Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Kim Jong-Un "phục vụ" lợi ích chiến lược của Mỹ ?

Trung cộng đang rơi vào cái bẩy siêu khôn của Mỹ: Như Liên xô trước đây,TC,một đế chế toàn trị và bá quyền bành trướng háo chiến, bị bao vây,đang và sẽ dồn ngân sách cho nội an và quốc phòng & chạy đua võ trang với Mỷ và đồng minh xa gần, xao lảng canh tân kinh tế tài chánh và cuộc sống của nhân dân với hệ quả là đế chế Đại hán quốc xã ( Chinazi) sẽ như Liên xô năm 1990 : sụp đổ.

Xin giới thiệu bài nhận định sắc bén tầm cở chiến lược dưới đây của một nhà báo lão luyện.TS

F22
Hoa Kỳ triển khai máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tại Hàn Quốc (REUTERS)



Thanh Phương http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130410-kim-jong-un-%C2%AB-phuc-vu-%C2%BB-loi-ich-chien-luoc-cua-my

Khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố hiếu chiến, lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un coi như phục vụ cho quyền lợi chiến lược của Mỹ và như vậy vô tình gây bất lợi cho đồng minh Trung Quốc. Được đề ra trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, chính sách "xoay trục" sang châu Á có nghĩa là Hoa Kỳ tập trung nền ngoại giao và các phương tiện quân sự sang châu lục này.

Trước việc chế độ Bình Nhưỡng đe dọa ngày càng mạnh, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52 cũng như máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm chống tên lửa, như chiếc USS John McCain, đến khu vực bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các giàn phòng không bắn chặn tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.

Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.

Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.

Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.

Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.

Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».

Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.

Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.

Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».

Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.

Thanh Phương

----------o0o-----------