Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với Ủy Ban Phục Hoạt Hiệp Định Paris 1973.

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Philippines lập quỹ bồi thường nạn nhân chế độ Marcos

Thanh Phương

Hôm nay 25/02/2013, Tổng thống Philippines vừa ký một sắc lệnh thành lập một quỹ bồi thường cho hàng ngàn nạn nhân của chế độ Ferdinand Marcos, 27 năm sau khi nhà độc tài này bị truất phế.

Quỹ này có ngân sách 10 tỉ peso ( tương đương 186 triệu euro) sẽ được dùng để bồi thường cho các nhà đối lập ( hoặc thân nhân của họ ) đã bị giết, bị hãm hiếp hoặc bị giam giữ trong thời gian từ tháng 12/1965 đến tháng 02/1986, tức là thời gian thiết quân luật ở Philippines dưới chế độ Marcos.

Tuyên bố tại Manilla hôm nay, Tổng thống Aquino cho rằng những bồi thường tài chính sẽ không giúp cho các nạn nhân lấy lại thời gian đã mất, nhưng những khoản tiền đó sẽ góp phần « sửa chữa những sai lầm của quá khứ ». Xin nhắc lại, mẹ của Tổng thống Aquino, bà Corazon Aquino, chính là người đã lãnh đạo nhân dân Philippines nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Marcos.

Đối với bà Loretta Ann Rosales, một nhà đối lập đã từng bị tra tấn và nay lãnh đạo Ủy ban Nhân quyền Philipines, việc bồi thường có một giá trị biểu tượng. Về phần bà Marie Hilao-Enriquez, chủ tịch một hiệp hội các nạn nhân của chế độ Marcos, quy tụ 10.000 người, thì cho rằng món tiền bồi thường cho mỗi cá nhân là quá ít.

Một hội đồng sẽ nghiên cứu từng hồ sơ trong sáu tháng tới và sẽ ấn định khoản tiền bồi thường cho từng nạn nhân. Ngân sách của quỹ bồi thường được lấy từ khoản tiền 600 triệu đôla mà Marcos đã biển thủ, đặt trong các trương mục ở Thụy Sĩ và đã được chính phủ Philippines thu hồi. Manilla thẩm định là chỉ có 4 tỉ đôla trong số 6 tỉ đôla mà gia đình Marcos vơ vét đã được thu hồi.

Nhà cựu độc tài này đã qua đời tại Hawai năm 1989. Sau đó, gia đình Marcos đã trở về Philippines và vợ của ông, bà Imelda Marcos, nay là một thượng nghị sĩ. Con trai của Marcos, Ferdinand Marcos Jr, hiện cũng là một thượng nghị sĩ và không che giấu tham vọng tranh cử tổng thống Philippines.

Trên trang Facebook của ông hôm nay, Ferdinand Marcos Jr tuyên bố không chống lại việc bồi thường nạn nhân chế độ « tàn bạo » của cha ông, khẳng định ưu tiên của ông là « hoà hợp dân tộc ».

dangnguoivietyeunguoiviet.org

Thanh Phương

----------o0o-----------