Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Tài Liệu Lịch Sử

--------o0o--------

Bản Cáo Trạng Đảng Cộng Sản Và Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Vi Phạm Nhân Quyền Có Tổ Chức Và Hệ Thống.

Lời nói đầu: Ðây là một trong các việc làm của Chính Phủ Pháp Ðịnh VNCH với sự tiếp tay của nhiều đoàn thể và nhân sĩ yêu nước. Cáo trạng nầy dài 97 trang, đã được đệ nạp lên Ủy Ban Nhân Quyền LHQ năm 2008. Hồ sơ nầy sẽ được cập nhật và đệ nạp trở lại lên LHQ trong thời gian tới. Nếu quý vị có những trường hợp mới cần bổ túc xin liên lạc và cho chúng tôi dữ kiện mà quý vị có. Xin bấm vào đây.
Ls Lâm Chấn Thọ.



Systematic Human Rights Violations by the Communist Party and the Socialist Republic of Vietnam.

Les Violations Systématiques des Droits de L'homme par le Parti Communiste et la République Socialiste du Vietnam.

CaoTrangToiAcCS

CaoTrangToiAcCS

CaoTrangToiAcCS


Bản Cáo Trạng đảng cộng sản và nhà nước CHXHCN Việt Nam vi phạm nhân quyền có hệ thống.

1. Phần mở đầu.

"Chúng tôi, nhân dân các nước liên hiệp lại Quyết tâm:

Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết;

Tuyên xưng một lần nữa niềm tin chúng tôi vào quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam nữ, vào quyền bình đẳng giữa các quốc gia dù lớn hay nhỏ.

Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các nguồn khác công pháp quốc tế đề ra...”

"Đạt tới sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, hay nhân đạo, và phát huy, khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo."

Phần mở đầu và điều 1 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc cho thấy rõ mục đích việc thành lập Liên Hiệp Quốc nhằm phục vụ con người, nhằm ngăn ngừa những thế lực độc tài lợi dụng và biến con người thành công cụ phục vụ cho cơ chế độc tài đó. Phương pháp ngăn ngừa và khống chế sự phát triển các thế lực độc tài hữu hiệu nhất là phát huy quyền làm người, tinh thần làm chủ, tinh thần dấn thân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia điều hành xã hội, điều hành quốc gia của mọi con người sống trên trái đất này.

"Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do có nhân phẩm và các quyền như nhau. Họ đều được Tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình huynh đệ."

Trong tinh thần này chúng tôi muốn đệ trình một vài trường hợp tiêu biểu về luật pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam dưới sự điều khiển của đảng cộng sản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam. Những luật pháp, chính sách này tạo cơ hội cho việc vi phạm nhân quyền một cách tinh vi và có hệ thống. Nghĩa là những vi phạm nhân quyền nặng nề này được luật pháp, công an, quân đội bảo trợ…

2. Luật pháp CSVN vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin:



2.1. Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin theo Công Pháp Quốc Tế

Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin là những quyền căn bản mọi người được hưởng và được bảo đảm thực thi không bị cản trở bởi bất cứ một thế lực đối kháng nào, được qui định ở điều 18 và 19 của Công Ước Quốc Tế các quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:

Điều 18: (CƯDSCT: Công Ước Quốc Tế những quyền Dân Sự và Chính Trị)

1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.

3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.

4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Điều 19: (CƯDSCT)

1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Điều 18 (TNQTNQ: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19 (TNQTNQ) : Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Quyền tự do ngôn luận không những được bảo đảm cho từng cá nhân mà công dân còn có quyền bày tỏ, phổ biến, tư tưởng và quan điểm của mình cho đại chúng mà không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia mình đang sinh sống bằng mọi phương tiện như truyền khẩu, ấn phẩm, phim, ảnh, tác phẩm nghệ thuật, truyền thanh, truyền hình, truyền thông điện tử, Internet vv… Ngoài ra mọi công dân được quyền tự do tìm kiếm, thu nhận thông tin từ khắp nơi bằng mọi phương tiện thông tin.

2.2. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin theo luật pháp CHXHCN Việt Nam

2.2.1. Hiến pháp CSVN

Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về những quyền Dân Sự và Chính Trị qua sự phê chuẩn của Quốc Hội CSVN vào năm 1982. Trong Hiến Pháp năm 1992, các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do được thông tin được qui định bởi điều 69:

Điều 69 (HP92: Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Tuy các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin, được hội họp, lập hội, biểu tình được nêu lên trong điều khoản này, nhưng việc thực hiện những quyền tự do căn bản này lại phải lệ thuộc vào pháp luật hiện hành: "theo quy định của pháp luật".

Thí dụ "tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được qui trong điều 88 bộ luật hình sự hiện hành của nhà nước CSVN:

Điều 88. (bộ luật hình sự) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Qua điều luật này những lời nói mang nội dung "tuyên truyền truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" hoặc có tính cách "Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân" cũng như việc "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có thể bị phạt tù "đến hai mươi năm".

Điều luật được ban hành từ năm 1999 nhưng giới luật gia tại Việt Nam hoàn toàn không hiểu nổi thế nào là "tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân", những lời nói nào bị kết tội "Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân" và tài liệu nào, văn hoá phẩm nào "có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"?

Qua đó điều 88 bộ luật hình sự CSVN dành cho các cơ quan hành pháp và tư pháp chức năng rất lớn là có quyền kết tội người dân một cách tùy tiện.

Mặt khác, quyền được tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước của người dân được qui định bởi điều 53 Hiến Pháp CHXHCNVN "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương". Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước bao gồm quyền tìm hiểu căn nguyên của vấn đề hầu có thể đóng góp ý kiến thảo luận để giải quyết vấn đề. Từ những căn nguyên tạo ra vấn đề, những nhược điểm, nhân sự và cơ quan liên quan đến vấn đề được nêu ra và phân tích. Nếu thiếu phần nêu ra và phân tích những nhược điểm, nhân sự hoặc cơ quan gây ra vấn đề thì sự việc không còn mang tính chất "thảo luận các vấn đề" nữa, mà biến thành "chấp hành các vấn đề"!

Khoản a đìều 88 bộ luật hình sự CSVN kết tội việc phê bình nhà nước là "Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" không những vi phạm điều 18 và 19 CƯDSCT mà còn mâu thuẫn với cả điều 53 Hiến Pháp của CSVN.

Khoản c điều 88 kết án việc "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" mâu thuẫn hoàn toàn với điều 69 của Hiến pháp "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí..."

Điều 146 Hiến Pháp qui định rõ ràng: "Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp."

Điều 69 Hiến pháp kết hợp với điều 88 bộ luật hình sự của nước CHXHCN VN là vi phạm Hiến pháp nước CHXHCNVN và phản Hiến Chương LHQ cùng vi phạm nhân quyền.

Tất cả các điều trong Hiến Pháp CHXHCNVN có cụm từ "… theo quy định của pháp luật" chiếu theo điều 146 Hiến Pháp là vi hiến.

Tất cả các điều luật, nghị định có cụm từ "Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" cũng như các điều luật, nghị định, chỉ thị có cụm từ "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" không những chỉ vi phạm tinh thần hiến chương LHQ, Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà còn vi phạm chính Hiến Pháp của nước CHXHCNVN.

2.2.2. Luật báo chí

Luật Báo chí qui định báo chí tại CHXHCNVN là "cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội" phục vụ đường lối, chủ trương và quyền lợi của đảng cộng sản Việt Nam:

Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí

Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân.

Đìều 19, khoản 2 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị qui định rằng, mọi người đều có quyền tự do bày tỏ và phổ biến tin tức, quan điểm, ý kiến của mình bằng mọi phương tiện truyền thông trong đó có báo chí. Sự qui định báo chí tại Việt Nam" là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội" cản trở phổ biến quan điểm, tư tưởng đại chúng không thuộc những tổ chức đảng, nhà nước hay các tổ chức chịu sự ảnh hưởng của đảng CSVN.

Đồng thời điều 6, đoạn 2 qui định nhiệm vụ của báo chí là "Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”:

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...

Luật báo chí CSVN không cho phép các tổ chức ngoài phạm vi ảnh hưởng của đảng cộng sản Việt Nam (thí dụ như Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Giáo Hội Cao Đài, Giáo Hội Tin Lành vv...) và mọi công dân phổ biến tư tưởng, suy nghĩ của mình. Qua đó luật báo chí CHXHCNVN vi phạm các điều 18, 19 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

2.2.3. Luật Xuất Bản

Chiếu theo điều 11 của luật Xuất bản tại nước CHXHCNVN đối tượng được phép thành lập nhà Xuất bản gồm các cơ quan nhà nước, cơ sở của đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chịu ảnh hưởng đảng cộng sản Việt Nam.

Điều 11. Đối tượng được thành lập nhà xuất bản
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản.
Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu.

Cũng như luật báo chí luật xuất bản của CSVN không cho phép những tổ chức và công dân ngoài tầm ảnh hưởng của đảng cộng sản Việt Nam thành lập nhà xuất bản. Do đó người dân không được thực hiện quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, báo chí và nhà xuất bản do các tổ chức đảng, nhà nước và các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam điều hành và quản lý nên người dân không có điều kiện đọc và phổ biến các tin tức khách quan trung thực.

2.3. Tóm tắt

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không những không được tôn trọng tại CHXHCNVN mà còn bị chà đạp có hệ thống bởi những điều luật chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.

Luật pháp nước CHXHCNVN vi phạm điều 18 và 19 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính trị và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

2.4 Mười trường hợp tiêu biểu vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí trong thời gian gần đây

Trường hợp 1: Không cho phép báo chí và nhà xuất bản tư nhân hoạt động

Tại Việt Nam không có tờ báo hay nhà xuất bản tư nhân hay độc lập nào. Các tôn giáo như Phật Giáo với hàng chục triệu tín đồ, Công Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo mỗi tôn giáo với 8 triệu tín đồ, Tin Lành, Cao Đài vv... đều không có quyền xuất bản báo chí hay sách, ngay cả sách kinh.

Trường hợp 2: Kết án 2 nhà báo vì đưa tin tham nhũng

Ông Nguyễn văn Hải, 33 tuổi, phóng viên tờ Tuổi Trẻ và ông Nguyễn Việt Chiến, 56 tuổi, phóng viên báo Thanh Niên bị bắt giam ngày 12.05.2008 với tội danh "lợi dụng chức vụ - quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hai nhà báo này đã phanh phui vụ tham nhũng lớn tại bộ giao thông-vận tải là vụ PMU18 làm ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ và lãnh đạo CSVN.

Trong phiên toà ngày 15/10/2008 hai ông bị kêu án 2 năm tù về tội "lợi dụng quyền tự do, dân chủ” trong lúc hành nghề với loạt bài tố giác tham nhũng hàng triệu đô la trong dự án PMU 18. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến khẳng định việc lấy tin từ cơ quan điều tra là hợp pháp. Ông phủ nhận hoàn toàn mọi cáo buộc của viện kiểm sát, cương quyết cho rằng mình chỉ làm nhiệm vụ thông tin như nghề nghiệp quy định. Những tin ông viết đều được chính thiếu tướng Phạm Xuân Quắc cung cấp và đều được ghi băng (đã trình tòa). Do thái độ cứng rắn của ông, nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã bị kết án 2 năm tù giam. Nhà báo Nguyễn văn Hải bị kết án 2 năm tù không giam.

Trường hợp 3: Kỹ Sư Đỗ Nam Hải

Điạ chỉ: 441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Sài Gòn – Việt Nam.
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải học tại Úc về ngành Tiền tệ - Tín dụng. Tháng 1/2002 anh trở về nước và làm việc tại một ngân hàng thương mại.

Từ tháng 6/2000 đến tháng 8/2001 lấy bút hiệu Phương Nam anh Đỗ Nam Hải viết 5 bài chính luận tại Úc đề nghị thực hiện một cuộc Trưng Cầu Dân Ý, để nhân dân Việt Nam được thực hiện Quyền dân tộc tự quyết của mình là lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Tháng 8/2004 trong khi đang làm việc tại ngân hàng bị 1 nhóm gồm 5 sỹ quan công an thuộc Bộ công an Việt Nam đến gặp và mời đi làm việc để thẩm vấn về những bài anh viết tại Úc. Sau đó bị giữ lại 50 tiếng mà không hề có lệnh tạm giữ.

Tháng 2/2005 bị công an chỉ đạo cho ban lãnh đạo ngân hàng, nơi anh đang làm việc chấm dứt Hợp Đồng Lao Động giữa anh với ngân hàng này. Hành động đó không những hoàn toàn trái Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Quốc Tế về các Quyền Kinh Tế và Xã HộI mà còn trái với Luật lao động hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam.

Trường hợp 4: Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn văn Đài

Ngày 06.03.2007 luật sư Lê thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn văn Đài bị bắt tại Hà Nội. Các cơ quan tuyên truyền của nhà cầm quyền CSVN đã tường trình như sau về nguyên nhân bắt giam hai vị luật sư nhân quyền này: "Đài và Công Nhân có hành vi xuyên tạc chủ trương chính sách của nhà nước về dân chủ, nhân quyền" VKSND Hà Nội xác định, lợi dụng việc hành nghề luật sư, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sử dụng Văn phòng Thiên Ân để thực hiện hành vi tuyên truyền, chống nhà nước.

Lê Thị Công Nhân tham gia khối 8406 và là phát ngôn viên của "đảng Việt Nam thăng tiến". Khám nơi ở của Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, lực lượng chức năng thu gần 150 đầu tài liệu. Trong số này có một số sách, bán nguyệt san, tập san bị cấm lưu hành. Tài liệu "tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam" của khối 8406 hay tài liệu kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 12 cũng được tìm thấy. Từ tháng 12/2006, Nguyễn Văn Đài tuyên truyền thành lập "đảng dân chủ thế kỷ 21", "đảng Việt Nam thăng tiến", "khối 8406". Học viên tham dự lớp học do Đài mở được phát tài liệu, tiền, hứa tài trợ đi du học nước ngoài, tạo việc làm.”

Theo bản "cáo trạng" số 28/CT của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại phiên xử thì các bị cáo "đã có hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam"

Ngày 11.05.2007 một phiên toà ngắn ngủi tại Hà Nội kết án Ls Lê thị Công Nhân 4 năm tù và 4 năm quản chế, luật sư Nguyễn văn Đài 5 năm tù ở và 5 năm quản chế về "tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.

Phiên toà phúc thẩm vào tháng 11 năm 2007 bản án đã được hạ xuống còn 3 năm tù và 3 năm quản chế cho luật sư Lê thị Công Nhân và 4 năm tù ở và 4 năm quản chế cho luật sư Nguyễn văn Đài.

Nhận xét của luật sư Trần Lâm về việc phiên toà xét xử hai luật sư Lê thị Công Nhân và Nguyễn văn Đài như sau: "… Sai lầm của truy tố xét xử, điều tra là nói có những tài liệu này, lời nói này nên có tội mà không hề có trích dẫn, không hề có biện luận …”

Trường hợp 5: Bán Nguyệt San "Tự Do Ngôn Luận”, Linh mục Nguyễn văn Lý

Ngày 30/03/2007 tại toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý, người khởi xướng và thực hiện Bán Nguyệt San "Tự Do Ngôn Luận” bị kết án 8 năm tù ở và 5 năm quản chế về "tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của bộ luật hình sự nước CHXHCNVN trong phiên toà ngắn ngủi.

CaoTrangToiAcCS

(Hồ sơ còn rất dài. Xin vui lòng đọc tiếp, bấm vào đây. Ls Lâm Chấn Thọ.)

Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận , công trình tập thể của nhiều thành viên Khối 8406 với Chủ nhiệm là Linh mục Chân Tín, Ban Biên tập gồm có Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phan Văn Lợi, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Ký giả Nguyễn Khắc Toàn và một số cộng sự viên khác.

Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời ngày 08/04/2006, nhằm thông tin những tin tức trung thực đến người dân trong nước và vận động công dân đóng góp ý kiến giải quyết những khó khăn mọi mặt (luật pháp, tôn giáo, chính trị, xã hội vv…) của đất nước hiện nay mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam do cấu trúc độc tài của họ không thể giải quyết được. Đến nay Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận đã phát hành được 64 số báo mặc dù với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn kể từ 15/04/2006 đến nay (số 64 ra ngày 01/12/2008, tổng cộng đã được 2 năm 8 tháng rưỡi), Người chủ xướng Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận LM Nguyễn Văn Lý và Ls Nguyển Văn Đài, cộng tác viên trong ban biên tập, đều đang bị cộng sản cầm tù.

Người thay thế chủ động là LM Phan Văn Lợi cũng bị nhà cầm quyền cộng sản VN quản chế theo dõi, đấu tố trước công chúng, mạ lỵ, đe dọa trừng phạt vv… Nhiều cộng sự viên khắp cả nước cũng bị cản trở trong việc phát hành, độc giả của tờ báo cũng bị sách nhiễu cấm cản. Tất cả nhằm triệt hạ cơ quan tranh đấu cho quyền được thông tin trung thực, được phát biểu thẳng thắn, được trình bày rõ ràng về những vấn đề quan trọng của đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản độc tài hiện nay.

( không khác thời kỳ 1954 của Hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bị truy tố và bắt giam )

Trường hợp 6: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Ngày 19-7-2004 Bs Nguyễn Đan Quế bị kết án 30 tháng tù dưới tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’’. Được biết bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt hôm 17.03.2003 tại Sài gòn vì trước đó vài ngày ông đã phổ biến một bài viết trên Internet chỉ trích tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam.

Năm 1991, Bs Nguyễn Đan Quế cũng đã bị giới hữu trách Hà nội tuyên án tù 20 năm vì công khai kêu gọi tổ chức bầu cử tự do và thiết lập hệ thống chính trị đa đảng.

Trường hợp 7: Nữ đạo diễn Song Chi

Nữ đạo diễn Song Chi bị khước từ hợp đồng với hãng phim truyền hình TFS thuộc đài truyền hình HTV (TP.HCM) vì đã các bài viết thẳng thắn thể hiện quan điểm trên trang Web, tham gia biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa-Trường Sa.Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh RFA ngày 10/5/008, Song Chi đã cho biết như sau:

"Ngày mùng 2 vừa qua thì tôi có lên gặp ông Nguyễn Việt Hùng - Giám Đốc hãng phim TFS, ông Nguyễn Việt Hùng có thông báo cho tôi biết rằng là bên an ninh họ đến làm việc với Tổng Giám Đốc Đài và Ban Giám Đốc của hãng phim, đề nghị là không mời đạo diễn Song Chi cộng tác nữa vì lý do như họ nói là "có vấn đề về chính trị, có viết bài gửi các trang web bên ngoài, trả lời báo đài và có những mối quan hệ với những phần tử phức tạp về chính trị”.

Trường hợp 8: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do

a/ Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến qua bút hiệu Hoàng Hải và Điếu Cầy, sinh năm 1953, nguyên quán Hải Phòng. Ông thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, quy tụ các cây bút tình nguyện viết về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân và lên tiếng tranh đấu cho họ, những người bị thiệt hại do chính sách trưng dụng đất đai, nhà cửa và đối xử bất công của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Ông thành lập hai trang mạng: một mang tên "Dân Báo”, đăng tải phóng sự và bài viết do những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện; và mạng thứ hai mang tên "Điếu cày”, ghi lại những suy nghĩ cá nhân về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và sưu tập những bài viết đáng chú ý về Việt Nam.

Ông thường xuyên bị công an liên tục quấy nhiễu bằng cách triệu tập đến đồn công an làm việc, bất chấp giờ giấc sinh hoạt bình thường của một công dân tự do, hòng tạo áp lực và khủng bố tinh thần để ông, buộc ông chấm dứt các hoạt động xã hội và đấu tranh của mình. Ông bị bắt ngày 19/4/2008 và bị đưa ra tòa về tội danh ngụy tạo "trốn thuế”. Ông bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam vào ngày 10-9-2008. Nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nhất là Hội Nhà Báo Không Biên Giới đã đòi Hà Nội phải trả tự do cho Ông.

b/ Cùng với Ông Nguyễn Văn Hải, Nữ nhà báo Dương Thị Xuân là thành viên của "Câu lạc bộ nhà báo Tự do" tại Thủ đô, chị đã từng bị công an Hà Nội bắt bớ, giam giữ phi pháp và bị đánh đập nhiều lần trong các đồn bốt của cảnh sát tại giữa thủ đô trong mấy năm qua kể từ khi chị tham gia Phong trào đấu tranh cùng nhiêù anh chị em dân chủ cho đồng bào dân oan các tỉnh. Chị cũng đã từng bị công an Hà Nội tổ chức tông xe máy trên đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch và Hồ Tây hồi giữa năm 2006 nhằm ngăn chặn chị tham gia vào Phong trào đấu tranh đòi dân chủ hoá đất nước.Đặc biệt, vào hồi đầu tháng 8/2006 chị đã bị bắt giữ, khám nhà, bị tịch thu khám máy vi tính, máy liên lạc, bị thẩm vấn nhiều ngày trên phòng điều tra an ninh của sở công an Hà Nội tại 87 phố Trần Hưng Đạo khi tham gia sáng lập tờ báo đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, Công lý mang tên Tập San Tự Do Dân Chủ do nhà văn Hoàng Tiến và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn khởi xướng.

Trường hợp 9: Cách chức Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết

Ngày 27/10/2008 Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc VN, đã công bố cách chức Ông Lý Tiến Dũng (Tổng Biên Tập) và ông Đặng Ngọc (Phó Tổng Biên Tập) với lý do "vi phạm luật báo chí”.

Được biết báo Đại Đoàn Kết vừa qua đã cho đăng tải nhiều bài viết mà các báo khác không dám đăng được mô tả là trái chiều với quan điểm của Đảng và Nhà nước như:

- lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trình bày quan điểm ngược lại về chủ trương phá bỏ Hội Trường Ba Đình và xây dựng trụ sở Quốc Hội trên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long,

- bài tham luận ‘Cần phải xoá bỏ bao cấp về chính trị’ của linh mục Nguyễn Thiện Cẩm (Uỷ Viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN, phó chủ nhiệm Uỷ Ban đoàn kết công giáo) ,

- một số bài của nhà báo Thái Duy và Hữu Nguyên đưa nhiều ý kiến về tình trạng chính trị bức xúc ở VN.

Trường hợp 10: Đánh đập nhà báo Ben Stocking (AP) trong lúc đang hành nghề

Hôm 19/9/2008 ông Ben Stocking, trưởng đại diện của hãng Associated Press tại Hà Nội, đã bị ‘đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ. Công an CSVN đã bắt ông Stocking về đồn công an 2 tiếng đồng hồ mặc dù đầu ông bị chảy máu. Công an CSVN đã bắt ông Stocking về đồn công an 2 tiếng đồng hồ và đánh ông đến chảy máu đầu. Sau đó ông đã tới bác sĩ điều trị và được khâu 4 mũi kim.

