Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Biển Đông : Hà Nội và Manila hợp lực chống đòi hỏi của Trung Quốc

Hôm qua, 01/08/2013, hai phái đoàn Việt Nam và Philippines do hai Ngoại trưởng dẫn đầu đã kết thúc Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác Song phương Việt – Phi tại Manila. Đối sách chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã được hai bên thảo luận với hai kết quả được Ngoại trưởng Philippines tiết lộ : yêu cầu ASEAN tăng tốc độ đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông với Trung Quốc, và tăng cường hợp tác song phương trên vụ kiện Bắc Kinh ra trước Liên Hiệp Quốc.

Phát biểu sau cuộc họp với phái đoàn Việt Nam, Ngoại trưởng Philippines cho biết ông và đối tác Việt Nam đã thảo luận về các phương thức mà hai nước có thể cùng nhau tiến hành để xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ngoài Biển Đông, trong đó có khả năng chia sẻ thông tin để bảo vệ tốt hơn lãnh thổ của mình chống lại các hành vi xâm nhập.

Trên địa hạt đa phương, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết là ông cùng đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh đã đồng ý trong cuộc họp là sẽ yêu cầu Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN sớm khởi sự các cuộc đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa xung đột vũ trang tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines đã nhấn mạnh đến từ ngữ « đàm phán » khi xác định : « Chúng tôi muốn họ (tức là ASEAN) tiến một bước khổng lồ về phía Trung Quốc… Chúng tôi đã quyết định với nhau là tham vấn ​​có lẽ là không đủ. Chúng tôi cần phải nói đến đàm phán. »

Sau nhiều tháng trời trì hoãn, cho rằng họ chỉ nói chuyện với Hiệp hội Đông Nam Á về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông « khi thời cơ chín muồi », nhân Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei vào tháng 6 vừa qua, ngành ngoại giao Trung Quốc đã đồng ý cùng với khối nước Đông Nam Á mở các cuộc tham vấn về các quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Đối với ông Del Rosario, ngay sau cuộc tham khảo ý kiến sắp được mở ra, ASEAN phải nhấn mạnh với phía Trung Quốc là phải bắt đầu lập tức các cuộc đàm phán.

Về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, báo Manila Standard Today vào hôm nay còn trích lại phát biểu của Ngoại trưởng Philippines theo đó trong cuộc tiếp xúc hôm qua, phía Việt Nam đã bày tỏ quan điểm ủng hộ vụ kiện của Philippines.

Theo nguồn tin trên, khi đề cập đến việc Philippines đưa Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, ông Del Rosario xác định : « Họ (tức là phía Việt Nam) rất ủng hộ điều này… Chúng ta đang thảo luận về khả năng hợp tác chặt chẽ với họ về việc giải quyết tranh chấp. »

Sau cùng, Ngoại trưởng Philippines cho biết là hai phía Việt Nam và Philippines cũng đã thảo luận đề nghị gần đây của Trung Quốc muốn cùng với các nước có liên can đến hồ sơ Biển Đông phát triển các khu vực tranh chấp.

Theo ông Del Rosario, Manila cũng như Hà Nội có cùng quan điểm. Đó là không chấp nhận bất kỳ liên doanh thăm dò dầu khí nào với Trung Quốc nếu Bắc Kinh khẳng định rằng họ có chủ quyền trên các khu vực nằm trong phạm vi hợp tác phát triển.

Thứ Tư 31/07 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết sẵn sàng gác vấn đề tranh chấp lãnh thổ sang một bên để cùng phát triển các vùng biển đảo. Thế nhưng lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các khu vực đó.

Trọng Nghĩa

----------o0o-----------