Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Ai Cập : Quân đội đứng về phía nhân dân

Nắm vai trò trọng tài trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, quân đội Ai Cập cuối cùng đã quyết định đứng về phía nhân dân với việc gia tăng áp lực lên Tổng thống thuộc phe Hồi giáo Mohamed Morsi. Quyết định này dĩ nhiên đã làm hài lòng phe đối lập, nhưng hiện chưa biết tình hình Ai Cập sẽ diễn tiến như thế nào.

Các lãnh đạo quân đội Ai Cập ngày 01/07/2013 đã gia hạn 48 tiếng đồng hồ cho tất cả các bên để làm sao thỏa mãn các đòi hỏi của nhân dân, nếu không, quân đội sẽ buộc phải đề ra một « lộ trình » để đưa nước này ra khỏi khủng hoảng chính trị và sẽ giám sát việc thực hiện lộ trình đó. Tuy lời kêu gọi nói trên được đưa ra cho toàn bộ chính giới Ai Cập, nhưng rõ ràng đây là một bản tối hậu thư gởi đến Tổng thống Morsi, thuộc đảng Huynh đệ Hồi giáo.

Trong các cuộc biểu tình rầm rộ những ngày qua, người dân Ai Cập chỉ có một đòi hỏi duy nhất, đó là tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn, tức là ông Morsi phải ra đi.

Phong trào Tamarrod ( tiếng Ả Rập có nghĩa là « nổi dậy » ), phong trào đã khởi xướng các cuộc biểu tình đòi Tổng thống Morsi từ chức, cũng như những người biểu tình đang có mặt ở quảng trường Tahrir, Cairo tối ngày 01/07/2013 đã hoan nghênh tuyên bố của quân đội Ai Cập, cho rằng các quân nhân đã « đứng về phía nhân dân ».

Từ Chủ nhật vừa qua, ngày càng có nhiều người trong phe đối lập kêu gọi quân đội gây áp lực lên Tổng thống Morsi. Bộ trưởng Quốc phòng kiêm tổng tư lệnh quân đội, tướng Abdel Fattah al-Sissi vào tuần trước đã tuyên bố rằng quân đội sẽ không để cho đất nước rơi vào hỗn loạn. Trước đó, ông cũng đã cam kết « quân đội có nghĩa vụ can thiệp khi có nguy cơ các định chế Nhà nước sụp đổ, để tránh cho đất nước đi đến xung đột và rối loạn ». Nhưng cho tới nay, lãnh đạo quân đội Ai Cập chưa nói rõ là họ đứng về phe nào, cũng như là sẽ có hành động ra sao.

Trước mắt, Tổng thống Morsi đã bác bỏ tối hậu thư của quân đội, nhưng chính quyền của phe Hồi giáo đang ngày càng suy yếu, với việc 5 bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Kamel Amr, tuyên bố từ chức. Trước tình hình này, Tổng thống Obama hôm qua đã gọi điện thoại cho Tổng thống Morsi bày tỏ sự quan ngại của ông, đồng thời kêu gọi các bên ở Ai Cập tự kềm chế. Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các bên đối thoại với nhau, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng mới này sẽ có « tác động quan trọng » đến tình hình những nước khác trong khu vực.

Sau khi Tổng thống Mubarak bị lật đổ vào đầu năm 2011 cho đến khi ông Morsi được bầu làm tổng thống tháng 6/2012, quân đội Ai Cập đã tạm nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nay quân đội Ai Cập lại đứng trên tuyến đầu. Vấn đề là theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn, quân đội Ai Cập muốn đất nước ra khỏi khủng hoảng, tránh một cuộc nội chiến, nhưng lại không muốn trực tiếp đảm nhận quyền hành. Hơn nữa, trong thời gian tạm nắm quyền, quân đội Ai Cập bị các nhà đối lập chỉ trích là đã duy trì một chế độ độc đoán và đã gây ra nhiều vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Nói chung, sự can thiệp của quân đội không phải là một giải pháp dài hạn, có điều phe đối lập ở Ai Cập hiện nay còn quá yếu để có thể lãnh đạo đất nước một cách ổn định.



Vì sao người Ai Cập lại xuống đường ?

HL
Biển người đòi tổng thống Morsi rời khỏi quyền lực. Reuters



Lê Phước RFI
Năm 2011, Mùa Xuân Ả Rập đã đi qua Ai Cập khi mà làn sóng xuống đường của người dân đã lật đổ được tổng thống Mubarak. Mười tám tháng sau đó, quyền lực nằm trong tay quân đội. Rồi đến tháng 6/2012, nước này đã có tổng thống mới là ông Mohamed Morsi. Tưởng rằng Mùa Xuân Ả Rập tại Ai Cập đã kết thúc như vậy, thế nhưng, giờ đây người Ai Cập lại xuống đường đòi tổng thống từ chức.

Ngày 30/06/2013, thủ đô Cairo và các thành phố lớn của Ai Cập lại nóng lên khi người dân rầm rộ xuống đường phản đối Morsi. Đây là chủ lớn trên các tờ báo Pháp.