CaoTrangToiAcCS


Còn vô số trường hợp vi phạm khác về vi phạm tự do ngôn luận và báo chí như đối với LM Phan văn Lợi, TT Thích Thiện Minh, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Lê Trí Tuệ, Giáo sư Nguyễn Chính Kết ( 2006) Giáo sư Hoàng Minh Chính, Ls Lê Quốc Quân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Quế Dương, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (2004), Cụ Lê Quang Liêm, Vũ Hùng, Cô Phạm Thanh Nghiên, Ký giả Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Chí Quang, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Ký giả Nguyễn Khắc Toàn (2003), Phạm Bá Hải, Trương Quốc Huy,Trần Thiên Lộc, Nguyễn Ngọc Quang, Ks Bạch Ngọc Dương. Chị Phương Thy, Ms Nguyễn Hồng Quang, Cô Quỳnh Trâm, Anh Trần Quốc Hiền, Ms Phạm Ngọc Thạch., luật sư Nguyễn thị Thùy Trang, nhà văn Trần khải Thanh thuỷ, Hồ thị Bích Khương,Phan Thanh Hải,Lê Thanh Tùng, Lương Văn Sinh, Phạm thị Ứng, Ngô Mai H, Vũ Hoàng Hải, Bùi Chat, Quốc Dung, Uyên Vũ, Anh Bằng, Lê Hào, Đức Hội,Tạ Phong Tan, Đào Văn Thuỵ, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Trung Lĩnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Đức Chính, Ngô Quỳnh,Trần văn Thạch,Trần Đức Thạch ,Nguyễn văn Tuc, nhà văn Hoàng Tiến, vũ cao Quận, LM Chân tín, LM Nguyễn Hữu Giải, Trần Khuê, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Hoà thượng Thích Không Tánh, Nguyễn bá Đăng,Trương quốc Tuấn, Lưu thị thu Duyên, Lưu thị thu Trang, Lê thị Kim Thu,Nguyễn Ngọc Quang,Phạm bá Hải,Vũ Hoàng Hải.Dương thị Xuân,Lê Xuân Kính, Phan Thanh Hải,Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn hải chiến, Nguyễn văn Hải, Bùi kim Thành vv…

Và người ta có thể liệt kê được hàng triệu vi phạm khác, nếu những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được tôn trọng tại Việt Nam.

3. Vi phạm quyền tự do lập hội, tự do liên kết, tự do hội họp


3.1. Luật nhân quyền quốc tế

Tự do lập hội, tự do liên kết, tự do hội họp thuộc về các quyền căn bản của mọi người được qui định trong các điều 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế Những quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như bởi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ở điều 20 và điều 23, khoản 4.

3.2. Luật pháp CSVN

3.2.1. Hiến Pháp

Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Những quyền tự do lập hội, tự do hội họp, tự do biểu tình của người dân được qui định trong điều 69 Hiến Pháp CSVN. Tuy có câu "theo quy định của pháp luật", nhưng trong luật pháp CSVN hiện nay không có điều luật nào cấm không cho phép lập hội, liên kết, hội họp hoặc biểu tình. Tuy thế những thành viên của các tổ chức không cộng sản thường bị kết án bằng những tội danh như "gây rối trật tự công cộng", "tuyên truyền chống nhà nước", "lợi dụng dân chủ chống phá nhà nước Việt Nam” vv..

3.2.2. Luật Công Đoàn

Các Công Đoàn tại Việt Nam bị chi phối bởi Luật Công Đoàn do Quốc Hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990. Theo luật này,

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động. (Điều 1, luật Công Đoàn)

Điều 1 của luật công đoàn của nước CHXHCNVN đã vạch ra một nguyên tắc cơ bản cho các tổ chức công đoàn tại Việt Nam là phải chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Tại Việt Nam ngày nay, phần lớn các xí nghiệp đều thuộc về nhà nước. Cương lĩnh đảng và luật pháp nước qui định đảng CSVN lãnh đạo nhà nước và xã hội, do đó đảng CSVN là chủ nhân của mọi thành viên các cơ quan chính phủ và của các xí nghiệp quốc doanh. Vì do đảng lãnh đạo, các công đoàn tại Việt Nam không phải là những tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động, ngược lại là công cụ được đảng CSVN sử dụng để bóc lột công nhân một cách có hệ thống. Điều này hoàn toàn trái ngược với quy định của Công Ươc Quôc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị.

Điều 22 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và điều 23, khoản 4 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm cho mọi người quyền tự do thành lập hội đoàn, nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi cho mình. Hội đoàn, nghiệp đoàn không phải chịu sự lãnh đạo của của Đảng cộng sản Việt Nam như luật Nhà nước CSVN qui định.

3.3 Mười trường hợp tiêu biểu vi phạm tự do lập hội, tự do liên kết của CSVN

- Trường hợp 1: Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông

Nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ toàn ban lãnh đạo Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam, một tổ chức công đoàn độc lập được thành lập năm 2006.

- Luật sư Trần Quốc Hiền, phát ngôn nhân Hiệp Hội này đã bị bắt giữ ngày 1/01/2007 và bị kết án 5 năm tù ở và 2 năm quản chế.

- Đoàn Huy Chương ( Nguyễn Tấn Hoành)25 tuổi: Đại diện Hiệp Hội 1 năm 6 tháng tù, không giãm án, vừa bị bắt lại ngày 29/01/2010

- Đoàn Văn Diên: 4 năm 6 tháng tù, không giảm án

- Trần Thị Lệ Hồng (Lệ Hằng): 3 năm tù, không giảm án

- Nguyễn Thị Tuyết, đã bị tuyên án 1 năm 6 tháng tù

- Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn đang bị giam tại các trại như B34, Đồng Nai, 4 Phan Đăng Lưu Sài Gòn..

- 3 nhà hoạt động đang bị giam giữ là Đoàn Huy , 24 tuổi, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi.

- Một số thành viên khác đang bị truy nã hoặc sách nhiễu như Lưu Văn Xi, Trần thị Tuyết

- Trường hợp 2: Đảng Thăng Tiến Việt Nam

*Ngày 8-9-3006, Một ủy ban gồm một số nhà trí thức trẻViêt Nam công bố Cương Lĩnh Chinh Trị và thành lập đảng Thăng Tiến Viêt Nam dựa theo những chính sách cơ bản như:

* Thăng tiến Tổ quốc Việt Nam về các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tâm linh để Dân tộc được sống trong một Đất nước hòa bình, độc lập, tự do ; Xã hội đạo đức, văn minh ; Quốc Dân thịnh vượng, hạnh phúc.

* Tái lập và thực thi các quyền tư hữu trọn vẹn và chính đáng của toàn Dân.

*. Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam trước Quốc Tế.

Quyềt xây dựng một xã hội dựa trên nền tảng:

1. Các học thuyết nhân bản về xã hội và kinh tế đã được các Nước dân chủ, văn minh áp dụng có hiệu quả và uy tín để xây dựng hòa bình, công lý, nhân quyền, dân quyền, thăng tiến văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế ổn định, bền vững.

2. Các Tuyên ngôn và Công ước Quốc Tế về Nhân quyền và Dân quyền của Liên Hiệp Quốc.

3. Các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp và bền vững của Dân tộc Việt Nam.

5. Khát vọng của toàn Dân Việt Nam về Hòa bình, Sự thật, Công bằng, Nhân ái, Tự do, Dân chủ.

Đảng Thăng Tiến đã gây được một ảnh hưởng khá lớn và được ủng hộ mạnh mẽ trong thành phần trí thức và giới trẻ. Đó chính là lý do khiến nhà cầm quyèn Việt triệt hạ :

Trong tháng 2 và tháng 3/2007 toàn thể ban thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam bị bắt và kết án tại Huế và Hà Nội:

- Anh Nguyễn Phong , trưởng ban thành lập đảng Thăng Tiến Việt Nam ( bị bắt giữ ngày 17/02/2007 ) 6 năm tù ở và 3 năm quản chế.

- Anh Nguyễn Bình Thành , đồng sáng lập viên đảng Thăng Tiến Việt Nam ( bị bắt giữ ngày 17/02/2007 ) 5 năm tù ở và 2 năm quản chế.

- Cô Hoàng Thị Anh Đào , thư ký đảng Thăng Tiến Việt Nam ( bị bắt giữ ngày 19/02/2007 ) 2 năm tù treo và 3 năm quản chế.

- Cô Lê Thị Hằng, thư ký đảng Thăng Tiến Việt Nam ( bị bắt giữ ngày 19/02/2007 ) 18 tháng tù treo và 2 năm quản chế.

- Luật sư Lê thị công Nhân phát ngôn nhân đảng Thăng Tiến Việt Nam, thành viên sáng lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam, cố vấn Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam ( bị bắt giữ ngày 06/03/2007 ) 3 năm tù ở và 3 năm quản chế.

Trường hợp 3: Đảng Việt Tân

Các thành viên Đảng Việt Tân ông Nguyễn thế Vũ, ông Nguyễn Việt Trung, ông Nguyễn Quốc Hải (Somsak Khunmi ) bị bắt ngày 17/11/2007 tại Sàigòn cùng với ông Nguyễn Quốc Quân (quốc tịch Hoa Kỳ), bà Nguyễn Thị Thanh Vân (quốc tịch Pháp) và ông Trương văn Ba (quốc tịch Hoa Kỳ).

Với áp lực của quốc tế bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Trương văn Ba được thả ra ngày 11/12/2007 và với Ông Nguyễn Quốc Quân được trở về Hoa Kỳ ngày 13/05/2008.

Trường hợp 4: Đảng Dân chủ Nhân Dân

Ngày 10-5-2007 "toà án nhân dân” tại Sàigòn kết án các thành viên lãnh đạo đảng Dân Chủ Nhân Dân "tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự nước CHXHCNVN

- Bác sĩ Lê Nguyên Sang ,nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 4 năm và 6 tháng tù

- Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo,nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 2 năm và 6 tháng tù

- Luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 3 năm và 6 tháng tù

Phiên toà phúc thẩm ngày 17 tháng 8 năm 2007 nhà cầm quyền Hà Nội đã giảm bản án Bác sĩ Lê Nguyên Sang xuống 4 năm tù, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn được giảm 1 năm xuống còn 3 năm và ký giả Huỳnh Nguyên Đạo giảm 6 tháng, còn 2 năm rưỡi.

Trường hợp 5: Câu Lạc Bộ Dân Chủ cho Việt Nam

Ký giả Nguyễn Vũ Bình đã làm việc gần 10 năm cho Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 1 năm 2001, ông nghỉ việc và tỏ ý muốn lập Đảng Dân Chủ Tự Do Việt Nam. Sau đó, ông cùng với 16 người khác đã viết thư mở đến chính quyền kêu gọi cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông cũng ủng hộ thành lập "Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng" và trở thành thành viên sáng lập của Câu lạc bộ dân chủ cho Việt Nam. Ngày 21 tháng 7 năm 2002, sau khi ông gởi một bài điều trần tới Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, công an đã khám nhà ông ở Hà Nội và tịch thu các tài liệu và sách vở. Ông bị biệt giam tới giữa tháng 8/2002 trước khi được trở về giam tại nhà.

Trong thời gian bị giam tại nhà, ông thường xuyên bị sách nhiễu, theo dõi và phải trình diện thường xuyên để công an thẩm vấn. Sau khi ông đưa lên Internet bài viết "Một vài suy nghĩ về Hiệp định Biên giới Việt-Trung," trong đó ông chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt Nam, ông lại bị bắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2002. Ngày 31 tháng12 năm 2003, Nguyễn Vũ Bình bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội "làm gián điệp”. Do áp lực của quốc tế như Chính phủ Hoa Kỳ, các quốc gia Âu Châu, tổ chức Ký giả Không Biên giới, Quan sát Nhân quyền, Uỷ ban Bảo vệ Các nhà báo, World Association of Newspapers, và Diễn đàn Biên tập viên Thế giới vv... Nhà cầm quyền CSVN đã thả ông ra khỏi nhà tù nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào tháng 6/2007.

Trường hợp 6: Nhóm Người Việt Nam Yêu nước và Hội Ái Hội Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo tại Việt Nam (Vietnamese Political and Religeous Prisoners Frienship Association)

Ông Trương Minh Nguyệt, Kỹ sư Nông cơ, Phó Hội trưởng Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, đã bị bắt ngày 4-6-2007 cùng với kỹ sư Nguyễn Văn Ngọc thành viên của Hội. Được biết, 2 kỹ sư có liên quan vụ đến vụ án chính trị của tổ chức "Nhóm Người Việt Nam Yêu nước” tại Hà Nội; hiện 2 người đang bị tạm giam tại tỉnh Đồng Nai.

Thượng Toạ Thích Thiện Minh sau 26 năm bị giam tù đày, thành lập Hội Ái Hội Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam vào tháng 11/2006 thường xuyên bị công an xách nhiễu, kiểm soát công việc hàng ngày. Họ lập chốt trước nhà Thượng Toạ, kiểm soát và tra khảo những người ra vào nhà.

Trường hợp 7: Đảng vì Dân

Mục sư Hồng Trung, người đại diện Đảng Vì Dân ở Việt Nam bị bắt giữ ngày 22/02/2007, Sinh viên Đặng Hùng bị bắt ngày 17/05/2007.
Ký giả Trương Minh Đức bị bắt giữ ngày 17/02/2008. Trong phiên toà ngày 28/03/2008 tại tỉnh Kiên Giang ông Đức bị kết án án 5 năm tù giam vì tội "lợi dụng dân chủ chống phá nhà nước Việt Nam”.

Trường hợp 8: Đảng Dân Chủ

Ông Hoàng Minh Chính Đảng Dân chủ Việt Nam. bị CSVN tổ chức những côn đồ và xã hội đen thô bạo hảm hại ném acide vào nhà Ông tại ngõ 21 Lý Thường Kiệt (nơi ông ở) hay việc ngăn cấm những người liên lạc với Ông , Ông suốt đời thiết tha với vận nước. Và đến cuối cuộc đời ông suy ngẫm và day dứt, nên ông viết ba tâm thư đề ngày 17-1-2008 cho ĐCSVN trước khi ông chết

Trường hợp 9: Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam do 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thành lập vào ngày 10/12/2006. Sau khi 2 luật sư Đài và Công Nhân bị cầm tù, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam do kỹ sư Phạm Văn Trội tiếp tục điều hành.

11g30 đêm 10/9/2008, 11 công an đã xông vào nhà anh Phạm Văn Trội bắt anh đem đi mà không hề đọc lệnh bắt. Công an đã khám xét nhà, tịch thu máy vi tính và điện thoại di động của anh.

Trường hợp 10: Khối 8406

DANH SÁCH CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM CỦA KHỐI 8406
35 vị (sắp xếp theo vần) Cập nhật ngày 04-10-2008

I. Đã bị kết án và bị cầm tù:

1- Ông Đoàn Văn Diên, 4 năm 6 tháng
2- Luật sư Nguyễn Văn Đài, 5 năm tù.
3- Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, 3 năm tù.
4- Ký giả Trương Minh Đức, 5 năm.
5- Anh Phạm Bá Hải, 5 năm tù
6- Anh Vũ Hoàng Hải, 2 năm tù
7- Luật sư Trần Quốc Hiền, 5 năm tù
8- Chị Trần Thị Lệ Hồng, 3 năm.
9- Anh Trương Quốc Huy, 6 năm tù.
10- Chị Hồ Thị Bích Khương, 2 năm tù
11- Linh mục Nguyễn Văn Lý, 8 năm tù
12- Luật sư Lê Thị Công Nhân, 4 năm tù.
13- Anh Hàng Tấn Phát, 6 năm tù.
14- Chuyên gia Nguyễn Phong, 6 năm tù.
15- Anh Nguyễn Ngọc Quang, 3 năm tù
16- Ông Phùng Quang Quyền, 1 năm 6 tháng.
17- Bác sĩ Lê Nguyên Sang, 5 năm tù.
18- Anh Lương Văn Sinh, 2 năm tù.
19- Ông Lê Văn Sóc, chức sắc Hòa Hảo, 6 năm tù.
20- Chuyên viên Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù.
21- Luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, 4 năm tù.
22- Chị Nguyễn Thị Tuyết, 1 năm 6 tháng.

II. Bị giam giữ chưa xét xử

1- Dân oan Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Long An
2- Thầy giáo Vũ Hùng, Hà Tây
3- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng
4- Chiến sĩ Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng
5- Dân oan Nguyễn Kim Nhàn, Bắc Giang
6- Sinh viên Ngô Quỳnh, Bắc Giang
7- Nhà thơ Trần Đức Thạch, Nghệ An
8- Dân oan Lê Thị Kim Thu, Đồng Nai
9- Dân oan Nguyễn Văn Tính, Hải Phòng
10- Kỹ sư Phạm Văn Trội, Hà Tây
11- Dân oan Nguyễn Văn Túc, Thái Bình

III. Bị truy nã

1- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
2- Dân oan Đỗ Thị Kim Phế, Đồng Tháp

3.4. Những trường hợp tiêu biểu vi phạm tự do hội họp, tự do biểu tình

Trường hợp 1: Đơn xin biểu tình của nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã và cô Phạm Thanh Nghiên

Ngày 14 tháng 6 năm 2008 cô Phạm Thanh Nghiên (Hải Phòng), nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã (Hà Nội) làm đơn gửi UBND Thành phố Hà Nội xin phép biểu tình tình tại khu vực trước Bưu điện Hà Nội và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Cuối tháng 6/2008 họ nhận được thông báo số 148/TB- UBND, ký ngày 26/6/2008 của UBND thành phố Hà Nội v/v " không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người (biểu tình) ở nơi công cộng”. Ngày 10/7/2008, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên đã chung đơn khiếu nại lên UBND thành phố Hà Nội và trước đó chính thức mời luật sư Lê Trần Luật (Văn phòng luật sư Pháp Quyền) giúp đỡ pháp lý.

Sau khi thảo luận và thống nhất, Luật sư Lê Trần Luật đã tới Thành phố Hải Phòng ngày 21/8/2008 gặp gỡ và cùng thân chủ đến Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội nạp đơn vào ngày hôm sau. Ngay từ ngày 16/8/2008, công an đã đặt chốt canh gác ngày đêm tại nhà riêng của cô Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Mỗi khi đi ra khỏi nhà, họ luôn bị từ 3 đến 4 công an bám theo. Lực lượng công an mật vụ được tăng cường khi hai người ra sân bay đón Luật sư Lê Trần Luật. Vào lúc 23:20 ngày 21/8, công an Hải Phòng đã "gõ cửa” phòng khách sạn yêu cầu Luật sư Lê Trần Luật phải "làm việc”với họ. Bốn công an Hải Phòng, dẫn đầu là Trung tá Nguyễn Văn Hải thuộc phòng PA25, đã "khuyên” luật sư "không nên làm vụ này”. Lý do họ đưa ra vì "cô Nghiên và ông Nghĩa là những người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản Việt Nam”. Và vì, "nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như thế”. Luật sư Lê Trần Luật khẳng định: " Ngày mai chúng tôi vẫn đi Hà Nội để nạp đơn khởi kiện!”

Sáng hôm sau, 22/8/2008 công an Hải Phòng đã bám theo ba người đến tận địa phận Hải Dương. Khi đến Hà Nội, họ lại tiếp tục "được” công an Hà Nội "chăm sóc”. Đến tòa, họ lại tiếp tục gặp những ngăn trở đã được sắp xếp sẵn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của người đi kiện và những lý lẽ của luật sư, Tòa đã buộc phải nhận đơn.

Văn phòng và nhà riêng của Luật sư Lê Trần Luật từ lúc đó bị công an canh gác và theo sát mỗi khi đi ra ngoài. Chiều 24/8, Luật sư Luật đã bị công an Sàigòn ép xe vào lề đường khi ông đi gặp một thân chủ khác (ngày 4/7/2008, cô Phạm Thanh Nghiên đã bị công an Hải Phòng ép xe, hành hung ngay trên đường phố sau khi nộp đơn xin biểu tình).

Cuối tháng 8/2008 cô Phạm Thanh Nghiêm nhận được "Thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện” của Tòa án thành phố Hà Nội do Thẩm phán Mai Văn Quang ký đề ngày 26/08/2008 với lý do "không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án".

Nếu toà án không có thẩm quyền giải quyết những sai phạm luật pháp của các cơ quan hành pháp thì cơ quan nào có thẩm quyền trong lãnh vực này? Người dân sẽ kiện ở đâu nếu các cơ quan hành pháp vi phạm luật pháp?

Trường hợp 2: Đàn áp cuộc biểu tình sinh viên chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Sau hai cuộc biểu tình ngày 9 và 16/12/2007 chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Trung Quốc một số sinh viên tham gia biểu tình bị nhà trường mời lên "nhắc nhở", "cảnh cáo". Các Bí thư Đoàn thanh niên đã được mời hợp tác với công an và các lớp trưởng ở các trường trung học, cao đẳng, đại học trong nước để có những buổi "làm việc" với học sinh sinh viên. Nội dung các buổi làm việc này tóm lược trong một ý: Theo công văn của Bộ giáo dục ngày 21/12/2007 gửi giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, giám đốc các sở giáo dục, tất cả các sinh viên tham gia biểu tình, tụ hợp ,tuần hành đều vi phạm pháp luật và sẽ bị đình chỉ thi cử, cắt học bổng, treo bằng tốt nghiệp, hoặc bị đuổi học.

Trường hợp 3: Trương Quốc Huy, Trương Quốc Nghĩa, Trương Quốc Tuấn và Đào Ngọc Anh

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2005 vào lúc 3:30 giờ chiều với sự điều động và chỉ huy của Trung Tá Công An CSVN Trần Thành Tả Quận Phú Nhuận, trên 50 Công An Quận Phú Nhuận, CA Phường 4 và Phường 9 phối hợp cùng với công An Bộ chính trị bao vây căn nhà 603 đường Nguyễn Kiệm Phường 9 Phú Nhuận. Công an đã bắt 4 bạn sau với lý do "Âm mưu lật đổ chính quyền":

- Trương Quốc Huy
- Trương Quốc Nghĩa
- Trương Quốc Tuấn
- Cô Đào Ngọc Anh (Lisa Phạm, người Mỹ gốc Việt)

4 bạn trên là thành viên tham gia diễn đàn Paltalk. Paltalk là nơi qui tụ hàng ngàn người Việt Nam đến để hội luận , nghe âm nhạc , ca hát , nghe thuyết giảng Giáo Lý, Phật Pháp v.v.

Trường hợp 4: chị Lê Thị Kim Thu

Ngày 7-11, Tòa ánNhân Dân quận Ba Ðình (Hà Nội) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm chị Lê Thị Kim Thu cư ngụ tại xã Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Ðồng Nai về tội "gây rối trật tự công cộng".

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân quận Ba Ðình: "vào khoảng 7 giờ ngày 14-8-2008, Lê Thị Kim Thu cùng một số người khác có hành vi giương biểu ngữ khiếu kiện, mặc áo xô, cầm ảnh người đã mất la hét gây mất trật tự công cộng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ. Bản thân Thu căng biểu ngữ có nội dung vu khống, hò hét... Khi lực lượng công an và tự quản đến yêu cầu đám đông giải tán, Thu và một số người khiếu kiện không chấp hành, tiếp tục đi bộ sang khu vực trước cửa Văn phòng Chính phủ gây ùn tắc giao thông trên đường Hoàng Hoa Thám".

Được biết chị Lê Thị Kim Thu đã khiếu kiện liên tục từ hơn 10 năm nay cùng với 25 nhóm dân Oan của 25 tỉnh, đi khiếu kiện nhà nước CHXHCNVN về việc các cán bộ CSVN chiếm tài sản , đất đai..của các gia đình một cách bất hợp pháp, (theo Nghị Định 47/CP của Nhà Nước CHXHCNVN về việc giải quyết và bồi thường thiệt hại tài sản, đất đai).

Trường hợp 5: Ngăn cản buổi họp mặt của Dân biểu Loretta Sanchez với vợ và mẹ một số nhà dân chủ

Ngày 05/04/2007 Dân biểu Loretta Sanchez mời vợ và mẹ một số nhà dân chủ đến tư gia đại sứ Marine tại Hà Nội dùng tiệc trà nhưng các bà đã bị công an mạnh bạo cản trở không cho họ được tới tư dinh của ông.

Đại sứ Marine kể lại rằng ông chứng kiến chừng 15 người đàn ông bao vây hai phụ nữ trước cổng, ra sức buộc họ rời khỏi khu vực này, rồi nhóm người đó nói lớn tiếng, chụp tay hai phụ nữ ấy kéo đi. Trước tình hình căng thẳng như vậy, nên ông đã can thiệp, khuyên các phụ nữ ấy trở về nhà. Hai phụ nữ này là chị Vũ Thuý Hà (vợ Bác sĩ Phạm Hồng Sơn) và chị Bùi Thị Kim Ngân, vợ nhà báo Nguyễn Vũ Bình.

