những người vẽ bản đồ xóa tên đảo ra khỏi bản đồ địa lý.

Đảo Frisland
Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
Năm 1558, Nicolo Zeno đã công bố một tấm bản đồ và các lá thư được cho là từ cụ tổ của ông và một người khác trong dòng họ, những người đã đi qua Bắc Đại Tây Dương vào năm 1400. Các bức thư được viết giữa 2 người, gửi từ một hòn đảo mang tên Frisland. Trên bản đồ, Frishland nằm ở giữa cực Tây Bắc của Scotland và Nauy. Tuy nhiên những bức thư này được cho là không rõ ràng khi chúng được công bố lần đầu, nhưng điều đó không cản trở việc các nhà làm bản đồ nổi tiếng thời đó công nhận sự tồn tại của đảo Frisland.

Thường họ vẽ hòn đảo ở vị trí mà Zeno miêu tả, đôi khi nằm lệch rất xa về phía Tây, tới mức nó thành một phần của Bắc Mỹ. Một số bản đồ còn kèm theo cả tên các dãy núi, vịnh biển và các thị trấn. Tuy nhiên giờ đây, Frisland chỉ còn được biết đến như một hòn đảo huyền thoại, là sản phẩm của trí tưởng tượng hay một sự nhầm lẫn từ xa xưa.

Quần đảo Emerald và Nimrod
Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
Tới cuối thế kỉ 18, trọng tâm của các cuộc thám hiểm đã chuyển từ Bắc Đại Tây Dương sang Nam Thái Bình Dương. Dù các thủy thủ đã đưa ra các câu chuyện về việc Tahiti là một thiên đường, các cuộc tìm kiếm vẫn tập trung vào những thứ có ích hơn như gỗ, khoáng sản hay thậm chí cả những hòn đảo có thể trở thành địa điểm tập kết tàu giữa Nam Mỹ và Úc. Tới thời điểm này, các vấn đề trong việc ghi nhận kinh độ đã được giải quyết và các tọa độ chính xác đã được đưa vào trong nhật kí hải trình của các con tàu.

Vào năm 1821, đảo Emerald đã được thuyền trưởng William Eliot phát hiện đầu tiên và đặt tên. Sau đó đến năm 1828 một quần đảo khác được phát hiện và đặt tên là Nimrod cùng tên với con tàu đã phát hiện ra nó. Tuy nhiên, năm 1909, khi thuyền trưởng John King Davis tới đúng vị trí của hai hòn đảo như trên bản đồ, nhưng không có dấu tích gì về sự tồn tại của chúng. Rất có thể Eliot và các thủy thủ trên con tàu Nimrod kia đã gặp phải hiện tượng ảo giác vùng cực khiến họ tin rằng mình đã thấy các hòn đảo. Và phải tới năm 1940, người ta mới xếp đảo Emerald và quần đảo Nimrod vào danh sách các hòn đảo không có thực.
Vùng đất Crocker
Những hòn đảo biến mất một cách khó hiểu
Năm 1906, Robert Peary tìm thấy một vùng đất lớn ngoài khơi đảo Ellesmere ở vùng Bắc Cực và đặt tên cho vùng đất này là Crocker, theo tên một trong những người hỗ trợ tài chính cho mình. Dù có một số lời buộc tội rằng Peary đã tạo ra một vụ lừa đảo, nhiều khả năng ông đã gặp phải hiện tượng ảo giác vùng cực.

Năm 1913, một cuộc thám hiểm do Donald Baxter MacMillan đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ dẫn đầu đã được tiến hành. Ông rất hứng thú với việc phát hiện ra các loài thực vật, động vật mới và thậm chí là cả một giống người mới và đã lên đường đi tìm hiểu về vùng đất Crocker. Như nhiều chuyến thám hiểm địa cực trước đó, cuộc thám hiểm này nhanh chóng gặp các điều kiện tồi tệ hơn dự kiến. Các vết thương do bỏng lạnh và ốm đau đã buộc nhiều thành viên quay lại nơi đóng trại. Thêm nữa, những người Inuit bản địa khẳng định rằng không có vùng đất nào như vậy.

Khi tình hình trở nên tồi tệ, MacMillan cho thợ máy Fitzhugh Green và dẫn đường bản địa Piugaattoq đi thăm dò vùng đất nhưng giữa hai người xảy ra hiểu lầm và Green đã bắn chết Piugaattoq. Đoàn thám hiểm của MacMillan bị kẹt trong vùng cực suốt 4 năm. Cuộc thám hiểm là một thảm họa và điều duy nhất họ đạt được là các bức ảnh chụp người Inuit.

 

BT chuyển

----------o0o-----------