Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Xưởng giầy Cam Bốt sập : 3 người chết

Ba tuần sau thảm họa sập nhà khiến hơn một nghìn công nhân dệt may thiệt mạng tại Bangladesh, hôm nay, 16/05/2013, tại Cam Bốt, thảm kịch lại xảy ra tại một xưởng sản xuất giầy, khi trần nhà bị sập khiến ba người chết và sáu người khác bị thương.

Vụ xưởng giầy sập xảy ra tại tỉnh Kampong Speu, miền nam Cam Bốt. Trả lời AFP, ông Khem Pannara, phụ trách cảnh sát địa phương, cho biết trần nhà sập rơi vào một lối đi giữa các cỗ máy. Người phụ trách cảnh sát cũng khẳng định là bộ phận cứu nạn đã tìm kiếm rất kỹ càng và chắc chắn không còn nạn nhân nào khác trong các đống đổ nát.

Chị Sokny, một công nhân 29 tuổi, làm việc tại xưởng đóng giấy này, kể lại : « Hàng ngày ở đây có hơn 100 công nhân làm việc, nhưng tôi không biết chính xác là có bao nhiêu người làm việc vào buổi sáng hôm nay ». Sokny thuật lại cảm giác của chị : « Tôi hết sức bàng hoàng. Tôi đã khóc. Tôi nhìn thấy máu chảy ra từ các đống đổ nát ».

Trả lời AFP, ông Rong Chun, chủ tịch Liên đoàn các nghiệp đoàn Cam Bốt khẳng định : « Các doanh nghiệp Cam Bốt không tôn trọng các chuẩn mực an toàn quốc tế ». Chủ tịch Liên đoàn các nghiệp đoàn Cam Bốt cũng bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với sinh mạng của các công nhân đang phải làm việc trong các điều kiện như vậy, đặc biệt sau những gì xẩy ra tại Bangladesh mới đây và Cam Bốt ngày hôm nay.

Vụ sập nhà kinh hoàng tại Bangladesh hồi tháng 4/2013, khiến 1.125 người chết, cho thấy những điều kiện làm việc hết sức tồi tệ của công nhân trong ngành dệt may và gia công giấy dép ở một số quốc gia Châu Á. Từ nhiều tháng nay, Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT) – vốn theo dõi thường xuyên các công xưởng ở Cam Bốt - liên tục kêu gọi chính quyền, giới chủ và các nghiệp đoàn xây dựng một thỏa thuận mới trong ngành công nghiệp này.

Từ vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp dệt may và gia công giầy dép là một nguồn xuất khẩu quan trọng của Cam Bốt, một quốc gia kiệt quệ về kinh tế, sau hàng chục năm nội chiến. Năm ngoái ngành sản xuất này đã mang lại cho Cam Bốt 4,6 tỷ đô la.

Hàng hóa của nhiều mác lớn của thế giới, như Puma, Gap, H&M hay Levi Strauss, được gia công tại Cam Bốt. Khoảng 650.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực này, trong đó có 400.000 người làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các điều kiện lao động và đãi ngộ tồi tệ khiến các cuộc bãi công và biểu tình diễn ra thường xuyên.
Một trong các biểu hiện tiêu biểu của tình trạng tồi tệ tại các nhà máy là những vụ công nhân ngất xỉu hàng loạt. Theo các nghiệp đoàn, đây là hậu quả của tình trạng làm việc quá sức, của việc dinh dưỡng không đủ và không khí không được lưu thông tại các phân xưởng.

Cuối năm 2012, xuất hiện một bộ phim tài liệu lên án hãng may Thụy Điển H&M trả lương chết đói cho công nhân Cam Bốt. Chủ tịch của tập đoàn này đã bác bỏ các cáo buộc của bộ phim kể trên. Một chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Cam Bốt khẳng định, không kể Bangladesh, Cam Bốt là một trong những nơi mà giá thành gia công may mặc thấp nhất trên thế giới.

Sau thảm họa tại Bangladesh, nhiều tập đoàn may mặc nổi tiếng, như Benetton của Ý, Zara của Tây Ban Nha, Mark&Spencer của Anh Quốc hay H&M Thụy Điển đã liên kết với nhau để đạt được một thỏa thuận về bảo đảm an toàn tại các xưởng may tại Bangladesh, tuy nhiên các tập đoàn Hoa Kỳ không hưởng ứng mục tiêu này.

dangnguoivietyeunguoiviet.org
https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet

Trọng Thành

----------o0o-----------