Đại sứ Marine cũng cho biết công an không cho mẹ của luật sư Lê Thị Công Nhân và các bà vợ của những luật sư Lê Quốc Quân và Nguyễn Văn Đài rời khỏi nhà.

CaoTrangToiAcCS


Đại sứ Michael Marine phải can thiệp khi công an lớn tiếng la lối rồi dùng tay xô đẩy không cho các bà Vũ Thuý Hà và Bà Bùi Thị Kim Ngân, trước tư gia ông tại Hà Nội hôm 5-4-2007

Trường hợp 6: Bắt giam những người kêu gọi biểu bình ngày 14/09/2008

Để trấn áp cuộc biểu tình của sinh viên ngày 14/09/2008 trước toà đại sứ Trung Quốc tại Hà nội nhân cuộc họp báo của họ nhằm tuyên bố "Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc" công an CSVN đã bắt giam những sinh viên mà họ nghi ngờ kêu gọi và tổ chức biểu tình như Sinh viên Ngô Quỳnh bị bắt ngày 10/09/2008, anh Đỗ Duy Thông ở Thường Tín Hà Nội đã bị công an bắt đi lúc 10 giờ sáng ngày 13/9/2008, Sinh viên Bùi Văn Toản bị bắt vào lúc 8 giờ sáng ngày 14/9/2008 tại nhà trọ Bala – Bông Đỏ, Hà Đông Hà Nội vv…

Tại nhiều trường Đại Học tại Hà Nội, nhà trường đã ra thông báo sẽ đuổi học những sinh viên tham gia cuộc biểu tình này. Nhà trường cũng cử một số đoàn viên thanh niên ra tận ngõ 46 Hoàng Diệu để nhận mặt sinh viên trường mình. Trong khi đó, an ninh đã tăng cường rất mạnh trong các trường Đại Học nhằm gia tăng không khí trấn áp và khủng bố tinh thần sinh viên.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long ở Hà Nội đã bị công an cấm ra khỏi nhà. Anh Trần Đức Thạch bị công an tra vấn tại nhà. Nhà giáo Vũ Hùng bị công an giam giữ, bị thẩm vấn trực tiếp bởi Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, thiếu tướng công an Hoàng Kông Tư.

Trường hợp 7: Bắt phái đoàn Rafto, cản trở không cho thăm viếng Hoà Thượng Thích Quảng Độ

Vào ngày 15/3/2007 bà Thérèse Jebsen và hai thành viên của Sáng hội Rafto đã bị 5 công an chận bắt tại Thanh Minh Thiền viện không cho phái đoàn này đến thăm viếng Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Trường hợp 8: Đàn áp các cuộc đòi công lý của Dân Oan

Trong nhiều thập niên vừa qua nhà nước, các viên chức và đảng viên CSVN đã tịch thu nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của hàng triệu người dân biến họ thành những người sống vô gia cư, vô nghề nghiệp. Hàng trăm ngàn người Dân Oan trong số bị cướp của đã đưa đơn khiếu tố từ chục năm qua từ cấp phường, xã đến cấp trung ương nhưng không được giải quyết. Cuộc biểu tình lớn nhất với khoảng 1000 dân oan trước Văn Phòng ÌI từ giữa tháng 6/2007 đến giữa tháng 7/2007 bị công an CSVN đã dùng lựu đạn cay và bạo lực giải tán ngày 18/07/2007. Nhiều người trong số những người khiếu kiện vì tuyệt vọng đã tự thiêu để cảnh tỉnh chính quyền và lương tâm thế giới. Đây là 2 trường hợp thí dụ:

1/ Thư Tuyệt Mạng của chị Phạm Thị Lộc, một nạn nhân của tình trạng khủng hoảng luật pháp ở Việt Nam. "Tôi xin sẵn lòng làm ngọn đuốc thiêu sống trước cột cờ Ba Đình, Hà Nội để công luận trong nước và quốc tế hiểu rõ về người dân Việt Nam bị tước bỏ nhân quyền nghiêm trọng như thế nào." 26.10.2005.

2/ Bà Phạm Thị Trung Thu đã tự thiêu vì bị xử tù oan ức, nhà cửa bị tịch thu, chồng bị chết... "Sống mà như đã chết, thà tôi chết đi để Đảng và nhà nước biết còn có những mảnh đời bất hạnh bị bức bách xô đẩy đến bước đường cùng -không còn một lối thoát nào để sống - do một số người sử dụng quyền lực, nhân danh Đảng và nhà nước để làm việc sai trái." 29.09.2005

Còn vô số trường hợp vi phạm khác như đối với LS Lê Thị Công Nhân, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, LS Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thị Chuyển (xã An ngãi Trung), Bà Nề (xã Tây), Phạm ngọc Thịnh ( xã Phú lễ), Ông Nhận ( xã Phú ngãi), Ông Cật (xã Tân Xuân), Anh Lộc (xã Phú ngãi), bà Chảnh (xã Phú ngãi), Ông Huỳnh quang Truy, bà Hồng (xã An Thủy), Ông Dũng (xã An Hòa Tây), Trần thị Dung (xã Mỹ Hòa), Nguyễn Văn Nhon (xã long Hưng, H Châu Thành), Nguyễn Ngọc Nhuận (xã Phú Đông H gò công đông), Nguyễn văn Trinh (xã Phú Thạnh H gò công Tây), Trần thị thế(gò công tây), Thị Quýt (xã Phú Đông), bà Sáu Cụt (xã Tân Thanh H cái bè), Nguyễn Văn Kính(xã Long Định H Châu Thành), Cao quế Hoa, Nguyễn văn chinh, bà Võ thị Thu ( 84 tuổi, Cai lậy ), Lê thị Nguyệt ( bị bắt), Dương thị thu Vân (xã Tân Hiệp H tân hiệp), Nguyễn thị Út (xã Mỹ Thuận H Hòn Đất), Đỗ thị Tư (xã Mỹ Hiệp Sơn), Trần xuân Tiện (thị trấn Tân Hiệp), Huỳnh văn Quánh (xã Mỹ hiệp sơn H hòn đất ), Dương thị Nở, Đỗ thị Tư (78 tuổi, xã Mỹ Lâm Hòn Đất), Lưu thi thu duyên, Lưu thị thu Trang ...

Và người ta có thể liệt kê được hàng vạn vi phạm khác, nếu quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được tôn trọng tại Việt Nam.

4. Vi phạm tự do bầu cử, tự do tham gia điều hành quốc gia


4.1. Quyền bầu cử, tự do tham gia điều hành quốc gia theo luật pháp CSVN

4.1.1. Luật Mặt Trận Tổ Quốc

Khác với các quốc gia khác, CHXHCNVN quy định mọi ai ứng cử vào hệ thống công quyền mọi cấp đều phải qua một tổ chức gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Tổ chức này phải tuân theo một bộ luật gồm 4 chương và 18 điều do quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999. Theo luật này, Mặt trận Tổ Quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một liên minh các tổ chức chính tri, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các sắc tộc, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội và mọi cá nhân người Việt Nam trong lẫn ngoài nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Nhiệm vụ chính của Mặt trận Tổ Quốc là tập hợp toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước ”tăng cường sự nhất trí về chính trị” và "động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng”:

Điều 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những điều khoản trên đã định rõ, mặt trận Tổ Quốc là một tổ chức chính trị ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên mặt trận này lại được tài trợ hoàn toàn bởi ngân sách nhà nước:

Điều 16 (Luật MTTQ). Kinh phí hoạt động, tài sản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1- Kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật tài sản mà Nhà nước giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tài sản do các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tặng cho

4.1.2. Luật Bầu cử quốc hội

Điều 5 luật bầu cử quốc hội CSVN qui định, các ứng cử viên cho đại biểu Quốc hội đều do mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn và giới thiệu:

Điều 5 (Luật bầu cử quốc hội)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Luật bầu cử Quốc hội CSVN không cho phép mọi công dân được quyền ra ứng cử cách độc lập và tự do.

4.1.3. Hiến pháp

Một sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam có một điều luật vượt ra ngoài mọi cấu trúc chính trị của các quốc gia khác trên thế giới:

Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Với điều luật này này đảng cộng sản Việt Nam đã tự phong cho mình vai trò "lãnh đạo nhà nước và xã hội” qua đó họ đã tước đoạt quyền tối thượng làm chủ đất nước của toàn dân Việt.
Mặt khác, điều 53 Hiến Pháp lại qui định quyền tham gia "quản lý Nhà nước và xã hội":

Điều 53 (Hiến Pháp)

Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

4.2. Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Hiến pháp nước CHXNCNVN

Theo luật bầu cử CSVN, việc tuyển chọn ứng cử viên cho các cuộc bầu cử Quốc hội cũng như cho các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đều do Mặt trận Tổ Quốc là một tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam đảm trách nhằm củng cố sự thống trị độc quyền của đảng cộng sản Việt Nam trên toàn cõi đất nước từ trung ương đến địa phương.

Điều 53 Hiến Pháp nói rất rõ ràng, mọi người dân (không phân biệt chính kiến, tôn giáo, phái tính, sắc tộc vv...) đều có "quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Sự việc này mâu thuẫn hoàn toàn với luật bầu cử nước CHXNCNVN và điều 4 Hiến Pháp qui định đảng cộng sản Việt Nam "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" !

4.3. Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Nhân quyền

Quyền được trực tiếp tham gia chính quyền hoặc tự do bầu người đại diện mình tham gia chính quyền được qui định bởi điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 25 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị (CƯDSCT):

Điều 25 (CƯDSCT):

Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:

a. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
b. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
c. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Khoản a điều 25 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị mang tính chất quần chúng, xác định việc điều hành xã hội phải đặt trên nền tảng "Ý Dân”. Chính quyền phải do toàn dân tham gia điều hành hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đại biểu, phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, phải chịu kiểm soát bởi quốc dân và có thể bị toàn dân truất phế khi không hành xử đúng nguyện vọng của họ.

Đảng cộng sản với gần 3 triệu đảng viên, chỉ chiếm khoảng 3,5% dân số Việt Nam, không thể đại diện cho toàn thể 85 triệu công dân để quyết định mọi biến chuyển chính trị trong xã hội Việt Nam được.

Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt Nam do đó không những vi phạm các điều 2, 25 và 26 của Công Ước Quốc Tế về các quyền dân Sự và Chính Trị, điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà còn mâu thuẫn với điều 53 Hiến Pháp của chính họ đề ra.


5. Vi phạm quyền tự do tôn giáo của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam


5.1. Luật Quốc tế

Quyền tự do tôn giáo được qui định trong Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị tại điều 18. Đó là quyền được thực thi tôn giáo hay tín ngưỡng qua việc thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy tại tư gia hay công cộng, cá nhân hay tập thể.

Điều 18 (Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, CƯQTCTDS):

1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

5.2. Luật của CS Việt Nam

Thế nhưng, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo của CSVN lại đưa một tổ chức của mình xen vào hoạt động của các tôn giáo. Đó là Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận này đóng vai trò một cơ quan hành pháp kiêm tư pháp theo điều 7 của Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo:

Điều 7 (Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (PLTNTG))

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Phản ảnh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Các hoạt động của tôn giáo chỉ được thực hành tại các cơ sở tôn giáo như chùa miếu, nhà thờ, đền đài, thánh thất. Những hoạt động tôn giáo nơi công cộng được chỉ được thực hành nếu có sự chấp thuận của UBND huyện, quận, thị xã:

Điều 11

1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.
2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.

Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo cơ sở như khuôn hội (Phật giáo), xứ đạo (Công giáo) phải nộp chương trình hoạt động hàng năm của tổ chức mình cho UBND xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cơ sở đó tọa lạc duyệt xét, chấp thuận:

Điều 12

1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ quy định.

Mọi tôn giáo tại Việt Nam chỉ được phép thành lập và hoạt động, nếu được nhà nước CSVN chấp thuận (Thủ Tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đơn xin công nhận phải nộp tại cơ quan hành pháp. Việc này được qui định ở điều 16:

Điều 16

1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:

a) Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; hoạt động tôn giáo của tổ chức đã đăng ký và trình tự, thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo do Chính phủ quy định.

Vấn đề phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm của tôn giáo phải được sự thoả thuận trước với cơ quan nhà nước được qui định trong điều 22:

Điều 22 (PLTNTG)

1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:

a) Là công dân Việt Nam , có tư cách đạo đức tốt;
b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Các tôn giáo chỉ được phép mở trường đào tạo tu sĩ hoạt động tôn giáo với sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính Phủ:

Điều 24

1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.

Môn học về lịch sử Việt Nam , pháp luật Việt Nam là các môn học chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định.

5.3. Những vi phạm của luật tôn giáo của CSVN

Pháp lệnh tôn giáo và Tín Ngưỡng của nhà nước CSVN đã vi phạm điều 18 của Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị những điểm sau đây:
- Dùng một tổ chức của đảng CSVN để điều hành, kiểm soát, chi phối tôn giáo (diều 7, PLTGTN)
- Mọi hoạt động tôn giáo chỉ được phép cử hành tại các cơ sở tôn giáo. Hoạt động nơi công cộng phải xin phép tại UBND Huyện, quận. (điều 11)
- Mọi hoạt động của tôn giáo tại cơ sở trong năm phải báo cáo cho UBND xã, phường, thị trấn (điều 12)
- Tôn giáo chỉ được thành lập và hoạt động, nếu được Thủ Tướng, Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trược thuộc TƯ chấp thuận (điều 16)
- Phong chức, phẩm, bổ nhiệm trong tôn giáo phải được nhà nước CSVN chấp thuận (điều 22)
- Trường đào tạo các tu sĩ, tu sinh chỉ được mở nếu có sự chấp thuận của Thủ tướng (điều 24)


5.4. Những vi phạm đối với Phật Giáo

5.4.1. Sơ lược về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Trước ngày 30/04/1975 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) hoạt động không những về mặt tôn giáo mà còn rất mạnh mẽ về mặt dân sự. Giáo Hội cho thành lập Trường Đại học, nhà xuất bản, trường trung tiểu học, cô nhi viện, bệnh xá và các tổ chức thanh thiếu niên Phật tử vv... Tổ chức Gia đình Phật tử được đặt dưới quyền điều hành của Tổng vụ Thanh niên thuộc viện Hóa đạo.

Sau khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam, nhà nước CSVN khi ấy với danh hiệu "chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam" tịch thu nhiều cơ sở của Giáo Hội. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những xung đột giữa Giáo hội và chính quyền, mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, Giáo hội Thống nhất phản kháng mạnh mẽ, Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại học Vạn Hạnh sau đó bị nhà nước buộc phải đóng cửa và tịch thu. Ban lãnh đạo Giáo hội gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì nhà cầm quyền CSVN phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, và Thích Thiện Minh. Để phản đối hành động đàn áp này Hoà Thượng Thích Đôn Hậu tuyên bố từ chức đại biểu Quốc hội và nhận lời thỉnh mời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất làm Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.

Đầu năm 1977, Giáo Hội ra Thông Bạch kêu gọi Bảo vệ Chư Tăng Ni, Phật Tử Bảo Vệ Đạo Pháp và Nhân Quyền ở Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN cho rằng, Hoà Thượng Thích Thiện Minh, Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo đã chỉ đạo mọi việc nên trục xuất Hoà Thượng ra khỏi Trung Tâm Quảng Ðức. Ngày 13/4/1978 họ đã bắt giam Hòa Thượng vào Trại giam số 4 - Phan Đăng Lưu, gần Chợ Bà Chiểu. Công an cộng sản bắt Hoà Thượng phải cởi áo tu, Hoà Thượng khẳng khái trả lời rằng: ''Minh xuất gia từ năm 12 tuổi, đã quen mặc nâu sòng rồi, khó bận thứ khác''. Họ lột hết quần áo, phạt 7 ngày đêm không áo quần và dùng hình phạt để tra tấn. Cuối cùng họ áp giải Ngài về trại tù Hàm Tân. Ở trong tù Ngài tiếp tục bị hành hạ, tra tấn và lìa trần ngày 17 tháng 10 năm 1978 trong trại tù. Giáo Hội nghe tin cử một phái đoàn ra Hàm Tân nhận diện. Thi thể Ngài bọc trong mảnh chiếu, mặt tím bầm. Giáo Hội xin được đưa về mai táng họ không chấp nhận. Xin đọc một hồi kinh cầu siêu, họ cũng từ chối.

Trong những ngày 04/11 đến 07/11/1981 một hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam Ban do đảng, nhà nước CSVN và ban dân vận Trung ương sắp xếp và tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội nghị tập trung 165 tăng ni, cư sĩ Phật giáo tiêu biểu cho 9 tổ chức và hệ phái của Phật giáo trong cả nước. Sau hội nghị này "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam" được thành lập, Giáo Hội này là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc gặp gỡ với phái đoàn Ủy Hội tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ ngày 23/10/2007 tại Hà Nội, Thứ trưởng Công an CSVN Nguyễn Văn Hưởng tuyên bố: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo chính thức ở Việt Nam từ năm 1981 nên hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là bất hợp pháp."

Ông Ðỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, Chính ủy của Ðoàn công tác thống nhất Phật giáo Việt Nam thuộc Mặt trận Tổ quốc Trung ương, tức người chiụ trách nhiệm "đảng hoá" các Giáo Hội Phật Giáo tại Việt Nam trong đó có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là một Giáo Hội lớn nhất và uy tín nhất khi người cộng sản chiếm miền Nam Việt nam vào năm 1975. Ông Hiếu đã tiết lộ trong mùa Phật Đản năm 1994 rằng:

"Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (...) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội (...) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội".

"Thực sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đều là đại biểu dự Ðại hội, trong đó đại biểu của ta đa số. Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một, còn lại tám với những danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hoặc là ta hoặc là chịu sự lãnh đạo của Ðảng".

(...) "Cuộc thống nhất Phật giáo lần này BÊN NGOÀI DO CÁC HÒA THƯỢNG GÁNH VÁC, NHƯNG BÊN TRONG BÀN TAY ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM XUYÊN SUỐT QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT ÐỂ NẮM VÀ BIẾN TƯỚNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT TỔ CHỨC BÙ NHÌN CỦA ÐẢNG".

Hòa thượng Thích Huyền Quang tiếp nhiệm Di Chúc của Hoà Thượng Thích Đôn Hậu vào năm 1992 làm Xử lý Viện Tăng thống. Sau khi được Suy Tôn làm Đệ tứ Tăng thống vào năm 2003, Ngài càng phấn đấu nhằm phục hoạt Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất nhiều hơn nữa. Ngoài ra Ngài còn đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng và thực thi Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, phải sám hối những sai lầm trước toàn dân và trả lại Linh Quyền cho người đã chết và Nhân Quyền cho người còn sống.

Giáo hội đòi hỏi quyền Tự Do Tôn Giáo, Hành Đạo và phục hoạt Giáo Hội không lệ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc của Đảng và Nhà Nước nhưng không được đáp ứng. Điển hình là Tháng Năm 1994 khi Giáo Hội tổ chức cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Tây, chính quyền ra lệnh tịch thâu toàn bộ hàng cứu trợ và chận bắt phái đoàn gồm 30 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.

Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang sau hơn 27 năm bị chế độ CS tù đày và quản chế, nhân lúc Ngài già yếu (89 tuổi) nhà cầm quyền CSVN đã cho nhiều viên chức cao cấp như tướng Trần Tư, Thứ trưởng công an Nguyễn Văn Hưởng đến ép Ngài phải từ bỏ GHPGVNTN để tham gia Giáo Hội Phật Giáo của nhà Nước nhưng Ngài đã cương quyết khước từ. Ngày 27.5.2008 vì bị yếu tim, dịch trong phổi nên Ngài phải vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn. Cho tới ngày xuất viện, không biết với lý do gì cứ cách khoảng 1,2 ngày họ cho Y tá rút máu Ngài. Do tình hình chữa trị không mấy thuyên giảm mặc dù được chuyển vào phòng cấp cứu rất cần khẩn cấp những y sĩ chuyên môn trong một bệnh viện hiện đại mà chỉ có thể tìm thấy ở Saigon. Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ cùng Chư Tôn Hội Đồng Lưỡng Viện mong muốn rước Ngài vào bệnh viện Pháp Việt ở Sàigòn chữa trị, nhưng nhà cầm quyền CSVN không cho, vẫn một mực quản chế Ngài tại bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn. Lúc 15:30 chiều ngày 04.07.2008 nhà cầm quyền CSVN cho rước Ngài về lại Tu viện Nguyên Thiều nơi Ngài cư trú. Không đầy 24 tiếng sau, vào lúc 13giờ ngày 05.07.2008 Ngài Viên Tịch.

Hoà Thượng Thích Quảng Độ tiếp nhiệm chúc thư của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang làm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống.

5.4.2 Mười trường hợp tiêu biểu đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất

Trường hợp 1: chùa Phước Huệ ở Quảng Trị

Ngày 01/04/2008 hơn 300 công an và chính quyền tỉnh Quãng Trị bao vây quanh và phá sập cổng chùa chùa Phước Huệ, Quảng Trị. Nội bất xuất ngoại bất nhập, họ ngang nhiên đè Thầy Từ Giáo xuống giữa sân, lùa tăng chúng vào trong phòng bóp cổ và dùng dao để khống chế, rồi ngang nhiên leo tường đột nhập vào phòng ngủ và phòng làm việc của Thầy để lục soát và lấy đi 83 triệu đồng của đạo hữu cúng dường để làm sân chùa và hồ sen. Lấy đi 1300 USD của đạo hữu cúng dường làm Tượng Đức Quán Thế Âm trên hồ bán nguyệt. Uy hiếp các điệu để lấy máy vi tính, điện thoại, máy ảnh và tàn bạo nhất là đoạt luôn cả tiền ăn của Tăng Chúng do thân mẫu Thầy Từ Giáo cất giử.

Trường hợp 2. Hoà Thượng Thích Không Tánh

Hoà Thượng Thích Không Tánh là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội của GHPGVNTN đã ra Hà Nội ngày 23/8/2007 nhằm cứu trợ những Dân oan khiếu kiện đang bị thiếu thốn lương thực nhưng đã bị công an Hà Nội ngăn cản công cuộc cứu trợ và bắt Ngài khi Hoà Thượng đang phát tiền cứu trợ cho Dân Oan tại Hà Nội.

Theo tường thuật của Hoà Thượng Thích Không Tánh khi Ngài đang khởi sự phát những xuất tiền cho tập thể Dân oan khiếu kiện tại số 110 đường Cầu Giấy nơi đặt Trụ sở Tiếp Dân của chính phủ, thì công an tràn ngập dày đặc vây bắt. Công an bẻ quặt hai cánh tay Hoà Thượng, giật các phong bì chứa tiền phân phát và dùng vũ lực bắt đi như bắt tội nhân hình sự. Hai ba công an kẻ nắm áo, kẻ nách tay, kẻ giật đứt xâu chuỗi bồ đề đeo trên cổ đẩy vào đồn Công an trước trụ sở Tiếp Dân. Tại đây chờ đợi chừng nửa giờ, thì có xe bít bùng đến chở đi, hai công an ngồi kèm sát hai bên.

Họ mang Hoà Thượng về căn nhà số 1/34 đường Âu Cơ. Tại đây dẫn Hoà Thượng lên lầu 2. Ba cán bộ Công an, tên Minh, Trung và Vệ, bắt đầu làm việc hỏi cung. Nhưng Hoà Thượng Thích Không Tánh phản đối, đòi hỏi lý do bắt giữ mà không có giấy phép, không lý do. Hoà Thượng nói "Tôi thừa lệnh Hòa thượng Viện trưởng Thích Quảng Độ ra đây cứu trợ đồng bào gặp khó khăn thiếu thốn vì ăn chực nằm chờ khiếu kiện. Giáo hội chúng tôi chỉ công khai làm việc từ thiện xã hội, không có gì phạm pháp. Sao lại ngăn cấm tôi, lại còn cưỡng bức bắt giam phi pháp ?".