Nhật báo Le Monde chạy tựa lớn trên trang nhất : «Đường phố Ai Cập lại nóng lên », nhật báo cánh hữu Le Figaro cũng đăng tựa trên trang nhất : « Biểu tình lịch sử đòi tổng thống Morsi ra đi », nhật báo cánh tả Libération cũng dành trang nhất chạy tít : «Quảng trường Tahrir tỉnh giấc ». Báo cộng sản Pháp L’Humanité cũng chạy tít trên trang nhất : «Cách mạng sông Nil đòi phe Hồi Giáo cực đoan phải ra đi ». Còn báo kinh tế Les Echos thì đăng bài : « Người Ai Cập đổ xô xuống đường phản đối Morsi ». Các tờ báo đồng loạt đăng ảnh biển người biểu tình tại Ai Cập ngày 30/06/2013 với các khẩu hiệu phản đối Morsi và hình ảnh gương mặt ông Morsi bị gạch chéo.

Hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối Morsi ở quảng trường cách mạng Tahrir, ở khắp thủ đô Cairo và ở các thành phố lớn của Ai Cập. Phe ủng hộ cũng triển khai lực lượng, nhưng qui mô nhỏ hơn. Đụng độ giữa hai phe đã xảy ra. Tổng thống Morsi thì tuyên bố không nhượng bộ. Người biểu tình thì yêu cầu tổng thống từ chức, và đòi tổ chức bầu cử trước thời hạn. Tình hình Ai Cập đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng.

Trong số nhiều thất bại trong điều hành đất nước của ông Morsi, các tờ báo đặc biệt nhấn mạnh đến hai thất bại. Trên bình diện chính trị, tờ báo cho rằng, tổng thống Morsi đã thất bại trong tư cách là « tổng thống của tất cả người Ai Cập », tức là ông chỉ tạo ra hình ảnh là « tổng thống của phe Huynh Đệ Hồi Giáo ». Nói cách khác, ông Morsi đã không đủ tầm cỡ để dung hòa các phe phái chính trị.

Thất bại thứ hai của ông Morsi là trên bình diện kinh tế. Ông Morsi tiếp quản chính quyền sau 18 tháng quân đội điều hành đất nước. Khi ấy, tình hình kinh tế đã khó khăn. Rồi sau một năm cầm quyền, ông và phe của ông đã chưa đưa ra được kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả nào. Thất nghiệp ở nước này đang tăng nhanh, đời sống thì đắt đỏ hơn nhiều so với thời ông Mubarak.

Lực lượng đối lập là ai ?
Các tờ báo cho hay, trong hàng ngũ người biểu tình không chỉ có những người không thích ông và phe Huynh Đệ Hồi Giáo, mà còn có cả những người trước đây từng ủng hộ và bỏ phiếu bầu ông. Thế nhưng, ông Morsi sau một năm điều hành đất nước đã làm cho họ thất vọng, mà trong đó nổi lên hai việc chính đó là : Đất nước chia rẽ sâu sắc và đời sống người dân không ngừng tuột dốc.

Lực lượng phản đối Morsi rầm rộ nhất hiện tại là phong trào mang tên Tamarrud (tức Sự nổi dậy). Phong trào này đã đứng ra kêu gọi và tổ chức cuộc biểu tình dưới sự trợ lực của phe đối lập tại quốc hội Ai Cập. Tamarrud đã thu thập chữ ký của những người phản đối Morsi để gửi lên tòa án hiến pháp tối cao của nước này.

Lúc đầu chỉ dự định là 15 triệu chữ ký, nhưng rốt cuộc đã có trên 22 triệu chữ ký được thu thập, cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của phe phản đối Morsi. Con số này có tính chất biểu trưng cao vì nó vượt xa số phiếu ủng hộ ông Morsi ở vọng một bầu cử tổng thống năm ngoái là 13,5 triệu.

Bên cạnh đó, các tờ báo còn cho biết, trong hàng ngũ nói dậy có không ít bóng dáng của những người thuộc chế độ cũ. Nhiều quan chức thời Mubarak bị xét xử theo kiểu nửa vời và đã được trả tự do. Phe Huynh Đệ Hồi Giáo tố cáo rằng những thành phần này đã ngấm ngầm kích động quần chúng xuống đường phản đối Morsi.


Quân đội Ai Cập ở đâu ?
Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, quân đội Ai Cập ở đâu ? Theo các tờ báo, thì quân đội nước này đã cho triển khai lực lượng và cả xe tăng ở các khu vực nhạy cảm để đề phòng bạo động và tránh việc người quá khích đập phá các công trình công cộng. Quân đội tuyên bố sẽ can thiệp khi cần thiết tránh để đất nước bị ngập chìm trong xung đột.
Các tờ báo chỉ cho biết vậy thôi chứ chưa nói rõ là quân đội đứng về bên nào. Thế nhưng, có một động thái khiến người ta phải suy nghĩ, đó là trong khi các tờ báo đều đưa số lượng chính thức người xuống đường hôm qua là « vài trăm ngàn người », đồng thời cũng nói thêm rằng, thống kê của quân đội Ai Cập lên đến « hàng triệu người ». Một chuyên gia về tinh hình Ai Cập thì cho tờ Libération biết là, quân đội Ai Cập đang « trong thế thủ » để quan sát tình hình trước khi có quyết định cuối cùng.

Thanh Phương RFI

----------o0o-----------