Sau cuộc thẩm vấn trên thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Công an vào gặp Hoà Thượng. Trong hơn một giờ đồng hồ, ông ta dùng những lời lẽ khiếm nhã vu khống Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, và phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo là ông Võ Văn Ái, vu khống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) "âm mưu lật đổ chính quyền theo lệnh ngoại bang".

Ngày 24/08/2008 Hoà Thượng Thích Không Tánh bị áp tải về lại Sàigòn.

Trường hợp 3: Chiến dịch mạ lỵ Hoà thượng Thích Quảng Độ trên báo chí , hệ thống truyền hình, truyền thanh trong tháng 8 năm 2007

Từ ngày 24.08.2007 đến cuối tháng 8.2007 các đài phát thanh và các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới, Công an Nhân dân, Thanh Niên, Lao Động, Tuổi Trẻ, v.v... đã đăng một loạt bài vu cáo Hòa thượng Thích Quảng Độ và GHPGVNTN

"nhận tiền nước ngoài, mua chuộc, kích động bọn xấu, bọn tay chân các thế lực thù địch nước ngoài, biểu tình chống phá nhà nước...".

CaoTrangToiAcCS


Trường hợp 4. Chiến dịch Thẩm vấn các Vị Lãnh Đạo GHPGVNTN

Song song với chiến dịch vu cáo vô bằng chứng trên báo chí của Đảng và Nhà nước, các Ủy ban Nhân dân Phường đã triệu tập đi làm việc hàng giáo phẩm và thành viên GHPGVNTN, như trường hợp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, các Thượng tọa Thích Viên Định, Thích Không Tánh, Thích Chơn Tâm, các Đại đức Thích Viên Hỷ, Thích Đồng Minh, hoặc tổ chức biều tình ở Tiền Giang tố cáo các Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Thông và Thích Huệ Minh, và sách nhiễu Thượng tọa Thích Từ Giáo ở Quảng Trị.

Ngày 27.8.2007, Thượng tọa Thích Chơn Tâm, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục, cùng hai Đại đức Thích Viên Hỷ và Thích Đồng Minh đến làm việc tại cơ quan công an Phường 7, Quận Bình Thạnh, Saigon. Tại đây phía Công an gồm có ông Chấn, Công an nội vụ, ông Nguyễn Xuân, Thượng tá Công an PA38 (tức Cục bảo vệ Chính trị), ông Phạm Minh Tuấn, Trưởng Công an Phường 7, và hai ông Minh, Tốt công an quận Bình Thạnh. Nội dung làm việc Công an lên án Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ xưng danh GHPGVNTN trái phép, lợi dụng việc cứu trợ Dân oan "sách động dân chúng biểu tình chống phá Nhà nước", "gây rối an ninh trật tự". Rồi yêu cầu Thượng tọa Thích Chơn Tâm và hai Đại đức cùng lên án Hòa thượng Thích Quảng Độ cứu trợ Dân oan là trái pháp luật. Nhưng đã bị ba vị Tăng sĩ phản đối, không chấp nhận sự mớm ý lên án của công an. Thượng tọa Thích Chơn Tâm yêu cầu công an trưng văn bản nào của Nhà nước quy định GHPGVNTN bất hợp pháp ? Công an không thể trả lời.

Ngày 28.8.2007, công an Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, mời Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đi làm việc. Tại đây công an cũng tố cáo GHPGVNTN cứu trợ Dân oan nhằm "xúi giục biểu tình chống chính phủ" và ra lệnh trục xuất Thượng tọa về Saigon. Thượng tọa phản đối và nói rằng tôi ra Tổ đình Thập Tháp để tổ chức đại lễ Vu Lan, muốn trục xuất phải cho biết lý do và trình Quyết định hẳn hoi. Công an Phường trả lời sẽ xin lệnh trên. Chín giờ ngày 28.8.2007 công an đến ra lệnh miệng cấm Thượng tọa Thích Viên Định không được ra khỏi chùa.

Trường hợp 5: Thượng tọa Thích Thiện Minh

Thượng tọa Thích Thiện Minh, tên tục là Huỳnh văn Ba sinh năm 1953 tại Bạc Liêu, là Chánh trụ trì Chùa Vĩnh Bình, Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) Tỉnh Bạc Liêu bị nhà cầm quyền CSVN giam cầm hơn 26 năm (từ năm 1979 đến năm 2005).

Sau khi ra tù, ngôi chùa Vĩnh Bình mà Thượng tọa làm trụ trì bị nhà nước chiếm dụng, phá bỏ để xây chợ và trường học. Thượng tọa Thích Thiện Minh đã viết đơn khiếu nại gửi khắp các cơ quan từ địa phương ra đến trung ương Hà Nội. Thoạt đầu được hứa hẹn cứu xét. Nhưng từ khi Thượng tọa tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là bắt đầu một chuỗi kỳ thị, sách nhiễu, đàn áp, hăm dọa. Nhà nước ra điều kiện phải từ bỏ GHPGVNTN và tham gia Giáo Hội Phật Giáo của đảng và nhà nước họ sẽ trả lại ngôi chùa Vĩnh Bình cho Thượng Toạ.

Phật Tử quyên góp được một số tiền để Thượng Toạ cất một Tịnh Thất trong vườn nhà người em tọa lạc tại 89/353 đường Cách Mạng, Khóm 10, Phường 1,Thị xã Bạc Liêu. Nhưng ngày15/3/2007, nhà cầm quyền thị xã Bạc Liêu khởi sự việc đập phá ngôi Tịnh thất của Thượng tọa Thích Thiện Minh dưới sự chỉ huy của các ông : Nguyễn Minh Quân, Phó công an thị xã; Võ Minh Hưởng, Phó phòng Quản Lý Đô thị; Nguyễn Kim Đồng, Trưởng công an Phường 1; Bí Thư ; Chủ tịch; Phó chủ tịch phường 1; Cảnh Sát Cơ Động (trang bị dùi cui, roi điện, súng ống, nón bảo hiểm); Cơ quan Thị đội, thị xã Bạc Liêu; Cảnh sát Giao thông để giải tán đám đông dân chúng trên đường vào nhà; Cơ quan dân phòng các phường trong thị xã Bạc Liêu; Đoàn thể Phụ Nữ; Công an PA38 An ninh chính trị Tỉnh; Y sĩ, Y tá, xe cứu thương; Đội bốc vác trên 30 người mang theo máy hàn, máy cắt sắt, hàn gió đá, búa đục các loại ; Các nhà báo, máy quay phim, đài truyền hình Bạc Liêu; phối hợp cùng các ban ngành tổng số khoảng 500 người chật kín từ đầu đường đến nhà.

CaoTrangToiAcCS


Vì sự thường xuyên sách nhiễu và khủng bố bởi công an Tỉnh Bạc Liêu nên Thượng Toạ đành phải bỏ quê nhà lên Sàigòn sống với một người cháu tại Hóc Môn.

Trường hợp 6: Hòa Thượng Thích Nhật Ban và Thượng Tọa Thích Viên Giác

Hòa Thượng Thích Nhật Ban, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Đồng Nai và Thượng Tọa Thích Viên Giác, Đặc Ủy Từ Thiện Xã Hội tỉnh Đồng Nai trong mấy năm qua bị công an theo dõi, canh gác,hành hung không cho ra khỏi Chùa. Nhiều lần bị công an ném đá vào chùa, gỡ bỏ bảng Tên của Chùa và ngăn cấm không cho tham gia GHPGVNTN.

Cuối tháng 10/2008, Hòa Thượng Nhật Ban bị công an tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa chận bắt khi Hòa Thượng trên đường đến thăm một ngôi chùa khác nằm trong địa hạt tỉnh Bà Rịa. Họ đem Hoà Thượng về đồn công an hành hung, đấm đá, tát tai vv… từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều. Hiện nay (13/11/2008) đầu, mặt và khắp thân thể của Hoà Thượng vẫn còn những vết thương bầm đen.

Trường hợp 7. Thượng toạ Thích Trí Khải và Thượng toạ Thích Như Tấn

a/ Ngày 29/4/2008 Ban Đại Diện Phật Giáo Nhà nước huyện Đơn Dương kết hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo chính phủ, Huyện ủy đảng Cộng sản, Công an và một số thanh niên đầu gấu đã đến chùa Giác Hải do TT Thích Trí Khải trụ trì. Trong lúc TT Trí Khải đang dự đám tang một Phật tử tại thị trấn Thạnh Mỹ không có ở chùa họ dùng kìm bẻ tám ổ khoá từ cổng chùa vào đến các liêu phòng. Sau đó ngang nhiên chiếm chùa và ngồi họp. Đang họp nửa chừng, Thượng tọa Thích Trí Khải trở về chùa thấy cảnh cướp chùa giữa ban ngày liền phản đối, nhưng được trả lời rằng Văn phòng Đại diện Giáo hội Phật giáo Nhà nước đặt tại đây nên họ dùng để họp hành.

Được biết ban chỉ đạo Công tác tôn giáo thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện uỷ Đơn Dương ra "Kế hoạch Mật” mang số 44-KH/BCĐ đòi "đấu tranh với Thượng tọa Thích Trí Khải” cho rằng Thượng tọa "lợi dụng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. "Kế hoạch Mật” này nhằm chỉ đạo các cơ quan công quyền, công an và quần chúng Phật tử trục xuất Thượng tọa Thích Trí Khải ra khỏi chùa Giác Hải là nơi Thượng tọa chủ trì và làm sở hữu chủ, đồng thồi cưỡng chiếm chùa Giác Hải để làm Lễ đài tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, cho Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ 2008.

"Kế hoạch Mật” kéo dài từ cuối năm 2007 đến tháng tư năm 2008 mà chỉ thu được mười ba chữ ký Phật tử kiến nghị Giáo hội Phật giáo Nhà nước trục xuất Thượng tọa Thích Trí Khải.

Trong khi ấy, một Kiến nghị khác của quần chúng nhân dân viết ngày 19.3.2008 với chữ ký của 239 Phật tử chùa Giác Hải ký tên bảo vệ Thượng toạ Thích Trí Khải, chống sự vu cáo hàm hồ của Giáo hội Phật giáo Nhà nước.

b/Thượng toạ Thích Như Tấn, Trưởng ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Lâm Đồng và Hoà Thượng Thích Tâm Mãn ở chùa Sư Tử Hống bên huyện Đức Trọng được Thượng toạ Thích Trí Khải gọi điện thoại thông báo việc công an bẻ khoá chiếm chùa Giác Hải, hai vị tức tốc sang chùa Giác Hải quan sát tình hình để giúp đỡ can thiệp.

Đến nơi, Thượng tọa Thích Như Tấn và Hòa thượng Thích Tâm Mãn gặp hai Đại đức Thích Chúc Hiện, Phó Ban Đại diện Giáo hội Nhà nước và Thích Phương Hòa hỏi cho ra sự tình. Nhưng Đại đức Thích Phương Hòa, đệ tử của Hòa thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Nhà nước tỉnh Lâm Đồng, liền nói: "Thượng tọa ở huyện Đức Trọng không được quyền can thiệp vào Phật sự huyện Đơn Dương”. Sau đó Đại đức gọi điện thoại di dộng cho Công an huyện đến can thiệp. Công an huyện đến chùa Giác Hải đưa giấy mời Thượng tọa Thích Như Tấn và Hòa thượng Thích Tâm Mãn về đồn công an làm việc. Hai vị không chịu đi, lấy cớ không làm điều gì vi phạm pháp luật. Nếu muốn mời làm việc thì phải cho biết lý do. Công an liền ra lệnh cho một bọn đầu gấu (vì không mặc sắc phục) áp tới xốc nách Thượng tọa Như Tấn và Hòa thượng Tâm Mãn lôi vào xe chở về đồn công an.

Trong suốt buổi thẩm vấn công an không trưng một văn bản nào, mà chỉ kết án hai vị giáo phẩm GHPGVNTN ba tội:

- "đã mạ lỵ” Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước),
- gây "mất trật tự công cộng” tại huyện Đơn Dương,
- kết án GHPGVNTN là "bất hợp pháp” vì "hoạt động chính trị” không được Nhà nước công nhận.

Công an trả tự do cho Thượng tọa Thích Như Tấn và Hòa thượng Thích Tâm Mãn sau 3 giờ làm việc căng thẳng. Lời "chia tay” của công an là một lời hăm dọa và khủng bố :

-"Cấm hai ông không được bước sang địa phận huyện Đơn Dương đến chùa Giác Hải. Còn tới đây nữa, chúng tôi sẽ THỊT CÁC ÔNG”.

Sau đó Thượng toạ Thích Như Tấn nhận giấy mời đi làm việc liên tục của công an. Thượng toạ từ khước trình diện, nhưng công an đem xe đến bắt đi làm việc suốt ngày, ngày nào cũng miệt thị GHPGVNTN, hỏi đi hỏi lại cơ cấu tổ chức của Giáo hội, cách đưa tin, chuyển tin sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, hay tố cáo Giáo hội "làm chính trị”, xúi giục thanh niên, sinh viên biểu tình chống đối Nhà nước, v.v…

Trường hợp 8: Cản trở Thượng tọa Thích Từ Giáo, Chùa Phước Huệ, Quảng Trị hành đạo

Ngày 28.8.2007, Thượng tọa Thích Từ Giáo, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Trị được mời đi dự lễ Vu Lan ở Đà Nẵng, nhưng vừa đến địa phận Hải Lăng liền bị Thượng tá Công an Lê Công Dung chận bắt và áp giải về Chùa Phước Huệ rồi cấm không được ra khỏi chùa.

Trường hợp 9: Đấu tố Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất tỉnh Tiền Giang

Ngày 24.8.2007 nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang tổ chức ba cuộc mít ting tại ba địa điểm sát cạnh chùa Hồng Liên của Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, chùa Bửu Khánh của Thượng tọa Thích Huệ Thông và chùa An Tân của Thượng tọa Thích Huệ Minh. Dân chúng và Phật tử được triệu tập đến ba nơi ấy nghe cán bộ nhà nước kết tội các thành viên trong Ban Đại diện đã tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) mà họ kết án "bất hợp pháp", xúc phạm danh dự cá nhân các thành viên này, và tố cáo các thành viên đã tham dự cứu trợ Dân oan khiếu kiện.

Thực hiện xong màn đấu tố, các cán bộ vận động quần chúng phát động việc trục xuất các vị Thượng tọa nói trên ra khỏi các ngôi chùa các ngài trụ trì.

Nhưng nhiều Phật tử liền phản ứng chống đối khi chất vấn rằng : "Tại sao tố cáo các Thầy mà lại không mời các Thầy đền dự mít ting để đối chất ?". Dân chúng nghe vậy nhiều người hưởng ứng đồng tình gây thành dư luận sôi nổi, khiến các cán bộ bối rối không thể thể vận động dân chúng thực hiện ý định của họ đã dự tính.

Trường hợp 10: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Đà Nẵng

Công an Thành phố Đà Nẵng triệu tập Ông Lưu Năm (Đặc Ủy Từ Thiện Xã Hội Ban Đại diện kiêm Thường trực Văn phòng Ban Hướng Dẫn Trung ương Gia Đình Phật tử Việt Nam) và bà Nguyễn Thị Chi (Phó thư ký Ban Đại diện GHPGVNTN) "đi làm việc" trong hai ngày 7 và 8 tháng 10, năm 2008. Cuộc thẩm vấn do ông Lê Tấn Hùng, điều tra viên cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Đà nẵng thực hiện.

Ông Lê Tấn Hùng đã cho biết lý do cuộc thẩm vấn: "Các ông bà sinh họat với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức bất hợp pháp không được Nhà nước cho phép. Hơn nữa tổ chức này là một tổ chức chống phá nhà nước hiện nay, nếu các ông, bà vẫn còn sinh họat thì coi như vi phạm pháp luật, chúng tôi sẽ có biện pháp”.




5.5. Đối với Công Giáo

5.5.1. Khái quát về đạo Công Giáo

Riêng đối với Giáo hội Công giáo, là một Giáo hội có tầm vóc quốc tế trực thuộc Vatican và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nên đảng và chính quyền có những chính sách đàn áp tinh vi hơn.
Về mặt nổi họ luôn tỏ ra cho thấy là Giáo hội Công giáo Việt Nam có tự do, như được xây nhà thờ, hàng giáo sĩ được ra ngoại quốc và trở về nước vv... Qua đó, một mặt họ mong tạo được cảm tình với Vatican và các nước phương Tây, mặt khác họ mong tạo đố kỵ nơi các Tôn Giáo khác để gây xích mích mâu thuẫn giữa các Tôn giáo với nhau.
Trên thực tế, đảng và chính quyền CSVN mỗi ngày mỗi lũng đoạn nội bộ Giáo Hội Công Giáo sâu đậm hơn, cụ thể qua các sự việc sau:
- "Cộng sản hoá" Giáo hội bằng cách bắt buộc các tu sinh chủng sinh trong các tu viện, chủng viện phải học thuyết Mác-Lênin, lịch sử và luật pháp đảng CSVN.
- nhân sự được tuyển chọn làm tu sinh chủng sinh được tấn phong Linh mục, Giám mục, Hồng Y, cũng như được bổ nhiệm và thuyên chuyển trong Giáo hội đều phải có sự chấp thuận của nhà nước. Qua đó đảng và nhà nước cộng sản VN có thể sắp đặt người của họ vào các chủng viện, tu viện để trở thành các chức sắc tôn giáo và vào bộ máy điều hành Giáo hội để trở thành cán bộ, tay sai. Những người này nằm bên trong Giáo hội nên dễ dàng theo dõi, lũng đoạn, thao túng Giáo hội.
- "Vật chất hoá" Giáo hội, tạo thói hưởng thụ vật chất trong giới Giáo sĩ, tu sĩ.
- Cho lập các khu ăn chơi gần nhà thờ, nhà dòng, khu vực tôn giáo để gây rối loạn hay ô nhiễm bầu khí đạo đức, tâm linh.


5.5.2 Mười trường hợp tiêu biểu vi phạm đối với Giáo Hội Công Giáo

Trường hợp 1: Họ Đạo Kế Sung, Thừa Thiên- Huế

Ngày 01/03/2005 Các cán bộ cao cấp xã Phú Diên, Phú Vang, Thừa Thiên- Huế đã chiếm đất của họ Đạo Kế Sung và mang cả đoàn viên thanh niên, phụ nữ CSVN đến đàn áp, khủng bố và đánh đập rất dã man, đánh đập 11 bà mẹ giáo dân, đám phụ nữ CSVN còn xông vào lột áo chị Thu Hà để làm nhục chị.

Trường hợp 2: Tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh

CaoTrangToiAcCS


Ngày 27/01/2007 Tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh, Tổng giáo phận Hà Nội, bị ông Đinh Minh Uy, chủ tịch xã Thượng Hòa dùng búa và xà beng đập vỡ mặt, đầu gần đứt hết, chỉ còn ít bê-tông dính cốt thép nơi phần cổ, tay phải đức Mẹ bị chặt vứt đâu mất, chỉ còn 2 ngón tay, dính vào vai Đức Chúa Giêsu. Tay trái Đức Mẹ đỡ chân Chúa cũng bị chặt từ phần bên dưới vai. Đầu Chúa cũng bị đập vỡ nát và vứt đâu mất chỉ còn vài thanh sắt, 2 chân Chúa bị đập vỡ nát, lòi ra các xương ống bằng thép, thân mình Chúa và Đức Mẹ bị sứt mẻ lung tung vì bị búa đập và xà beng chọc. Ông Đinh Minh Uy đã tuyên bố «Nếu không hạ tượng thì kể cả cụt tay, tôi cũng lấy xà beng chọc nát tượng”.

Tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh bị đập (Hình: chuacuuthe.com)

Trường hợp 3: Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội

Từ năm 1996 Linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế) thưa kiện đòi lại khu đất mà nhà cầm quyền CSVN đã lấy của giáo xứ cho một số xí nghiệp sử dụng, nhưng không có kết qủa. Cuối năm 2006, được tin nhà cầm quyền CSVN sẽ cho phép xí nghiệp may mặc Chiến Thắng (xây dựng trên phần đất của Giáo xứ Thái Hà) bán phần đất của Giáo xứ mà họ được nhà nước giao xử dụng cho công ty địa ốc Phước Điền, các Linh mục và Giáo dân lại viết đơn khiếu kiện, nhưng vẫn không được giải quyết thoả đáng. Niềm hy vọng cuối cùng là dùng Đức Tin để lay chuyển nhà nước thay đổi quyết định. Giáo dân đã tập trung cầu nguyện ngày đêm trên mảnh đất của giáo xứ bị lấy mất đi. Nhà nước đã dùng công an mật vụ đe dọa, mắng chửi, hành hung, bắt bớ những ai tham gia cầu nguyện. Công an còn dùng lựu đạn cay để cản trở những cuộc cầu nguyện, dùng roi điện đánh đập giáo dân đến hỗ trợ tinh thần những đồng đạo bị bắt giam tại đồn. Sở Giáo dục thì gửi văn thơ cho các trường đòi hỏi hiệu trưởng phải cho người tới Thái Hà bắt học sinh của mình về không cho cầu nguyện. Các học sinh tham gia cầu nguyện bị kiểm điểm trước lớp và bị bắt buộc phải hứa là không được tới nhà thờ Thái Hà cầu nguyện nữa.

CaoTrangToiAcCS

CaoTrangToiAcCS


Trường hợp 4: Tòa Khâm sứ Hà Nội

Từ ngày 18-12-2007 giáo dân Hà Nội đã bắt đầu các buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình, với mục tiêu cụ thể là yêu cầu nhà nước CSVN trả lại tòa Khâm sứ. Cơ sở này thuộc tài sản của Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhưng đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm từ năm 1959 và xử dụng cho những mục tiêu kinh doanh kiếm lời (như làm phòng trà, vũ trường, quán ăn, câu lạc bộ, chỗ giữ xe) đồng thời khuấy động bầu khí nghiêm trang tĩnh mịch của tòa Tổng Giám Mục, đại chủng viện và dòng Mến Thánh giá vốn nằm chung quanh. Mặc dù từ hàng chục năm nay Tổng Giáo Phận đã viết đơn yêu cầu nhà nước trả lại, nhưng vẫn không có thư trả lời.

Ngày 01/02/2008 nhà nước CSVN đã tuyên bố sẽ hoàn trả lại quyền xử dụng tòa nhà cho Tổng giáo phận Hà Nội để bày tỏ "tinh thần cởi mở và sự tôn trọng Đức Thánh Cha”. Nhưng sáng sớm ngày 19/09/2008 họ đã huy động hàng trăm công an trang bị chó chuyên nghiệp bao vây toà Tổng Giám Mục, dòng Mến Thánh Giá không cho người ra vào. Hàng trăm công an khác cũng với chó nghiệp vụ và xe cơ giới phá sập hàng rào cùng nhiều công trình phụ nhà nước đã xây bao lâu nay (chỉ để lại tòa nhà chính) và xây dựng cấp tốc một công viên.

CaoTrangToiAcCS


Trường hợp 5: Bao vây, đe dọa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội

Sau ngày 19/09/2008 công an trang bị một mạng lưới những máy nghe trộm, máy ghi âm, máy quay (camera) để kiểm soát những hoạt động trong Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

Từ mái nhà của trường Hoàn Kiếm, nằm sát ngay phía sau của Tòa Tổng Giám mục, chính quyền đã cho đặt 2 thiết bị theo dõi và ghi lại mọi động tĩnh từ Tòa Tổng Giám mục, nhất là các cuộc họp bàn và điện thoại. Được biết, mỗi máy này được 5 công an ngày đêm túc trực 24/24 để điều khiển và theo dõi.

Từ mọi phía của Tòa Tổng Giám mục đều bị chĩa camera quan sát của chính quyền. Phía cổng chính Tòa TGM và các lối đi đều bị theo dõi nghiêm ngặt bằng những chiếc camera kỹ thuật số chuyên nghiệp.

Theo quan sát của một số nhân chứng, các camera này đều nối kết với máy trung tâm được đặt ở tòa nhà số 33 phố Nhà Chung – trung tâm bồi dưỡng chính trị của đảng tại quận Hoàn Kiếm. Do đó, có thể khẳng định rằng mọi hoạt động, lời nói từ Tòa Tổng Giám mục đều bị theo dõi và giám sát chặt chẽ.

CaoTrangToiAcCS

CaoTrangToiAcCS

Từ ngày 19/9 đến nay, các máy điện thoại di động trong khu vực Tòa Tổng Giám mục đều không hoạt động được do bị phá sóng.

CaoTrangToiAcCS

Những Cameras để kiểm soát Toà Tổng Giám Mục Hà Nội

Trường hợp 6: nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế tại Sàigòn

Buổi tối ngày 24/09/2008 nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế tại Sàigòn có tổ chức một buổi cầu nguyện hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Trước đó Sở Giáo dục đã gửi văn thư đến các trường trung học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp tại Sàigòn yêu cầu Hiệu Trưởng các trường phải quản lý chắc học sinh, sinh viên của mình, phải cử nhân viên tới tận hiện trường để "giải quyết tại chỗ những vấn đề liên quan":

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 2069 / GDĐT – VP TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2008


Về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

KHẨN

Kính gởi :

- Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo các quận (huyện);
- Hiệu trưởng các trường THPT, CĐ, TCCN và trực thuộc.

Lợi dụng việc gây rối trật tự của một số giáo dân tại số 178 Nguyễn Lương Bằng ( Hà Nội), một số phần tử xấu dự định kích động, lôi kéo thanh niên, học sinh, sinh viên tụ tập trái pháp luật. Nhằm đảm bảo tốt tình hình an ninh, trật tự xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt thực hiện tốt các nội dung sau :

1/ Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung đã yêu cầu trong các văn bản số 1902/GDĐT – VP ngày 08/9/2008 và số 1945/GDĐT – VP ngày 11/9/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2/ Nghiêm cấm học sinh, sinh viên tụ tập biểu tình hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật. Khi có vụ việc xảy ra, yêu cầu Hiệu trưởng các đơn vị trực tiếp giải quyết và cử cán bộ các bộ phận chức năng có mặt tại hiện trường để phối hợp giải quyết tại chỗ những vấn đề liên quan và báo cáo ngay về cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

3/ Tổ chức trực ban để sẵn sàng phối hợp khi có vụ việc xảy ra ( lưu ý các buổi tối từ ngày 24/9 đến hết ngày 28/9/2008)

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc chỉ đạo thực hiện./.

Nơi nhận : KT.GIÁM ĐỐC
-Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
-Đ/Ủy, BGĐ; Nguyễn Văn Ngai
-Trưởng phòng, ban Sở;
-Lưu.VP.

Trường hợp 7: Nhà nước là khủng bố

Vào lúc 23h30 tối 21.9.2008: các nhân viên cảnh sát cơ động, trật tự, dân phòng, nhân viên an ninh, những người quấy phá đến Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. Tổng cộng khoảng 500 người. Họ cô lập để phá hoại Nhà Dòng. Nhiều giáo dân bị đánh. Các linh mục phải giải tán giáo dân. Lực lượng quân lực đàn áp dã man Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Hệ thống điện thoại trong khu vực bị tê liệt hoàn toàn vì chính quyền đưa thêm xe phá sóng đến.

Đám người này đã vào linh địa phá hết các lều bạt, đánh các cụ canh lều. Một bà cụ bị thương nặng. Họ cũng đập phá đền Giêrađô mặc dù có rất đông lực lượng cảnh sát cơ động, công an. Mọi người ở khu Giêrađô đã được giải tán kịp thời. Cả khu phố náo loạn…

Sau đó họ tụ tập trước nhà thờ Thái Hà, chửi bới, hò hét: "Giết! Giết! Giết Kiệt! Giết Phụng!" và xô cổng xông vào nhà thờ, ném đá vào những người bên trong nhà thờ. Tất cả các tu sĩ đã đóng chặt cửa Tu viện không cho đám người này đột nhập. Cảnh sát cơ động và công an quận Đống Đa (Hà Nội) có mặt tại hiện trường, nhưng chỉ thụ động đứng nhìn những kẻ quấy rối mà không can thiệp.

CaoTrangToiAcCS

Đám người được nhà nước huy động đến để khủng bố linh mục và giáo dân Thái Hà.

Trường hợp 8: Gây hấn và toan tiếm đoạt quyền lãnh đạo tôn giáo

Ngày 15/10/2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao các quốc gia tại Việt Nam rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội.

Báo Hà Nội Mới và Sàigòn Giải Phóng trích lời ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban, phát biểu tại cuộc họp này khẳng định "nguyên nhân của các vụ việc là do một số giáo sỹ đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo”, "cố tình vi phạm pháp luật” và ông Thảo đã tuyên bố: "Thành phố kiến nghị không để ông Ngô Quang Kiệt giữ chức vụ Tổng giám mục địa phận Hà Nội".

Trường hợp 9: Cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CNN với Nguyễn Minh Triết

Cuộc phỏng vấn của phóng viên Wolf Blitzer của đài truyền hình CNN với chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hôm 22.6.2007 được báo Nhân Dân thay đổi một số câu hỏi cũng như câu trả lời rồi phổ biến. Bài này sau đó được các báo mạng Tuổi Trẻ, VNN đăng lại. Sau đây là những thí dụ:

- Ký giả Wolf Blitzer: Because I ask that specific question, because the president at June 5th conference on democracy and security, a conference that he had in Prague, he did mention one specific name, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, someone that he said -- he included within a group of others around the world whose human rights were being violated. (Tôi muốn đặt ra câu hỏi cụ thể này, bởi vì ông Tổng thống trong Hôị nghị về dân chủ và an ninh vào ngày 5 tháng 6 được tổ chức tại Prague, đã có nhắc đến một người cụ thể là LM Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, người mà tổng thống nói – tổng thống cho vào số nhóm những người trên thế giới bị vi phạm nhân quyền)

Báo Nhân Dân đăng lại như sau: Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng năm, tháng sáu ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?

Nguyễn Minh Triết (though translator): Reverend Nguyen Van Ly was brought to court because of these violations of the law. It absolutely is not a matter of religion. (Linh mục Nguyễn văn Lý bị đưa ra tòa vì các vi phạm luật pháp. Nhất định là không phải vì vấn đề tôn giáo).

Báo Nhân Dân đăng lại: Ông ta vi phạm pháp luật VN. Đây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.

http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=50&article=98847

Sau khi các báo chí Việt Nam đăng tải bài phỏng vấn nêu trên. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra một thông báo nguyên văn như sau:

Kính thưa Cụ Chủ Tịch Nước, Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây :

Nhân đọc trong báo "Tuổi Trẻ", số ra ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý,

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định như sau :

Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết "Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” là không đúng sự thật.

Kính chúc Cụ sức khỏe.

TM. Hội Đồng Giám Mục Việt
+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam


Trường hợp 10: Giáo xứ An Bằng, Huế

Từ nhiều chục năm qua (trước năm 1975), giáo dân giáp An Bắc thuộc làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế thường sum họp nơi mảnh đất thuộc khu vườn do ông Lê Khinh cúng cho giáp từ năm 1961 để đọc kinh chung thờ phượng Chúa. Sau này có dịp thuận lợi tổ chức hành lễ cầu an, mừng bổn mạng, mừng Chúa Giáng sinh, Phục sinh. Ông Lê Tuân (cháu nội của ông Lê Khinh) thừa tự không tranh chấp. Gia tộc ông không có một văn bản nào của chính quyền ra lệnh thu hồi, tịch thu đất và rừng dương.

Giữa năm 2007, giáo dân làm đơn xin chính quyền xã và các cấp cho phép làm một đài lễ vững bền gồm một cây Thánh Giá, một bàn thờ, một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáp, trên mảnh đất truyền thống (khoảng 600 m2) dùng làm nơi thờ tự. Sau 30 ngày, xã trả đơn và không phê duyệt gì. Tháng 12, để mừng lễ Chúa Giáng sinh, giáp dựng một cây Thánh giá gỗ, một bàn thờ xi-măng, làm một máng cỏ lớn hơn các năm trước.

Ngày 16-09-2008, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Vang gửi văn thư số 530/UBND-NV cho Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, quản xứ giáo xứ An Bằng, yêu cầu chỉ đạo Hội đồng Giáo xứ (HĐGX) và Ban Điều hành (BĐH) giáp An Bắc tháo dỡ "các công trình xây dựng trái phép” trên thửa đất thuộc rừng phòng hộ ven biển do UBND xã Vinh An quản lý. Được biết Đức Tổng Giám mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể cũng nhận được văn thư với đề nghị chỉ đạo cho LM Giải, cho Hội Đồng Giáo Xứ và Ban Điều Hành giáp. Còn HĐGX An Bằng thì nhận được văn thư với yêu cầu chỉ đạo BĐH giáp.

Ngày 26-09-2008, lúc 13g, lực lượng cán bộ xã, huyện và bộ đội biên phòng bao vây đài lễ trong lúc một số giáo dân đọc kinh trước Thánh giá. Kể từ hôm đó đến nay, cán bộ và bộ đội đóng hai trại canh gác đài lễ, dù mưa to gió lớn của mùa lụt bão Huế.

Ngày 27-09-2008, cảnh sát giao thông kéo tới chốt đường về nhà thờ từ 18g. Một hiện tượng chưa bao giờ có ở vùng quê xa đường lộ và vào đêm tối.

Ngày 10-10: LM Nguyễn Hữu Giải bị mời "làm việc” tại UBND huyện từ 8g30 đến 10g30. Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch và khoảng 9 vị thuộc đủ ban ngành. Ông Quang buộc tội: chưa được phép xây dựng mà đã làm đài Thánh giá, nơi làm đài là đất rừng phòng hộ, buộc tháo dỡ.

Ngày 15-10: Loa bắt đầu phát thanh những lời buộc tội giáo dân An Bằng, giáp An Bắc và LM Nguyễn Hữu Giải về tội chiếm đất rừng phòng hộ. Anh Phan Công và anh Lê Văn Tuấn làm việc với công an tại huyện.

Ngày 17-10: ông Văn Đình Trung, ông Đào Tấn Kỷ, ông Nguyễn Thanh thuộc HĐGX bị làm việc tại UBND huyện. Huyện cho rằng, theo luật phải giao đất cho nhà nước rồi nhà nước cấp lại cho tôn giáo sử dụng, không được trực tiếp. Các ông quả quyết đất làm đài Thánh giá là của ông Lê Khinh cúng cho giáp từ 1961, nay mới có dịp dựng Thánh giá bằng bê-tông. Ông Lê Dị và con là Lê Tuân chỉ làm chứng không tranh chấp chứ không phải làm giấy cúng đất cho giáp. Từ trước 1975, giáo dân họp mặt tại đó để cầu nguyện. Đất đó thuộc giáp thờ tự.

Tối ngày 17-10-2008, đài truyền hình Huế chiếu cảnh rừng dương do nhà nước quản lý để bảo vệ dân và chiếu đài lễ của giáp An Bắc gồm Thánh giá, bàn thờ, mấy cọc mốc rồi lên án ông Nguyễn Đức Mân và linh mục Nguyễn Hữu Giải "trắng trợn” vi phạm đất rừng phòng hộ. Quay đi quay lại một gốc dương vừa bị gió đánh gãy ở khu vườn cạnh đó rồi ghép lại với đài lễ!

5.6. Những Vi phạm đối với các Hội Thánh Tin Lành

5.6.1 Các Hội thánh Tin lành Mennonite

Các Hội thánh Tin lành Mennonite vùng cao nguyên Trung phần liên kết lại thành Hiệp Hội Thông Công Tin Lành bao gồm 54 Dân Tộc Việt Nam do Mục sư Nguyễn Công Chính làm chủ tịch. Nhiều Hội thánh Mennonite tuy đã nộp đơn xin công nhận với chính quyền địa phương nhưng có nơi không nhận đơn, có nơi họ nhận đơn nhưng họ không trả lời. Công an địa phương cưỡng ép các Hội thánh viết đơn rút lui khỏi Hiệp Hội Thông Công Tin Lành, nhưng không đạt được kết qủa

- Mục sư Nguyễn Công Chính

Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị Chính quyền tịch thu Sổ Hộ khẩu và các giấy tờ tuỳ thân từ năm 1999 cho đến nay vì Mục sư truyền đạo Tin lành tại Tây Nguyên. Từ ngày Nhà cầm quyền CSVN tỉnh Kon-Tum ủi sập Nhà nguyện Hội thánh Tin lành Mennonite Kon-Tum lần thứ 2 ngày 16-01-2004 (cùng lúc cũng ủi sập đến 400 (bốn trăm) Nhà nguyện khác) cho đến nay, gia đình Mục sư Chính đã phải tìm chổ tạm trú 23 lần. Đi đến đâu, chỉ không đầy 02 tháng là Công an CSVN lại cưỡng ép, hù dọa chủ nhà đuổi gia đình Mục sư đi. Đã hơn 300 lần Chính bị thẩm vấn, 20 lần bị đánh, bị tịch thu hết tài sản, 56 lần bị trục xuất.


CaoTrangToiAcCS


Ngày 24/9/2004. Chính quyền Kon tum huy động lực lượng công an, bộ đội ủi sập nhà nguyện Hội thánh tin lành Mennonite Kon tum và tịch thu toàn bộ tài sản.

Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7 năm 2008 Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị triệu đi làm việc với công an Gia Lai đúng 60 ngày và mỗi ngày đi như vậy có 2 công an đến gõ cửa rồi áp tải mục sư đi. Trưa thì có 2 công an giữ ông tại chỗ. Chiều có 2 công an đưa về. Tối có 4 đến 6 công an đóng chốt canh gác. Về nội dung "làm việc”, họ thẩm vấn mục sư Chính về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến:

– Các thông cáo báo chí của Hiệp Hội Tin lành các Dân tộc Việt Nam (VPEF) phản đối nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo đối với những người theo đạo Tin lành,

– Việc thông tin về các dân tộc tại Tây Nguyên biểu tình bị lọt ra ngoài,

– 350 tù nhân lương tâm tôn giáo người Thượng,

– 6 Mục sư sắc tộc bị bắt ngày 5-11-2007,

– Khối 8406 và một số thành viên tích cực của Khối như: Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Lm Phan Văn Lợi, Gs Nguyễn Chính Kết, Ms Nguyễn Hồng Quang, v.v…

– Việc liên lạc với người Việt hải ngoại và các phóng viên đài nước ngoài như Pv Bảo Khánh (Vietnam Sydney Radio), Pv Đỗ Hiếu (RFA), và nhiều người khác,

– Việc nhận sự giúp đỡ của người Việt hải ngoại, đặc biệt Khối 1906, Khối 1706 … và còn nhiều vấn đề khác nữa…

Khi "làm việc”, có khoảng 10 công an thẩm vấn mục sư cùng một lúc. Họ là công an ở các cấp Tỉnh, Thành phố, Bộ. Dù cao cấp như thế, nhưng họ vẫn thường "làm việc” theo kiểu hù dọa và ăn nói hỗn xược, xúc phạm mục sư nhiều lần. Trước cảnh bất bình ấy, mục sư chỉ biết đối lại bằng im lặng và cầu nguyện.

CaoTrangToiAcCS


Những công an thường "làm việc” với mục sư là:

1. Trung tá Đỗ Văn Tiên, phó trưởng phòng PA38 tỉnh Gia Lai, người đã từng ký nhiều quyết định bắt giam, bỏ tù nhiều mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành tại Gia Lai (Điện thoại di động: 0938-264-079, điện thoại bàn nơi làm việc: 059-869-139).

2. Trung tá Nguyễn Trường Chinh, phó phòng cảnh sát điều tra tỉnh Gia Lai.

3. Trung tá Trần Sáu, đội trưởng an ninh thành phố Pleiku.

4. Thiếu tá Trần Sơn Đại Huynh, Đội trưởng PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

5. Đại úy Lê Công Thành, đội phó PA38, đồng bọn với Thượng tá Ralanlâm (Hiện nay Ralanlâm là phó giám đốc công an tỉnh Gia Lai, đặc trách ngành an ninh. Ngày 5-9-2006, Ralanlâm đã hành hung, đánh đập Ms Chính, với rất nhiều ác cảm. Nay, tên này lại sai đám an ninh tay sai tiếp tục hành hạ ông bằng đủ mọi hình thức: sách nhiễu, cô lập, ngăm đe và nhiều thủ đoạn khác...

6. Đại úy Nguyễn Thị Liên, an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

7. Thượng úy Phan Thanh Sơn, công an điều tra Gia Lai, đồng bọn với Ralanlâm.

8. Trung úy Quí (tự Quí đen), an ninh thành phố Pleiku, đồng bọn với Ralanlâm.

9. Trung úy Thành (tự Thành mập), an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

10. Trung úy Nguyễn Trọng Hóa, công an phường Hoa Lư).

11. Thiếu úy Cường (tự Cường mập), an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

12. Thiếu úy A-Mơn, an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

Ngoài ra còn có 3 an ninh thuộc Bộ công an giám sát mỗi ngày.

Thu âm một cuộc thẩm vấn, chửi rủa và tra tấn Mục sư Nguyễn Công Chính

Cuộc thẩm vấn, chửi rủa và tra tấn Mục sư Nguyễn Công Chính của 2 Trung tá CA RahlanLam và Thu tại Cơ quan CA Hoa Lư, Pleiku, Gia Lai từ 14 giờ đến 17 giờ chiều ngày 05-9-2006 được trực tiếp ghi âm của Radio RFA tại
http://vn1info.com/mylinhng.htm phổ biến ngày 06-9-2006.

Trong cuộc thẩm vấn và tra tấn này 2 trung tá công an nêu trên muốn gây áp lực buộc Mục sư Chính không được tiếp tục truyền giáo tại vùng Tây Nguyên nữa và trục xuất Mục sư ra khỏi nhà cha mẹ ruột, tịch thu không có lý do chính đáng xe gắn máy của Mục sư và 5 xe gắn máy khác của 5 Tín hữu Tin Lành đến thăm viếng Mục sư.

Trong lần đánh đập rất dã man này, 2 CA đe dọa là "Tụi tao đánh, cho bọn mày giỏi thì kiện đi. Tụi tao còn đánh nữa cho đến khi mày không còn dám ở đây truyền đạo bậy bạ nữa”.

Tội giữ Kinh Thánh

Ngày 9-1-2007, Công an Phường Hoa Lư, thị xã Pleiku, tỉnh Gia Lai triệu tập Mục sư Chính đến bắt nộp phạt 7.500.000đ vì "tội” đã tàng trữ 259 cuốn Kinh Thánh mà họ đã tịch thu ngày 16-8-2006 của Giáo hội Tin Lành Mennonite Pleiku do Mục sư Nguyễn Công Chính chăm sóc. Chiều 9-1-2007, Công an CS Phường Hoa Lư đánh đập Mục sư Chính cách dã man đến trọng thương tới nỗi Mục sư Chính phải về Sài Gòn điều trị, họ còn lột trần truồng Mục sư Chính ra để khám xét cách rất ô nhục lần thứ 3.

CaoTrangToiAcCS

Công an Gia lai đến khám xét nhà Ms. Nguyễn Công Chính vào lúc 19h ngày 16/08/2006, tịch thu 259 cuốn kinh thánh.

Chấp sự Đạo Tin Lành Ralan Punh

Từ năm 2001 đến nay, rất nhiều Mục sư, Truyền đạo, Chấp sự, Tín hữu Tin Lành đã bị Công an - Bộ đội CSVN vu khống ghép tội theo Tin lành Đê-Ga và bắt bỏ tù hàng ngàn Giáo sĩ và Tín hữu. Rất nhiều Hội thánh Tin lành Dân tộc ít người Tây Nguyên đã bị đàn áp, đánh đập, bỏ tù và buộc phải giải tán không cho sinh hoạt bày tỏ niềm tin của mình. Nhiều gia đình gặp khó khăn trong khi thân nhân ở tù oan, cha xa con, vợ xa chồng, có quá nhiều trường hợp rất thương tâm. Những cảnh Công an - Bộ đội CSVN bố ráp nửa đêm, vào nhà bịt mắt bắt Dân dẫn đi, trở thành nỗi kinh hoàng thường xuyên của các cộng đồng Tín hữu Tin Lành các Dân tộc Tây Nguyên, một loại bạo quyền bất chấp đạo lý, lạnh lùng vô cảm khống chế đàn áp họ suốt 31 năm qua.

Một bằng chứng điển hình là trường hợp Chấp sự Đạo Tin Lành Ralan Punh tại Plei-Blo, xã A-Đơk, Huyện Đak-Đoa, tỉnh Gia Lai : Ngày 01-04-2004 Anh đã chạy trốn vào rừng vì Công an truy đuổi vu khống tội theo Tin Lành Đê-Ga. Ngày 04-01-2005 bị bắt và giam tù tại T20, tỉnh Gia Lai. Ngày 05-05-2005 được trả tự do về đoàn tụ với gia đình. Ngày 13-05-2006 Anh tổ chức Hội thánh cầu nguyện tại nhà. Công an Huyện Đak-Đoa cho việc theo Tin Lành Mennonite là "trái phép” (¡?).

Ngày 18-05-2006 và ngày 08-6-2006, Công an huyện Đak-Đoa kết hợp cùng Nhà cầm quyền xã A-Đơk làm việc tại UBND xã A-Đơk với Chấp sự Ralan Punh, lần trước buộc Chấp sự Ralan Punh ký giấy cam kết bỏ Đạo, lần sau buộc ký giấy cam kết giải tán Hội Thánh tại Plei-Blo. 6 h sáng ngày 11-06-2006, khoảng 20 Công an Bộ đội kết hợp với Nhà cầm quyền CSVN xã A-Đơk xông vào giải tán Hội Thánh khi Hội Thánh đang cầu nguyện sáng Chúa nhật (11-06-2006), rồi còng tay Chấp sự Ralan Punh bỏ lên xe Jeep đem về đồn công an Huyện Đak-Đoa và cho đến ngày 11-6-2006 Mục sư Chính viết Thông báo khẩn cấp, Hội thánh và Gia đình đều chưa biết tin tức, mặc dù Chấp sự Ralan Punh không vi phạm bất cứ điều luật nào, ngoài việc theo và truyền Đạo Tin Lành mà thôi.

- Mục sư Nguyễn Hồng Quang

A/ Ngày 9-1-2007 Công an CS đã đưa một lực lượng đông đảo công an, quân đội, dân phòng, xã hội đen… đến đập phá trụ sở của Giáo hội Tin lành Mennonite và tư thất của Mục sư Nguyễn Hồng Quang tại số 5/1H đường Trần Não, phường Bình Khánh, quận 2, Sài Gòn.

B/ Ngày 26/04/2008, mục sư Nguyễn Hồng Quang yêu cầu mục sư Y Yan và mục sư Y Kor tại Pleku báo cho chính quyền địa phương nơi đó biết về việc Ms Quang sẽ đến Pleku tham dự lễ tạ ơn của Hội Thánh Mennonite sắc tộc Jarai, và dự đám cưới của con Mục sư Y Hoan. Sau đó, có 8 công an đến nhà Ms Y Yan làm áp lực và triệu tập Ms Y Kor đến trụ sở công an thẩm vấn, khủng bố tinh thần. Kể từ đó, Ms Quang liên tục bị một người gọi điện thoại từ số máy 098-311-6127 chửi thề, hăm dọa sẽ giết chết ông nếu ông lên Tây Nguyên thăm viếng mục vụ các sắc tộc tại đó.

C/ Ngày 21/04/2008, một người có địa chỉ email Janapur-vietnam gửi email đến Ms Quang đòi giết ông. Trước đó, người này cũng đã từng hăm dọa, khủng bố tinh thần gia đình ông qua email.

D/ Ngày 23/04/2005, công an và chính quyền Phan Rang họp dân để đấu tố:
– Ms Nguyễn Hồng Quang (ở Sàigòn)
– Ms Nguyễn Công Chính (ở Pleku)
– Ms Đàn Năng Quyền (thuộc sắc tộc Chăm là đại diên Mennonite Phan Rang và là thành viên ban điều hành các sắc tộc)
– Ms Truyền đạo Lưu Huy (sắc tộc Chăm, tất cả bị công an thẩm vấn và chuẩn bị đấu tố, nhưng vì Ms truyền đạo Lưu Huy rất hiền từ chân thật nên được nhân dân binh vực.

E/ Ngày 29/04/2008, công an đã bắt ba sinh viên thần học Mennonite đang trọ học tại nhà Ms Quang về phường An Khánh quận 2 thẩm vấn. Giữa đêm khuya, công an đập cửa đòi khám xét nhà, đòi trục xuất gây hoảng loạn cho 33 sinh viên Tin Lành đang theo học thần học tại đây, cho dẫu họ đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền vào tháng 01/2008.

F/ Ngày 29/04/2008 công an sở, quận và phường tập trung đóng chốt trước ngõ dẫn vào văn phòng giáo hội Mennonite. Mọi việc đi lại của Ms Quang đều bị lực lượng nầy theo dõi sát gót. Viên trung tá khối trưởng công an phường Bình An cho họp dân để vu khống, bôi nhọ người Tin lành. Khi bị dân chúng phản ứng thì họ nói rằng Ms Quang là Tin Lành Degar là kẻ phản động.

G/ Hiện nay một chiến dịch bôi nhọ các mục sư Mennonite đang được thực hiện cùng với hàng ngàn truyền đơn gửi đến từng nhà dân ở nhiều tỉnh thành đất nước, nhất là những vùng có người Tin lành. Truyền đơn ngụy tạo nội dung nhân danh lãnh sự Mỹ, nhân danh giáo hội Tin Lành VEF tố cáo Ms Quang nhiều chuyện nhằm gây hiểu lầm và phá hoại uy tín lãnh đạo giáo hội của ông. Các mục sư Mennonite tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung bị thẩm vấn, bị thúc ép bỏ đạo hoặc buộc phải chuyển qua nhóm Mennonite được chính quyền hậu thuẫn.

H/ Nhiều mục sư Mennonite hiện đang bị giam cầm trong tù chưa được tha. Các thủ tục hành chánh thì có sự phân biệt đối xử với tín hữu Mennonite. Công an đang giữ giấy tờ tùy thân của một số tín hữu Mennonite từ nhiều năm nay và không chịu trả để họ không thể đi đâu dù là thăm bà con họ hàng. Nhiều nhu cầu cần thiết của cuộc sống cần được thỏa mãn theo tính nhân đạo đã không được giải quyết. Các khiếu nại về những thiệt hại của giáo hội do nhà cầm quyền gây ra không được cứu xét. Những quyết định hành chánh sai trật của nhà cầm quyền đối với hội thánh Mennonite không được thu hồi…

H/ Nhiều mục sư Mennonite đang bị cầm tù. Các thủ tục hành chánh có sự phân biệt đối xử với tín hữu Mennonite. Công an đang giữ giấy tờ tùy thân của một số tín hữu Mennonite từ nhiều năm nay và không chịu trả. Các khiếu nại về những thiệt hại của giáo hội do nhà cầm quyền gây ra không được cứu xét. Những quyết định hành chánh sai trật của nhà cầm quyền đối với hội thánh Mennonite không được thu hồi…


Mục sư Cao xuân Tạo

Tại Quảng Bình, Mục sư Cao xuân Tạo bị bắt giam từ tháng 11/ 2000 đến nay.

Mục sư Ngô Đắc Lủy phải trốn tránh vì đang bị truy lùng gắt gao

Mục sư A Đung, người H’lang sinh quán tại xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, tổng quản nhiệm giáo hạt Sa thầy bị công an bắt đi, không được xét xử.

5.6.2 Hội Thánh Tin Lành Toàn Vẹn Việt Nam

Ngày Chúa Nhật 06-07-2008 các tín đồ thuộc Hội Thánh Tin Lành Toàn Vẹn Việt Nam tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá gồm chị Trương thị Oanh, chị Nguyễn thị Hoa, anh Nguyễn văn Thịnh, đến nhà mục sư Nguyễn Trung Tôn để cầu nguyện. Vào lúc đó có 2 viên công an tên là Lê văn Hoa và Lê văn Bảo đến kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra giấy tờ xong, công an Lê văn Bảo nói với mọi người rằng: "thằng Tôn muốn thờ phượng thế nào thì kệ nó, nhưng hôm nay ra đường thì cho bọn mày biết tay...”.

Khoảng 30 phút sau khi hai công an rời nhà nục sư Tôn thì Thôn trưởng Lê văn Thanh và cụm trưởng Lê văn Như đến nhà mục sư Tôn yêu cầu giải tán điểm nhóm và hăm doạ nếu tuần khác mà tới nữa họ sẽ bố trí cho người đón đánh.

Khoảng 14 giờ cùng ngày các tín đồ rời nhà mục sư Tôn để đến địa điểm cầu nguyện khác. Khi họ vừa đi khoảng 200 mét thì công an Lê văn Hoa cùng một cộng sự viên chặn giữ xe của tín đồ Nguyễn văn Thịnh, cùng một lúc nhiều xe khác từ mọi ngã đường lao xe máy tới trong đó có tên Văn là bí thư chi đoàn thanh niên thôn Yên Cổ. Sau khi túm chị Trương thị Oanh đấm vào mắt trái, tên Văn quay sang đánh anh Thịnh và tín đồ Nguyễn thị Hoa. Khi tên Văn quay sang đánh anh Thịnh và chị Hoa thì công an viên Hoa đấm túi bụi vào mặt chị Trương thị Oanh. Theo chị Trương thị Oanh cách đây mấy tháng chị, chồng và con chị đã từng bị kéo xuống xã và nhà văn hoá để đánh.

Ngày chúa nhật 09-4-2006, khi cả Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang nhóm lại như thường lệ, thì Công an, Ban Văn hóa xã và các tổ chức đoàn thể trong xã đến ngăn trở và bắt tất cả các tín đồ tới UBND xã, yêu cầu Hội thánh không được tổ chức lễ Phục sinh CN 16-4-2006. Do vậy CN 16-4-2006 Hội thánh phải tổ chức lễ Phục sinh ở nơi kín đáo khác.

- Ngày CN 23-4 và CN 30-4-2006 khi Hội thánh đang cầu nguyện thì Nhà cầm quyền CSVN lại đến bắt tất cả Tín đồ lên UBND xã 2 lần nữa như CN 09-4-2006.

- CN 07-5-2006, Mục sư Hồ Đức Tuấn, đại diện cho Giáo hội Phúc âm Toàn vẹn, đến cầu nguyện cùng Hội thánh, trong khi mọi người đang hát Thánh ca thì Công an và đại diện các đoàn thể của xã đến giải tán các Tín hữu. Họ đã dùng những lời lẽ thô tục nhục mạ và bắt mọi Tín hữu lên trụ sở xã, tới 13 giờ 00 mới thả về.

- CN 14-5-2006, anh Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Viết Thắng tới gia đình chị Minh để cầu nguyện và học Kinh Thánh chung, thì bị Ban Văn hóa xã mời cả 05 Tín hữu đến văn phòng UBND xã để nghe giải thích rằng ở xã Thiệu Viên không ai được phép theo và sinh hoạt đạo Tin Lành, bắt các Tín hữu viết tường trình rồi mới cho về.

- Ngày 26-5-2006, chị Minh đã gửi đơn lên UBND xã xin đăng ký địa điểm cầu nguyện mỗi CN, nhưng không được chấp nhận. Đến CN 28-5-2006, Hội thánh đang cầu nguyện tại nhà chị Minh thì tất cả bị mời lên xã lấy lời khai xong rồi mới cho về.

- CN 04-6-2006, khi cả Hội thánh đang cầu nguyện, thì Công an xã đến bắt tất cả Tín hữu lên UBND xã. Trên đường đi Công an đã đánh đập các Tín đồ như chị Lê, chị Đức. Trong đó có chị Nhàn bị đánh chảy máu, có thương tích. Họ đã giữ 4 người, không cho ăn trưa, sau đó lập biên bản tịch thu 4 xe đạp, và cấm các chị không được đến nhà chị Minh để thờ phượng Chúa.

- CN 11-6-2006, các Tín đồ đã không dám họp nhau cầu nguyện vì khiếp sợ.

- CN 18-6-2006, lúc 8.30 sáng, trong khi bà Lan, chị Nhàn, các anh Nguyễn Trung Tôn, Hắc Ngọc Sĩ đang ngồi uống nước tại nhà chị Minh, đợi Hội thánh đến cầu nguyện, thì Công an xã đưa tất cả Tín hữu lên UBND xã, giữ các Tín hữu ở đó không cho ăn cơm trưa đến 4.30 chiều, Công an thẩm vấn. Nguyễn Mạnh Hòe, trưởng Công an xã, đã đánh hai anh Tôn và Sĩ bị thương nặng, cưỡng bức mọi Tín hữu ký vào biên bản hứa không đến nhà chị Minh sinh hoạt đạo nữa. Tới 6 giờ 00 chiều họ mới thả các Tín hữu về. Ngoài Phó Công an xã Bùi Công Minh, các Công an tham gia đàn áp Tín hữu là Trần Kiệm, Hùng, Thực, Vinh, Nam.

CaoTrangToiAcCS

Le Thi Duc và Nguyen Thi Nhan thuộc Hội Thánh Toàn Vẹn bị đánh đập bởi cuộc giải tán Thánh Lễ bằng bạo lực bởi công an VN

5.7. Đối với Phật Giáo Hoà Hảo

Sau 1975, ĐCSVN bắt đầu cướp chiếm các cơ sở Đạo Phật giáo Hòa Hảo, tịch thu và thiêu hủy các tài liệu truyền giáo, bắt giam các chức sắc Phật giáo Hòa Hảo, chà đạp nhân phẩm, cấm các tổ chức các ngày lễ quan trọng trong năm theo nghi thức Đạo PGHH.

Khối tín đồ 7 triệu người PGHH tại VN là một con số nhỏ so với các tôn giáo khác, nhưng những tiếng nói này của những tín đồ PGHH là tiếng kêu gọi thống thiết đòi công lý, lẽ phải và lương tri của con người

1. Ngày 19/03/2001 , tu sĩ Nguyễn Thị Thu tự thiêu, ngày 05/08/2005 tu sĩ Trần văn Út tự Hòa Lạc tự thiêu và 3 tu sĩ mỗ bụng tự sát để phản đối chính sách trù dập Phật Giáo Hoà Hảo.

2. Đầu tháng 2 năm 2006 cư sĩ Hà Hải bị bắt giam tù đày và bị hành hạ cho đến chết, sau đó nhiều tín đồ PGHH ( thuần túy ) bị bắt giam tù đày và bị hành hạ, quản chế, bao vây kinh tế, bị mất việc làm và không hộ khẩu, bao vây y tế, thuốc men, bệnh tật.

3. Ngày 17/02/2006 Công an tỉnh Vịnh Long bắt cô Nguyễn thị Thanh, 28 tuổi, tu sĩ truyền giáo Trung ương của PGHH đem về trụ sở công an tra tấn, đánh đập bắt phải khai báo theo lời chỉ dẫn của công an để dàn dựng một số hồ sơ giả mạo lừa gạt và chụp mũ, vu khống gây chia rẽ và lũng đoạn Giáo Hội PGHH thuần túy.

4. Ngày 20/05/2006 Khoảng 20 vị tu sĩ PGHH thuần túy đi dư lễ của ông Hà Hải là cố chánh thư ký Giáo Hội PGHH thuần túy, trên đường về bị Trung tá công an tên là Tài cầm đầu trên 30 tên công an, giả thường dân và xã hội đen đón đường đánh đập một cách vô cùng tàn nhẫn và hèn hạ, làm nhiều vị tu sĩ bị trọng thương, phải đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu.

5. Ngày 12/06/2006, nhiều công an đến nhà ông Nguyễn Văn Thành là hội trưởng giáo hội PGHH TT tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp uy hiếp và khủng bố đe dọa, không cho tổ chức cuộc Đại lễ 18 tháng 5 Âm Lịch.Và giả thường dân kéo đến chọi đá vào nhà ông Nguyễn Phưóc Hậu là trưởng ban tổ chức Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang tại xã Long Giang (An Giang) là nơi dự trù tổ chức ngày lễ, làm bể nát cửa kính và gây thương tích người trong nhà. Sau đó công an còn đe doạ nếu tổ chức buổi lễ thì sẽ bị đốt nhà.

6. Ngày 12/06/2006, khoảng 20 người do 20 tên công an giả thường dân kéo đến nhà ông Trương Văn Đức là tổng vụ Thanh sinh PGHH Thuần Túy, toạ lạc tại thị trấn Chợ Vàm (Thánh Địa PGHH) là nơi đang chuẩn bị tổ chức ngày lễ, uy hiếp ông Văn Đức phải hủy bỏ tổ chức buổi lễ, ông Đức và các đồng đạo không đồng ý thì bị toán công an này đánh đập dã man, xô ngã bàn hương án, đập phá, xé và tịch thu những biễu ngữ ngày lễ.

7. Ngày 25/06/2006 là ngày lễ ra mắt Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang , tổ chức nhà ông Trần Nguyên Hưởn là Hội trưởng tỉnh An Giang ở xã Long Giang. Phái đoàn 20 người từ Sàigòn đi về An Giang để chủ toạ buổi lễ do cụ Lê Quang Liêm phái tới, bị ngăn chặn lại với những thái độ, lời nói, cử chỉ và hành vi thô bạo. Công an đã hành hung buộc đoàn xe của phái đoàn phải quay trở lại Sàigòn.

8. Ngày 27/06/2006 Công An mưu sát bằng cách dùng xe gắn máy cực nhanh chạy đâm thẳng vào cụ Lê Quang Liêm 87 tuổi để gây tử thương, nhưng rất may cụ Liêm té xuống và thoàt hiểm, chỉ bị thương nhẹ.

9. Tháng 8/2006, nhà cầm quyền CSVN tỉnh An Giang do 2 sĩ quan Cục bảo vệ chính trị (TC 2) từ Sàigòn xuống chỉ đạo gồm Trung uý CA Lâm và Trung uý Tiến về miền Tây phối họp với các công an địa phương, mở một chiến dịch đồng loạt khắp các huyện, trắng trợn áp dụng các biện pháp khủng bố, trấn áp, uy hiếp, hăm doạ và hành hung đối với hầu hết các Trị sự viên, các chức sắc PGHH thuần túy. Toán đặc nhiệm chiến dịch này cưỡng bách các trị sự viên này phải "Tự giải tán”, nhưng các vị này không chịu nên nhà cầm quyền phải áp dụng đến luật rừng bằng cưởng bách quản chế và chụp mụp, vu khống là "những tên phản động, cực kỳ nguy hiểm, cấu kết với cộng đồng hải ngoại và CIA, phá hoại đến an ninh quốc gia và âm mưu lật đổ nhà nước CSVN”.

Họ phát động chiến dịch tuyên truyển vận động kêu gọi các tín đồ và người dân nên sớm xa lánh để khỏi bị tội vạ lây vào mình, không được giúp đỡ, không được đến gần. Để khủng bố tinh thần các tín đồ PGHH, công ancanh gác thường trực giam lỏng những Trị sự viên ngay trong nhà của chính họ. Nhà ông Trần Nguyên Hưởn, hội trưởng PGHH TT tỉnh An Giang, nhà ông Nguyễn Phước Hậu, trưởng ban tổ chức giáo hội PGHH TT tỉnh An Giang, bà Trần Thị Xinh, hội đoàn phụ nữ từ thiện PGHH TT tỉnh An Giang, ông Trương Văn Đức, tổng vụ thanh sinh PGHH TT, ông Hà văn duy Hồ, trưởng ban thanh niên giáo hội PGHH TT Cần Thơ và các vị các giáo hội PGHH TT ở các tỉnh khác cũng lâm vào tình trạng " Nhà ở biến thành trại giam”.

10. Ngày 3/10/2006, nhà ông Bùi văn Luốc, Hội trưởng, và nhà ông Lê văn Sóc, Hội phó GHPGHH tỉnh Vĩnh Long, bị hằng trăm công an bao vây chặt không cho đi mua thực phẩm, đến nỗi hai gia đình phải tuyên bố tự thiêu tập thể nếu công an tràn vào nhà. Trước áp lực tàn bạo này, bà Nguyễn thị Ngọc Lan, Hội trưởng GHPGHH tỉnh Cần thơ đã phải công bố thư Tuyệt mệnh quyết định tự thiêu.

11. ngày 10/10/2006, ông Nguyễn văn Thơ, Hội trưởng GHPGHH tỉnh Đồng Tháp, và vợ là bà Dương thị Tròn đã bị công an bắt. Hàng trăm công an xông vào nhà ông đập phá tan tành, công an đã đánh đập người nhà ông Thơ một cách dã man, nhiều người bị ngất xỉu, công an cướp giật cả xách tay có 40 triệu đồng tiền bán lúa.


12. Ngày 04/11/2006 công an chận đường bắt ông Lê Văn Sóc đánh đập ngất xỉu ngoài đường, đập phà vào nhà ông Sóc, cướp đi 4 lượng vàng và gần 30 triệu đồng.

13. Ngày 22/11/2006 công an bắt tu sĩ Nguyễn Văn Thì là trưởng ban thanh niên giáo hội PGHH tỉnh Vĩnh Long, đánh đập ngất xỉu giữa đường và bắt đi biệt tích.

14. Ngày 22/11/2006, nhiều công an giả thường dân xông vào nhà ông Búi Văn Luốc hội trưởng PGHH TT tỉnh Vĩnh Long đe dọa và hành hung gây nhiều thương tích cho ông Bùi văn Luốc.

15. Tháng 12/2006 công an đe dọa con ông Sóc là cô Lê Thị Nhẫn, ông Nguyễn Hồng Hải, ông Hà Văn Duy Hồ, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cấm ra khỏi nhà …

16. Ngày 13/12/2006 công an đánh đập cô Nguyễn Thị Thu Vân (con bà Tròn) đến ngất xỉu và đá bé Phương 9 tuổi (con chị Thu Vân) ngất xỉu…

17. Ngày 03.05.2007 bốn chức sắc Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo, bà Dương Thị Tròn và các ông Nguyễn Văn Thơ, Lê Văn Sóc, Nguyễn Văn Thùy, bị toà án Đồng Tháp kết án từ 4 đến 6 năm tù. Bốn nhà lãnh đạo Phật Giáo Hoà Hảo tuyệt thực có ý định tự thiêu để bảo vệ Đạo pháp bị nhà cầm quyền CS cáo buộc tội danh "Gây rối trật tự công cộng…”.

18. Ngày 22/04/2008 thân nhân của tu sĩ Võ Thanh Liêm tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp khủng bố hành hạ và cưỡng bức lao động đối với tu sĩ Võ Thanh Liêm, 68 tuổi, trụ trì chùa Minh Quang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo hiện đang bị giam cầm tại K2-Z30A ở Xuân Lộc tỉnh Đổng Nai, khiến ông phải tuyệt thực để phản đối.

19. Hiện nay có 15 cán bộ cao cấp lãnh đạo cấp Trung ương và cấp tỉnh đang bị CSVN cầm tù từ 5 năm đến 6 năm là : tu sĩ Nguyễn Văn Điền, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, tu sĩ Nguyễn Văn Thì, ông Nguyễn Văn Thơ, bà Dương thị Tròn, ông Lê văn Sóc, ông Võ văn Bửu, Bà Mai thị Dung, ông Nguyễn Thanh Phong, bà Nguyễn Thị Hà, ông Tô văn Mãnh, ông Nguyễn Thành Long, ông Lê văn Tính, ông Bùi tấn Nhã và anh Nguyễn văn Thuỳ (tự Tam)

20. Các Trị sự viên PGHH bị cưởng bách quản chế (tù tại gia) có công an kiểm soát trước nhà gồm Ông Trần Nguyên Hưởn, ông Nguyễn Phước Hậu, bà Trần thị Xinh, ông Trương văn Đức, ông Hà văn Duy Hồ, bà Nguyễn thị Ngọc Lan.


5.8. Đối với Đạo Cao Đài

Ngày 20 tháng Chín năm 1978 Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh cho công bố một văn bản kết án các chức sắc cao cấp của đạo Cao Đài. Bản Án năm 1978 gồm trên 5 ngàn chữ, phân tích 4 giai đoạn thành hình và hoạt động của Đạo Cao Đài. Các giai đoạn này, theo nguyên văn Bản Án, bao gồm, "Thời Kỳ Thành Lập” từ 1926 đến 1938, "Thời Kỳ Làm Tay Sai Cho Phát Xít Nhật” từ 1939 đến 1945, "Thời Kỳ Làm Tay Sai Cho Đế Quốc Mỹ và Ngụy Quyền Miền Nam” từ 1956 đến 1975, và Thời Kỳ từ 30 tháng Tư, 1975 đến thời điểm ra đời bản án, tức tháng 9 năm 1978. Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh đưa ra cái gọi là "Bản án Cao Đài” đã cáo buộc những nhân vật khai sáng Đạo, trong đó có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, là tay sai cho Pháp, Nhật, Mỹ. Nhà nước cáo buộc "Đạo Cao Đài là một tổ chức chính trị đội lốt tôn giáo, lợi dụng niềm tin của quần chúng và làm tay sai cho đế quốc.”

Chính quyền vu cáo là đạo Cao Đài đi theo đế quốc để đối lấy quyền lợi, nhận tài trợ từ đế quốc và Ngụy Quyền, sau đó chính quyền tỉnh Tây Ninh ra lệnh tịch thu "tài sản, dinh thự, các cơ sở kinh doanh của Hội Thánh” với lý do đây "không phải là của riêng ai, mà là tài sản của đế quốc đã rút chạy để lại”. Trên căn bản này, chính quyền tuyên bố cần phải "tước đoạt những phần tài sản của chức sắc do tham ô, ăn cắp, và dựa thế lực đế quốc tạo ra”.

Một năm sau, chính quyền công bố quyết định 124/QĐ-UB, ra lệnh giải thể Hội Thánh và guồng máy hành chánh của Đạo từ trung ương đến địa phương. Một phần lớn tài sản của đạo Cao Đài cũng bị sung công quỹ.

Bốn năm sau khi chính quyền công bố Bản Án, ngày 3-5-1982, một số Sĩ Tải chức sắc của Hiệp Thiên Đài cho công bố một văn bản gởi một số cơ quan và cá nhân, trong đó có Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, tức thủ tướng, và Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, tức chủ tịch nước.

Văn bản có tên "Bản Cãi Án Cao Đài” phản bác những cáo buộc nêu ra trong Bản Án năm 1978, đồng thời nói rõ rằng: "Đạo Cao Đài trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng nhứt trong lịch sử Đạo, do Bản án của Mặt Trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh đề ngày 20-9-1978, lên án các bậc tiền bối có công khai sáng mối Đạo.

Bản Cãi Án viết rằng, văn kiện tố giác các tiền bối Cao Đài không có chứng tích xác thật, mà chỉ ghép thành một "Bản án” không có phiên toà xét xử, và bị cáo là những vị đã qua đời từ lâu.

Các tác giả của Bản Cãi Án viết rằng họ "không vội vàng để chờ xem kết quả của Bản Án, và nay mọi diễn biến đã an bài, bản án cùng với thời gian lùi vào quá khứ,” hệ lụy từ Bản Án năm 1978 gây ra cho đạo Cao Đài, không gì khác hơn, là "Những tín hữu không đồng ý với Bản án bị bắt bớ, giam cầm”, "Hội Thánh bị giải thể cùng với ba cơ quan Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện để thành lập "Hội Đồng Chưởng Quản” của nhà nước thay thế. Cùng với sự giải tán Hội Thánh, "nhiều dinh thự nội ô Toà Thánh cùng các động sản, bất động sản của Đạo đã bị trưng dụng.”
Hội Đồng Chưởng Quản được mặt trận Tổ Quốc cho thành lập trong bối cảnh Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bị cưỡng bách giải thể năm 1979, khởi thuỷ gồm 12 vị, nay lên đến 36 vị. Năm 1997, tức 19 năm sau Bản Án Cao Đài và 18 năm sau lệnh giải thể Hội Thánh, Hội Đồng Chưởng Quản lập ra một tổ chức mới, mang danh hiệu "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh” với Hiến chương mới và với sự chấp thuận của nhà nước Việt Nam.

Năm 2006, chính quyền CS Việt Nam đã cho đưa hài cốt của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nhân vật mà trước đó gần 30 năm họ kết án là "phản quốc” từ Cambodia trở về Việt Nam, nhập Bửu Tháp tại Tòa Thánh Tây Ninh để xoa dịu những bất mãn của tín đồ Cao Đài…

Ngày 17 tháng Ba vừa qua (tức là ngày 10 tháng Hai năm Mậu Tý, Âm Lịch) một số tín đồ đạo Cao Đài từ các tỉnh, địa phương đã đã tập trung về Tòa Thánh Tây Ninh để cầu nguyện và đưa ra một số yêu cầu với chính quyền, liên quan đến giáo luật và cơ sở của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nhưng cuộc cầu nguyện bị ngăn chặn ngay từ đầu. Một số người bị công an mời làm việc, một số bị bắt và được trả tự do sau đó. Hai yêu sách đã được đưa ra trong cuộc cầu nguyện ngày 17 tháng Ba tại Gốc Bồ Đề trước Cửu Trùng Thiên thuộc Tòa Thánh gồm có:

- Thứ nhất, phục hồi Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ theo đúng Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.

- Thứ nhì, Hội Đồng Chưởng Quản phải ra khỏi, và trao trả Tòa Thánh lại cho khối nhơn sanh Cao Đài nguyên thủy.

Ngày 22 tháng Bảy vừa qua, 12 vị thuộc phía Cao Đài không chấp nhận Hội Đồng Chưởng Quản, ra Hà Nội, gặp và trao tận tay đại diện của Ban Tôn Giáo Chính Phủ tờ Phúc Sự cùng một số yêu cầu và kiến nghị.

Ông Nguyễn Đắc Tuấn, phó Vụ Trưởng Vụ Cao Đài thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ trả lời phỏng vấn đài RFAi, nói rằng "đây là những kiến nghị của tín đồ, chứ không phải chức sắc” do đó "xin ghi nhận để nắm tình hình chứ không đặt vấn đề giải quyết vì họ không có tư cách pháp nhân đại diện Giáo Hội.”

Còn hàng vạn sự việc vi phạm tự do tôn giáo khác bởi nhà nước và đảng CSVN. Sẽ có hàng triệu vi phạm khác được trưng bày ra ánh sáng, nếu quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí thực sự được tôn trọng tại VN.

6. Đàn áp dân tộc thiểu số


6.1 Luật Quốc tế

Điều 27 (CƯQTDSCT): Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

6.2 Những trường hợp tiêu biểu vi phạm

Trường hợp 1: Dân tộc Chăm tại thôn Văn Lâm

Dân tộc Chăm là một sắc dân sinh sống chuyên về nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi, có một lãnh thổ đất đai riêng được công nhận kể từ triều đại vua Thiệu Trị, bao gồm hầu hết những ruộng rẫy nằm trên đồng bằng, ở phía Đông giáp biển Nam Hải và núi rừng, ở phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, được xem như là kho sản phẩm lâm nghiệp và nông trường chăn nuôi dành riêng cho dân tộc Chăm. Cũng nhờ qui chế đất đai này, dân tộc Chăm có đủ cơ hội để phát triển và ổn định trong môi trường nhân sinh của họ.

Sau ngày chiếm Miền Nam Việt Nam vào năm 1975, nhà nước CS Việt Nam tịch thu đất đai của 73 hộ người Chăm thôn Văn Lâm, tổng cộng hơn 320 mẫu, để xác nhập vào nông trường quốc doanh Quán Thẻ thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Thuận Hải (cũ). Năm 1996, Nhà Nước ra lệnh giải thể nông trường này. Thay vì phải trả lại 320 mẫu đất đai cho người Chăm thuộc quyền sở hữu của họ, tỉnh Ninh Thuận lại quyết định cấp phát một số đất đai trên cho người Kinh phục vụ cho nông trường Quán Thẻ làm sở hữu, phần còn lại đem bán cho công ty tư nhân Vịnh Hạ Long nhưng không đưa ra một nguyên nhân chính đáng nào, một qui ước bồi thường như thế nào, bất chấp sự khiếu nại và kêu oan của 73 hộ người dân Chăm, chủ nhân lâu đời của 320 mẫu đất trên.

Từ năm 1996, 73 gia đình dân Chăm bắt đầu đệ trình đơn khiếu kiện đòi lại đất đai của mình, nhưng chính quyền tỉnh Ninh Thuận không giải quyết. Năm 2004, dân làng người Chăm thôn Văn Lâm kéo nhau đến tận Hà Nội để nhờ chính quyền trung ương can thiệp, nhưng cũng không có kết quả. Năm 2006, họ quyết định xuống đường biểu tình đòi hỏi chính quyền địa phương giải quyết hồ sơ đất đai này, nhưng không ai chú tâm đến nguyện vọng của họ.

Ngày 06/12/2007, tập thể đàn bà và phụ nữ Văn Lâm tập trung biểu tình trước trụ sở UBND tỉnh Ninh Thuận đòi chính quyền trả lại đất đai của họ. Thay vì giải quyết nguyện vọng của người dân, tỉnh ủy Ninh Thuận điều động công an và bộ đội dân phòng dùng hai chiếc xe cơ giới chở những đàn bà và phụ nữ Chăm Văn Lâm vứt bỏ ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và ở Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cách thị xã Phan Rang khoảng chừng 50 cây số.

Ngày 23/07/2008, nhân có phái đoàn Thủ Tướng Việt Nam và tỉnh ủy Ninh Thuận đến khảo sát dự án xây dựng lò điện hạt nhân ở khu vực Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, 73 hộ dân Chăm ở thôn làng Văn Lâm, hầu hết là đàn bà và phụ nữ, xuống đường biểu tình, ngăn chặn xe của phái đoàn Thủ Tướng Việt Nam và tỉnh ủy rất ôn hòa, bất bạo động với hai biểu ngữ nhỏ nhoi viết bằng tay "Thủ Tướng cứu dân với” và "Đền bù đất cho 73 hộ”. Rất tiếc đội ngũ công an và bộ đội dân phòng dùng quyền lực để giải tỏa hàng ngũ đàn bà và phụ nữ, biến vụ biểu tình bất bạo động thành những vụ ẩu đả giữa đôi bên.

Người Chăm là một dân tộc bản địa thật thà, chất phác, đã từng hiện hữu trên khu vực này từ ngày khai thiên lập địa và gắn liền với đất đai của họ như một tín ngưỡng thiêng liêng. Chính vì thế, mọi chính sách chiếm đoạt đất đai của dân bản địa trở thành một hành động vi phạm đến thế giới tâm linh của dân tộc này.

Trường hợp 2: 300 gia đình người Chăm Chiên Thành (Champa) tỉnh Ninh Thuận

Đơn khiếu kiện của 300 gia đình sắc dân Chăm ở tỉnh Ninh Thuận gửi cho Nhà Nước VN, Đại diện Đảng CSVN, UBND cai trị dân tộc Chăm Chiên Thành tỉnh Ninh Thuận (Champa), các cơ quan Quốc Tế Liên Hiệp Quốc, cơ quan Quốc Tế Nhân Quyền, các Chính phủ trên thế giới, các tổ chức ONG, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, các cơ quan đấu tranh cho công bằng và toà án Công lý trong và ngoài nước:

Tôi là Thành Ngôn (Chế Viên Phương) tốt nghiệp Đại học, nghề nghiệp bán thuốc gia truyền, vô gia cư, đại diện cho sắc Dân Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, và Thành Vi (Chế Thiện Tâm) Trung học, nghề nghiệp Châm cứu, vô gia cư, Lương Thông, nghề bán thuốc rày, vô gia cư, Sầm Văn Biên, công nhân.

Chúng tôi là 300 gia đình người Chăm Chiên Thành (chưa tập trung các nạn nhân khác) bị mất đất đai, mất tài sản, mất nhà cửa, mất cả quyền làm người, bị chà đập nhân phẩm, phải trốn chui tại các thôn Rọ Bò, thuộc vùng 1, vùng 2 xã Khánh Hải, Thôn Bình Nghĩa, Tông Tý, Rọ Bò, Phương Phải.

Chúng tôi mất tổ tông, dù di tích xưa vẫn còn đó, với bao thế hệ trôi qua , trãi qua bao chế độ, đã sống âm thầm, trong thời kỳ nào ,chúng tôi cũng được hưởng sự miễn thuế và được hưng nhiều ưu tiên khác,có khi được ưu đãi cho những con em chúng tôi, muốn tham gia chính quy ền, xã hội, quân đội cũng được giúp đỡ tận tình.

Trước đây chúng tôi có đất rẫy , đất rưộng , nhà cửa , tất cả là gia tài từ thời Cha Ông xa xưa để lại ,hợp pháp của chúng tôi trãi qua nhiêu thời đại.
Nhưng từ sau năm 1975 tới nay , đồng bào chúng tôi bị nhà cầm quyền CSVN đối xử thậm tệ bị chà đập nhân phẩm , bị mất cả quyền làm người , mất tất cả nhà cửa đất đai tài sản , không còn đất để canh tác làm ăn.tụ tập tôn giáo thờ cúng cũng bị cấm đoán.

Như vậy thì quý vị có thể hình dung là người Chăm Chiên Thành của chúng tôi phải sống ra sao rồi.Chính vì sự đàn áp thô bạo, bị chà đập nhân phẩm, mất cả quyền làm người , bị cướp của , đối xử bất công với chúng tôi của nhà cầm quyền CSVN.

Chúng tôi 300 hộ gia đình người Chăm Chiên Thành sẵn sàng chịu mọi sự nguy hiểm , để đấu tranh đòi Nhân Quyền, giành lại quyền con người, được sống như mọi người trên thế giới ở các nước tự do đếu có, giành lại và đất đai của Cha Ông , giành lại quyền tự do tôn giáo mưu cầu hạnh phúc mà không ai có thể phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số ít người như chúng tôi..

1/Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả lại ngay đất đai, nhà cửa, và những gì đã cướp đoạt của chúng tôi ,

2/Yêu cầu hãy ngưng ngay nhũng sự trù đập chà đập nhân phẩm , khủng bố ,

3/Yêu cầu hãy ngưng ngay nhũng sự vu khống , chụp mũ cho chúng tôi là bị thế lực thù địch diễn biến hoà bình tại hải ngoại gây chia rẽ và âm mưu gây mất ổn định đến nền an ninh quốc gia.

4/Yêu cầu hãy ngưng ngay nhũng vụ vừa ăn cướp vừa la làng để lừa gạt , giả dối , che mắt cả nước và quốc tế.

5/Yêu cầu Các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các chính phủ giúp đỡ chúng tôi hoặc cho chúng tôi rời khỏi Việt Nam để được định cư ở một nước có Tự Do Nhân Quyền.Còn ngược lại cứ bức hiếp Dân tộc chúng tôi , sẽ đi đến cái ngày chúng tôi phải tự sát tập thể.

Ninh Thuận , ngày 01 tháng 12 năm 2005

Đại diện cho 300 hộ gia đình bị chà đập nhân phẩm bị mất đất đai về tay các cán bộ CSVN.

Ký tên Chế Phục Hưng và Chế Viên Phương ( Thành Ngôn)

Trường hợp 3: Thanh niên Chăm bị tra tấn đến chết trong trại giam tại Việt Nam

Ông Bá Văn Bản, 25 tuổi, một thanh niên người Chăm ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bị bà bị bà Thị Bưởi tự tiện trưng dụng đất đai của ông ở gần khu vực thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, để trồng cây đào. Ông Bá Văn Bản quyết tâm đòi lại quyền sở hữu này. Sau nhiều lần hứa hẹn sẽ trả lại đất đai cho ông, bà Thị Bưởi vẫn không thực hiện lời hứa. Trước tình trạng này, ông Bản đến khu đất đai của mình chặt vài cây đào trong rẫy để bày tỏ sự bức xúc của mình. Chính vì thế, gia đình bà Bưởi làm đơn khiếu nại trình lên công an huyện Ninh Phước yêu cầu ông Bản phải bồi thường sự thiệt hại mấy cây đào mà ông ta đã chặt bỏ.

Ngày 02/06/2008, công an đến bắt ông Bản, đưa vô trại giam của Huyện Ninh Phước. Hơn hai tháng trong tù, ông Bản bị tra tấn đến nỗi trọng thương hấp hối chờ chết. Trước tình thế này, công an mới chịu giao ông Bá Văn Bản cho gia đình đưa ông đến bệnh viện tỉnh Ninh Thuận để cấp cứu. Một ngày sau, ông Bá Văn Bản từ trần vào lúc 10g đêm ngày 27-08-2008 vì mang thương tích quá nặng.

Trước hành vi quá hung ác tàn bạo này, dân làng người Chăm thôn Văn Lâm kéo nhau xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền nhà nước Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và giải thích lý do ông Bá Văn Bản bị tra tấn trong trại giam cho đến chết.
Trường hợp 4: Tịch thu tài sản người Ê-đê

Truyền đạo Y Soăi, người Ê-đê đã cho biết:

"Chúng tôi thuộc sắc tộc thiểu số sống trên mảnh đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên là vùng đất màu mỡ, giàu tài nguyên thiên nhiên và kinh tế phát triển mạnh về mặt trồng trọt, chăn nuôi gia súc và nó góp phần thu nhập cho đất nước hơn 30% tính cho cả nước, chủ yếu là sản xuất càphê, cao su, cây hoa quả và lúa gạo. Vì thế, chính quyền Cộng Sản Bắc Việt nhận biết được vùng đất tốt của chúng tôi đang sinh sống. Vậy, họ buộc phải đánh đuổi và tiêu diệt chúng tôi cho bằng được, họ thực hiện nhiều hình thức khác nhau. Họ tịch thu đất đai của chúng tôi rồi thành lập nông trường, công trường, sau đó họ phân chia cho con cháu Cán Bộ và họ hàng của Cán Bộ. Chúng tôi bị họ đẩy đi vùng sâu vùng xa. Tôi lấy một dẫn chứng cụ thể là tại làng Buôn Tara Puôr của chúng tôi, chính quyền tịch thu đất đai của chúng tôi đã thành lập nông trường, gọi là nông trường Thắng Lợi và nông trường Cư Pul với diện tích hơn 1000 hécta, địa điểm thuộc xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, tỉnh Dăklăk. Người dân lành Buôn Tar Puôr không được hưởng một cái gì trừ việc bị tịch thu đất đai để thành lập nông trường của chính quyền.”

Trường hợp 5: Đàn áp người Ê-đê

Sự đàn áp của nhà nước đối với dân tộc thiểu số Montagnard đã dẫn đến các cuộc biểu tình của tại Tây Nguyên vào năm 2001 và năm 2004, và gần đây nhất, vào giữa tháng 4 năm 2008. Sau ba cuộc biểu tình hàng trăm người Montagnard bị nhà nước CSVN giam giữ theo lời tường thuật của Truyền Đạo Y Soăi: ”chúng tôi nhận được món quà của Cộng Sản ban tặng: đó là hàng trăm người bị chết sau khi bị Cộng Sản đàn áp và tra tấn. Sau khi được thả về, có người được 15 ngày, 01 tháng, có người 02 tháng sau lần lượt bị chết do hậu quả việc tra tấn Cộng Sản gây ra.

Hơn 300 người bị cầm tù ở Miền Bắc hiện nay do Cộng Sản bắt từ năm 2001 cho tới nay, có người đã bị xử án tù 2 năm đến 18 năm tù giam. Lý do bị bắt: người dân của chúng tôi đòi tự do tôn giáo, đòi lại tự do dân chủ và đòi lại đất đai bị chính quyền tịch thu. Và cho đến bây giờ chính quyền Cộng Sản vẫn tiếp tục đàn áp, bắt bớ và ngược đãi. Nhất là: có sự kiện quan trọng diễn ra trong nước hoặc là đến các ngày lễ quan trọng trong năm, chẳng hạn: ngày lễ ca ngợi đất nước, ngày lễ tôn giáo, chúng tôi luôn luôn bị Cộng Sản mời lên mời xuống hoặc là bắt cóc để điều tra và tra tấn, và tìm cách bắt giam. Vì thế, chúng tôi phải bỏ xứ sở quê hương, người thân đến xin sự che chở và bảo vệ của cộng đồng quốc tế.

Một thí dụ dẫn chứng cụ thể gần đây nhất: trường hợp của Y- Ben Hdơk, sinh năm 1979. Nguyên quán: Buôn Brê, xã Hoà Phú, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk. Trú quán lập gia đình: Buôn Đung, xã Cư Êbur, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk. Anh ta bị Cộng Sản bắt cóc vào ngày 26/04/2008, sau đó bị Công An điều tra và tra tấn rất nặng nề và dã man. Sau khi Công An thấy sức khoẻ của anh bị nguy hiểm, thì chính Công An đã đưa anh ta đi bệnh viện, để rồi anh ta đã chết vào ngày 01/05/2008 tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk. Sau đó Công An gọi người nhà đến để nhận xác chết tại bệnh viện và Công An đưa ra điều kiện không được phép chụp hình xác chết và Công An kiểm soát từ ngày chết cho đến ngày chôn cất.”

Trường hợp 6: Giải tán Hội Thánh Tara Puôr của người Ê-Đê

Người dân Tây Nguyên hầu hết đều theo đạo Tin Lành. Nhưng Cộng Sản không cho phép giáo phái Tin Lành phát triển và tồn tại tại vùng Tây Nguyên. Cộng sản đàn áp, giải tán giáo phái Tin Lành từ năm 1975 cho đến nay. Nhà thờ tại trung tâm Buôn Ma Thuột lại bị chính quyền phá hủy, các vị Mục Sư, Thầy Truyền Đạo bị bắt giam.
Cụ thể nhất là vào thời gian gần đây nhất, trường hợp hội thánh Tin Lành làng Buôn Tara Puôr, thầy truyền đạo và truyền đạo Y Soăi (khi đó là Trưởng Ban Thanh Niên Hội Thánh) bị CA Cộng Sản bắt giam từ ngày 19/9/2002 đến đầu tháng 3/2003. Trong thời gian thầy truyền đạo Y Soăi bị giam, Hội Thánh Tara Puôr của họ bị nhà cầm quyền cộng sản giải tán, tịch thu Kinh Thánh và tài sản của Hội Thánh. Theo lời kể của truyền đạo Y Soăi "Hình thức đàn áp này không chỉ riêng Hội Thánh Tara Puôr của chúng tôi mà các Hội Thánh khác toàn vùng đều bị Cộng Sản đối xử như vậy”.

Trường hợp 7: Đàn áp cuộc biểu tình của Các Dân tộc thiểu số trên Cao Nguyên

Ngày 14 /4/ 2008. Có hơn 8000 người Thượng sắc tộc Jarai, ở xã Lgia Tô thuộc huyện Chư Sê, Gia Lai, đông nhất là tại một số nơi như là Ia Uor, Cu Drang, Ia Sion, R’Sai, buôn K’nút, của huyện K’rông Păk khoảng 7000 nguời , và trên 1000 người Thượng Êđê khác tại các huyện Đức Cơ ,Cu Sê , Ia Grai , Đăk Đoa , Gia Le , Ayumpa , Phú Thiện , tỉnh Gia Rai , huyện Ia Hleo , K’ rông Pawk , K’rông A N ăng , Lắc , K’rông Nô tỉnh Đắc Lắc, các huyện Plei Rắc , Sa Thầy , Honrobang tỉnh Kon Tum Buôn -Tiêu , Buôn Ê-nao, Chư M’Ngal, E‘h Leo, thuộc tỉnh Daklak biểu tình ôn hòa đòi trả tự do cho 350 người Thượng đang bị tù vào năm 2001 và 2004 và đòi chế độ CSVN trả lại nhà, nương rẫy, đất đai , đã bị cướp đoạt cũng như đòi lại quyền tự do tôn giáo. (350 đồng bào gốc sắc tộc đang trong tình trạng chết dần mòn giữa lao tù như cụ Siu Lul. thêm một vị lãnh đạo Thiên Chúa Giáo gốc sắc tộc qua đời trong tù ngục Cộng Sản sau nhiều ngày tháng bị bỏ đói, bỏ khát và tra tấn cực hình. Cụ Siu Lul, 62 tuổi, cư dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, Trung phần Việt Nam, bị đưa ra Bắc giam cầm tại trại tù Hà Nam suốt từ năm 2004)

Nhà cầm quyền CSVN đã gửi 1500 lính thuộc quân đội Nhân Dân, lực lượng cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, nhóm xã hội đen (giả) do TC2 điều động, công an địa phương do Thiếu Tá Nông Văn Lưu chỉ huy đàn áp bằng bạo lực một cách khốc liệt. Họ dùng dùi cui và roi điện (của Pháp cung cấp) đánh đập túi bụi vào cả đàn bà và trẻ con, nhiều ngưòi bị thương, một số bị tử vong.

Nhiều người sắc tộc thiểu số khác đã phải chạy trốn vào rừng sâu hay chạy sang Cambodge.

Trường hợp 8: Dân Tộc H’Mong

Trong những năm vừa qua có vài chục ngàn người thiểu số H'mong theo đạo Tin lành từ các tỉnh Lai Chau, Lao Cai, Ha Giang và Tuyên Quang bị lùng bắt vì theo đạo và phải chạy trốn vào các tỉnh miền Nam hay vào rừng. Một số bị cầm tù hay bị bắt vào các trại cưỡng bức lao động. Những cuộc hội họp gia đình cũng bị giải tán bằng bạo lực. Nhà thờ bị đóng cửa.

Nhân chứng tường thuật, vào năm 2003 cán bộ nhà nước đánh đập ông Giang Thanh Phia tại Lai Chau cho đến chết, bởi vì ông ta cương quyết giữ niềm tin của mình. Người con trai 10 tuổi của ông Giang Thanh Phia cũng bị tra tấn cho đến chết vì không chịu khai nơi ẩn lấp của cha cậu.

Tháng 11/2003 công an CSVN bắt nhà lãnh đạo dân tộc H'Mong, ông Ma Van Bay tại Binh Phuoc và đưa ông ta về Ha Giang. Ông Ma Van Bay sinh quán tại Hà Tây, người đã dịch Kinh Thánh ra tiếng H'Mong, năm 1997 đã chạy trốn vào miền Nam trước sự lùng bắt của CA CSVN.

Trường hợp 9: Kpa Kloh

Kpa Kloh sinh ngày 12/06/1966, một cư dân làng Ploi, xã Hbong, Huyện Cu Se, tỉnh Gia Lai, bị công an CSVN bắt ngày 12/10/2004, sau đó bị thuyên chuyển qua nhà tù tỉnh Phu Yen. Trong nhà tù Kpa Kloh bị tra tấn thường xuyên. Họ đã dùng cây, gậy đánh vào người Kpa Kloh hoặc mang giầy cứng đá vào Kpa Kloh.

Ngày 08/07/2007 công an đã dùng gậy đánh vào đầu Kpa Kloh đến khiến Kpa Kloh bất tỉnh và chảy máu tai, mũi, miệng. Ngày 10/12/2007 và 09/02/2008 công an tra tấn Kpa Kloh tiếp tục. Kpa Kloh chết ngày 10/02/2008 sau những lần tra tấn của công an trại tù Phú Yên, để lại người vợ là R’mah H’Ne và 6 con thơ.

Trường hợp 10: Dân tộc Jarai

a/ Vào ngày 30.07.2008 công an CSVN Huyện Dak Doa, tỉnh Gia Lai bắt giam 4 thành viên của Hội Thánh Dân Tộc thiểu số Degar:

1- Noh, sinh năm 1957, cư ngụ tại làng Ploi Brel Dor 1, xã Golar, Dak Doa tỉnh Gia Lai.
2- Yu, sinh năm 1937, cư ngụ tại làng Ploi Brel Dor 2, xã Golar, huyện Dak Doa tỉnh Gia Lai.
3- Yuh, sinh năm 1962, cư ngụ tại làng Ploi Brel Dor 2, xã Golar, Dak Doa tỉnh Gia Lai.
4- Amlinh, sinh năm 1938, cư ngụ tại làng Ploi Tuoh Ktu, xã Golar, Dak Doa tỉnh Gia Lai.

Yu, Yuh và Amlinh được thả ngày 17/08/2008. Noh vẫn bị giam giữ, trong cuộc thẩm tra ngày 20/08/2008 công an tra khảo lý do do ông tổ chức phiên họp tại nhà Amlinh. Noh cho công an biết, ông và các thành viên Hội Thánh cầu nguyện cho ông Kok Ksor được bình an và trong lần gặp gỡ tới với dân biểu quốc hội Âu Châu, ông Kok Ksor thuyết phục quốc hội Âu Châu ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền. Công an CSVN không cho biết lý do giam giữ ông Noh.

b/ Ngày 03/08/2008 công an CSVN tra khảo 4 thành viên của Hội Thánh Tin Lành Degar cư ngụ tại làng Ploi Bang, xã Ia Chia, Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai về những sinh hoạt của Hội Thánh. 4 người bị tra khảo cách biệt:

1) Puih Kui, sinh năm 1989.
2) Rmah H’Di, sinh năm 1964.
3) Rmah H’En, sinh năm 1963.
4) Puih Henh, sinh năm 1968.

c/ Ngày 30/08/2008 khoảng 30 công an CSVN bao vây làng Cuor Knia, Huyện Buon Don, Tỉnh Dak Lak và bắt 3 thanh niên dân tộc thiểu số:

1) Y-Ruk Buon Ya, 19 tuổi.
2) Y-Yong Hwing,
3) Y-Than Buon Ya, 20 tuổi

với lý do "có điện thoại di động”.

DANH SÁCH TÙ NHÂN CỦA HIỆP HỘI THÔNG TIN LÀNH CÁC DÂN TỘC VN

Thứ tự HỌ TÊN LÀNG TỈNH GIAM TẠI LOẠI
1 K-so-Ti-No Pleireeng III Gia lai Hà nam Tôn giáo
2 Rah-Lan-Chel Pleiboongguai Gialai Đăklăk Tôn giáo
3 Y-B-Rek PleiKách Gialai Hà nam Tôn giáo
4 A-Aoh PleiKleeng Kon tum Hà nam Tôn giáo
5 A-Chữi PleiKleeng Kon tum Phú yên Tôn giáo
6 A-Kak PleiKhukna Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
7 Y- Dim Pleimơnú Gialai Phú yên Tôn giáo
8 Y- Thốt Pleimơnú Gialai Phú yên Tôn giáo
9 Rah-lan-Lâm Pleimơnú Gialai Phú yên Tôn giáo
10 Y- Lắp PleiDichle Gialai Phú yên Tôn giáo
11 Y- Kíp PleiDichle Gialai Phú yên Tôn giáo
12 Y- Nim PleiBoongngol Gialai Hà nam Tôn giáo
13 Y- Rik PleiBoongngol Gialai Hà nam Tôn giáo
14 Y – Blo’k PleiBoongngol Gialai Hà nam Tôn giáo
15 Y – We’o PleiBôngngol Gialai Hà nam Tôn giáo
16 Y – B-Rông PleiBoongFun Gialai Hà nam Tôn giáo
17 Y – Em PleiBoongFun Gialai Hà nam Tôn giáo
18 Y – Rim PleiYalang Gialai Hà nam Tôn giáo
19 Y – Hir Plei Sao Gialai Phú yên Tôn giáo
20 Y Nghéo Plei Kách Gialai Phú yên Tôn giáo
21 Â-JA-Joong Plei O Kon tum Phú yên Tôn giáo
22 A-B-Rí Plei Rắc Kon tum Phú yên Tôn giáo
23 A-Phương Plei Rắc Kon tum T20 Gialai Tôn giáo
24 A-B-Yaih Plei Rắc Kon tum T20 Gialai Tôn giáo
25 A- Tuôn Plei Rắc Kon tum T20 Gia lai Tôn giáo
26 A-Ngại PleiKleeng Kon tum Phú yên Tôn giáo
27 A- Phon PleiKleeng Kon tum Phú yên Tôn giáo
28 A- Lời PleiKleeng Kon tum Phú yên Tôn giáo
29 A-Che Plei Rắc Kon tum T20-Gia lai Tôn giáo
30 A-Phúch Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
31 K-pãh- Bình Plei Taoko Gialai Hà nam Tôn giáo
32 K-pãh- Cin Plei Taoko Gialai Hà nam Tôn giáo
33 Rơ-manh-Ce Plei Taoko Gialai Hà nam Tôn giáo
34 Siu-B-Lok Plei B-Reeng Gialai Phú yên Tôn giáo
35 Siu-Ho Plei Taoko Gialai Phú yên Tôn giáo
36 Puih-A-Lum Plei Taoko Gialai Phú yên Tôn giáo
37 Rơ-cơm-Wit Plei Taoko Gialai Phú yên Tôn giáo
38 K-so-Phong Plei Taoko Gialai Hà nam Tôn giáo
39 Puih-Hih Plei Taoko Gialai Hà nam Tôn giáo
40 Nai-H’Ngat Plei Kli Gialai Phú yên Tôn giáo
41 H’Thui Buôn U Đăklăk Đăktrung Tôn giáo
42 A-Nheng Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
43 A-G-Roh Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
44 A-Dếc Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
45 A-Cử Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
46 A- Bơ Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
47 A-B-Long Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
48 A-Sử Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
49 A- B-Jo Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
50 A- Nhưôi Plei Rắc Kon tum T20-Gialai Tôn giáo
51 Y-Duyêt Plei Rắc Kon tum TG- Kon tum Tôn giáo
52 A-Gah Plei Rắc Kon tum TG-Kontum Tôn giáo
53 Y-Phaoh Plei Răc Kon tum TG-Kon tum Tôn giáo
54 Y-Thech Plei Rắc Kon tum TG-Kontum Tôn giáo
55 A-Thăn Plei Rắc Kon tum TG-Kontum Tôn giáo

7. Chế độ lao tù vô nhân đạo


Để che mắt dư luận, nhà nước đã ban hành một "Pháp lệnh thi hành án phạt tù"" nhưng trong thực tế thì nhân phẩm con người bị chà đap, tính mạng tù nhân không được bảo đảm qua các hình thức ép cung, đánh đập tra trấn dã man cho đến chết.

7.1. Giam giữ vô thời hạn

Nhà nước CHXHCNVN là một chế độ độc tài bất chấp công luận của toàn thế giới nên đã giam cầm những tù nhân chính trị trên 33 năm. Hiện tại, nhà nước CHXHCNVN còn giam giữ 2 tù nhân chính trị :

1 - Ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Z30A Xuân Lộc. Ông Nguyễn Hữu Cầu nguyên là một Đại Úy quân lực VNCH bị bắt năm 1976 vì "tội Phản động", tính đến nay đã 33 năm tù ngục.

2 - Trung úy Trương văn Sương bị bắt năm 1984, hiện vẫn còn bị giam giữ tại trại tù Thanh Hoá đến nay đã trên 25 năm tù.

Nhờ sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, năm 2007, nhà nước CHXHCNVN phóng thích Thiếu úy Biệt Động quân Võ Lâm Tể tức nhà văn Hướng Dương Vũ Đình Thụy sau 31 năm 8 tháng 11 ngày tù. Nhà văn Hướng Dương Vũ Đình Thụy đã được giải thưởng quốc tế Vassyl Stus về quyền tự do viết văn. Nhà văn Hướng Dương Vũ Đình Thụy, tân khôi nguyên Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự do viết văn và tân hội viên danh dự trung tâm văn bút Hoa Kỳ/ Pen New England hiện đang điều trị nhiều chứng bệnh, hậu qủa của thời gian tù đầy trong ngục tù cộng sản.

7.2 HÀNH HẠ ĐÁNH ĐẬP TÙ NHÂN

Điều 7 (CUQTDSCT): Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người.

A. THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH

Thượng tọa Thích Thiện Minh, người được Đặc Phái viên Liên Hiệp Quốc vinh danh là tù nhân lương tâm của Việt Nam với 2 bản án chung thân đã bị chính quyền CS giam giữ hành hạ suốt 26 năm. Trong thời gian nằm xà lim, TT bị cai tù đánh bằng roi điện và dùng báng súng, mũi súng đánh hộc máu. Hiện TT phải lên Sài Gòn nhập viện điều trị vết thương phổi tái phát, hậu qủa của việc tra tấn đánh đập trong thời gian tù đày.

B. ÔNG PHẠM TRẦN ANH

Sau 1975, ông Phạm Trần Anh cùng một số người Việt Nam yêu nước thành lập Mặt trận Người Việt Tự do đứng lên đấu tranh cho Nhân quyền, tự do và dân chủ chống lại chế độ độc tài áp bức nhân dân. Tháng 7 năm 1977, ông và 9 chiến hữu bị CSVN bắt và cái gọi là toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng kết án Chung thân với tội danh cáo buộc "Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng"‘.

Từ 3-7-1977 đến 3-8-1978 bị còng chân tay tại trung tâm tạm giam Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trong thời gian này, ông bị bỏ đói, đánh đập, tra tấn bằng đèn cực mạnh chiếu thẳng ngày đêm vào mắt để ép cung và đem ra pháp trường xử bắn để khủng bố tinh thần.

Từ 3-8-1978 dến tháng 10-1984, ông bị đem vào xà lim biệt giam Đại Bình cùm 2 chân bằng loại cùm gỗ, nằm ngửa chờ chờ, 2 chân banh ra...cả ngày lẫn đêm. Trong hơn 6 năm trong xà lim kỷ luật với khâủ phần lương thực 7 kg cho cả tháng, mỗi tháng được tắm rửa một lần...

Từ tháng 10-1984 đến 3-8-1997 bị cùm gần 2 năm vì tội chống đối ban Giám thị trại tù. Tại trại tù Xuân Phước ông bị đánh gẫy răng và nhốt trong xà lim 13 tháng vì chông đối lao động.

Ông đã bị cùm chân còng tay trong xà lim biệt giam gần 9 năm, do sự can thiệp của tổ chức Ân xá Quốc tế, Thủ Tướng Thụy Điển cùng với các tổ chức nhân quyền, các dân biểu nghị sĩ nhiều nước can thiệp nên chính quyền CHXHCNVN phải trả tự do cho ông ngày 3-8-1997 sau 20 năm 1 tháng tù.

Sau khi ra tù, mặc dù được gia đình bảo lãnh sang Hoa Kỳ định cư nhưng bị chính quyền CS giữ hơn 9 năm, đến ngày 2-9-2006 ông mới được sang định cư tại Hoa Kỳ. Hậu quả của thời gian tra tấn, hành hạ khiến đôi mắt bị mờ phải thay 2 thủy tinh thể nhân tạo và thay 2 hàm răng gỉa. Ông hiện là Phó Hội Trưởng Hải ngoại của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.

8.3. TRA TẤN ĐÁNH ĐẬP TÙ NHÂN CHO ĐẾN CHẾT

A. Ông Vũ Tiến Đạt là sĩ quan Trung uý nhảy dù sau vào học Cao học Hành chánh trường QGHC. Sau 1975, bị bắt đi cải tạo tại trại tù Trảng Lớn. Ông cùng trốn trại với ông Nguyễn Tấn Lộc, kỹ sư Nông Lâm súc trốn trại không thoát, hai anh phải ra trình diện nhưng bị công an bắn chết tại chỗ.

B. Hoàng Lộc, sinh viên trường Đại học quân y năm thứ 6 bị bắt đi cải tạo ở trại Kà Tum. Trên đường lao động về nói chuyện với thân nhân đi thăm tù, cán bộ không cho nhưng anh vẫn nói chuyện, tên cán bộ rút súng bắn anh chết liền tại chỗ.

C. Giáo sư Nguyễn Vũ Khương bị kết án tử hình trong vụ án nhà thờ Vinh của Nguyễn Công Nghị. Trên đường đem đi xử bắn, ông bị một tên công an dùng báng súng đánh vào đầu, ông ngã xuống nằm bất động dưới giao thông hào. Công an thấy thân thể ông bất động, máu me đầy mình tưởng ông đã chết nên bỏ đi. Hai ngày sau, ông tỉnh dậy được được đưa vào bệnh viện thóat chết nhưng bị chấn thương sọ não bán thân bất toại, đi đứng không được. Sau ông đưa đi định cư tại Hoa Kỳ.

D. Linh mục nguyễn Công Minh trong vụ án Vinh Sơn bị xử chung thân rồi đưa ra trại tù Xuân Phước. Gia đình lên thăm nuôi gửi "Mình Thánh chúa" vào cất giấu trong trại bị bắt đem nhốt xà lim. Linh mục Minh bị đánh giập lá lách, hộc máu mồm và chết trong xà lim trong khi đang bị cùm chân, còng tay.

Hai trường hợp vi phạm cụ thể gần đây nhất như sau:

E. Tra tấn ông Bá văn Bản cho đến chết

Ông Bá Văn Bản, 25 tuổi, một thanh niên người Chăm hiền lành ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đ òi l ại quy ền s ở h ữu đ ất đai. Ngày 02/06/2008, công an đến bắt ông Bản, đưa vô trại giam của Huyện Ninh Phước. Hơn hai tháng trong tù, ông Bản bị tra tấn một cách dã man và vô nhân đạo cho đến trọng thương hấp hối và chờ chết. Trước tình thế này, công an mới chịu giao ông Bá Văn Bản cho gia đình đưa ông ta đến bệnh viện tỉnh Ninh Thuận để cấp cứu. Một ngày sau, ông Bá Văn Bản từ trần vào lúc 10g đêm ngày 27-08-2008 vì mang thương tích quá nặng.

F. Đánh đập tra tấn ông Y-Ben Hd ơk cho đến chết

Một thí dụ dẫn chứng cụ thể gần đây nhất: trường hợp của Y- Ben Hdơk, sinh năm 1979. Nguyên quán: Buôn Brê, xã Hoà Phú, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk. Trú quán lập gia đình: Buôn Đung, xã Cư Êbur, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk. Anh ta bị Cộng Sản bắt cóc vào ngày 26/04/2008, sau đó bị Công An điều tra và tra tấn rất nặng nề và dã man. Sau khi Công An thấy sức khoẻ của anh bị nguy hiểm, thì chính Công An đã đưa anh ta đi bệnh viện, để rồi anh ta đã chết vào ngày 01/05/2008 tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk. Sau đó Công An gọi người nhà đến để nhận xác chết tại bệnh viện và Công An đưa ra điều kiện không được phép chụp hình xác chết và Công An kiểm soát từ ngày chết cho đến ngày chôn cất. Đây là một dẫn chứng khá rõ ràng, vì thế chúng tôi phải bỏ nhà ra đi cần sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc. Nhưng…” Theo báo cáo về nhân quyền năm 2008 của bộ ngoại Hoa Kỳ thì: "Ngày 1 tháng 5, Y Ben Hdok, một người Thượng ở Đắc Lắc đã chết trong lúc bị giam giữ tại ty Cảnh sát tỉnh Buôn Mê Thuột. Cảnh sát bắt giam ông ta vào ngày 28 tháng 4 năm 2008, điều tra cáo buộc ông ta xúi giục biểu tình. Cán bộ chính quyền nói rằng ông ta tự treo cổ trong lúc tạm nghỉ trong lúc thẩm vấn nhưng gia đình ông ta cho biết, thi thể Y Ben Hdok đầy những vết bầm tím. Chính quyền không điều tra về lý do của cái chết và gia đình đề nghị cho giảo nghiệm tử thi nhưng bị chính quyền từ chối.

Một người Thượng khác cũng bị chết ngay sau khi được thả về với gia đình. Nguyên nhân của cái chết không thể xác định được.

Đến nay vãn không có bất cứ tin tức nào về cái chết năm 2006 của Y Ngo Adrong”.

7.4. XỬ TỬ HÀNG TRĂM TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ.

Điều 6 Công Ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính tri qui định:

1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.

2. Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trong nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.

3. Điều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghiã vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.

4. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.

Tra tấn có hệ thống trong các trại tù tại Việt Nam. Nguốn: montagnard-foundation.org

5. Điều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.

Tù nhân chính trị là những người bất đồng chính kiến tranh đấu cho nhân quyền, đòi tự do dân chủ, đòi quyền tự do tôn giáo... được nhân loại văn minh tôn trọng. Thế nhưng dưới chế độ CS, họ bị qui chụp là tội hình sự và chính quyền CS đã ngang nhiên xử tử hàng trăm tù nhân chính trị. Chính quyền CSVN đã xử bắn linh mục Nguyễn Công Nghị và linh mục Trần Ngọc Hiệu. Đặc biệt, chính quyền CSVN đã xử bắn chị Trần thị Lan trong khi chị đang có thai 4 tháng vi phạm trầm trọng điều 6 Công Ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị: Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.

Trong số hàng trăm tù nhân chính trị bị chính quyền CSVN xử tử có ông Trần văn Bá, người vừa được tổ chức Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF), trao tặng huy chương Tự Do Truman-Reagan (Truman-Reagan Medal of Freedom Award) cho những người đã từng nêu những tấm gương kiên cường chống lại chủ nghĩa cộng sản và bạo quyền trên thế giới để dành lại tự do sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 2007 tại Toà Đại Sứ Hung Gia Lợi. Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị VOCMF Tiến Sĩ Lee Edwards, đã vinh danh Trần Văn Bá là "Chiến Sĩ cho Tự Do, Chiến Sĩ chống Cộng Sản”, và đã bày tỏ sự hãnh diện của Hội Đồng Quản Trị chọn lựa Trần Văn Bá cho huy chương Tự Do cao quý này.

"Ông Trần Văn Bá là thứ nam của cố Dân Biểu Trần Văn Văn, và từng là Chủ Tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris trong thập niên 1970. Năm 1972, Trần Văn Bá là người đã dẫn đầu phái đoàn sinh viên Âu Châu trở về Việt Nam để thăm viếng và uỷ lạo chiến sĩ VNCH cùng tạo sự thông cảm giữa những người sinh viên du học và quân cán chính QLVNCH trong chương trình Nối Vòng Tay Lớn để chuẩn bị cho ngày trở về phục vụ đất nước.

Trong những ngày tháng đầu năm 1975, ông và các bạn trong Tổng Hội Sinh viên đã tổ chức những cuộc biểu tình tuần hành qua đường phố Thủ Đô Ánh Sáng để kêu gọi hỗ trợ cuộc chiến đấu của dân quân Miền Nam Việt Nam chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản. Tết Bính Thìn 1976, ông và THSV Paris đã là những người đầu tiên dương cao ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chương trình Xuân chủ đề Ta Còn Sống Đây để nói lên ý chí bất khuất, quyết không chấp nhận cộng sản của người Việt tị nạn. Ông và những anh chị em sinh viên của THSV cũng đã có công lớn ngăn chận buổi nói chuyện của Phạm Văn Đồng tại Paris vào năm 1978.

Năm 1980, sau nhiều năm chuẩn bị, Ông Trần Văn Bá đã âm thầm tìm đường trở về trong nước để cùng toàn dân đứng lên tranh đấu giành lại tự do. Năm 1984, sau nhiều lần xâm nhập Việt Nam, ông Trần Văn Bá cùng một số phục quốc quân đã bị bắt tại làng Minh Hải, Cà Mau. Tháng 12 năm 1984, trong một phiên tòa nhân dân trá hình do việt cộng dàn dựng, anh đã hiên ngang từ chối ký tên nhận tội để được ân xá và đã bị kết án tử hình. Ngày 8 tháng Giêng năm 1985, Trần Văn Bá ở tuổi 40, đã bị Việt Cộng hành quyết".

8 Tổng kết


Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam không chỉ là việc vi phạm đơn lẻ mà là một sự vi phạm qui mô, có hệ thống được đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam xây dựng từ hơn 60 năm qua với mọi phương tiện: công an, quân đội, báo chí, các mạng thông tin, luật pháp vv...

Quốc Hội là nơi qui tụ những đại diện của người dân trong một quốc gia. Những người đại diện nhân dân trong Quốc Hội đưa ra luật pháp phù hợp với nguyện vọng của người dân nhằm phục vụ và bảo vệ quyền lợi của người dân. Luật bầu cử của nước CHXHCNVN qui định Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức chính trị của đảng cộng sản Việt Nam có trách nhiệm:

- giới thiệu ứng cử viên ra tranh cử đại biểu quốc hội,
- tổ chức và điều hành cuộc bầu cử quốc hội.

Sự kiện này như đã nêu lên trong phần thứ 3, không những chỉ vi phạm Công Ước Quốc Tế Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà còn vi phạm Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam. Nghiã là Quốc Hội cũng như chính quyền CHXHCN Việt Nam vi hiến và phản nhân quyền.
Mặt khác Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điều mâu thuẫn lẫn nhau và vi phạm nhiều điều khoản trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Không chỉ riêng về mặt nhân quyền, theo báo cáo và tường trình của nhiều toà đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội, các công ty, doanh nhân đã hoặc có ý định đầu tư tại Việt Nam trong nhiều năm qua là luật pháp CS Việt Nam có vô số điều luật chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau. Việc thi hành luật không được thống nhất, mỗi địa phương thi hành mỗi khác và nhiều nơi còn thi hành hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa điều luật được ban hành. Điều này đã được minh xác bởi kết quả của một cuộc kiểm soát kéo dài 5 năm (2003-2008) được thực hiện bởi Bộ Tư pháp "khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật”, tỷ lệ này được xác định sau cuộc kiểm tra tại các Bộ và cơ quan trung ương. Con số những văn bản vi phạm luật tại các tỉnh do các địa phương tự kiểm tra phát hiện khá lớn "tại tỉnh Cao Bằng có một nửa trong số 124 văn bản kiểm tra có sai phạm. Tỷ lệ này ở Nghệ An là 660 trong 1.000 văn bản”. Nếu những văn bản tại cấp trung ương và cấp tỉnh do các luật gia biên soạn mà vi phạm luật pháp với tỷ lệ cao như vậy thì thử hỏi tỷ lệ đó ở cấp huyện, quận, xã, phường như thế nào? Công việc này chỉ nhằm kiểm tra những văn bản của các cơ quan hành pháp chứ chưa phải công việc giải quyết tận gốc những nan giải trong xã hội Việt Nam hiện nay do luật pháp gây ra. Những nan giải chồng chéo này chỉ có thể giải quyết bởi một Quốc Gia Pháp trị và biện pháp duy nhất để có thể xây dựng một Quốc Gia Pháp trị tại Việt Nam là:

1. Giải tán Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam. Sau khi giải tán Quốc Hội luật pháp quốc tế cũng như các Công Ước Quốc Tế phải được tôn trọng tại Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh và các quyền Tự Do căn bản.

2. Bầu cử một Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam qua một cuộc bầu cử tự do dưới sự tổ chức và điều hành của Liên Hiệp Quốc.

Qua đó, một bộ luật Việt Nam được hình thành bởi mọi thành phần trong xã hội với mục đích phục vụ con người, bảo toàn nền hoà bình giữa các sắc dân trong nước Việt Nam nói riêng, giữa các dân tộc trên thế giới với dân tộc Việt nói chung và nhân quyền mới thực sự được tôn trọng tại Việt Nam.

9. Phụ đính


9.1. DANH SÁCH TÙ CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO ĐANG CÒN TRONG TRẠI GIAM

1. Lê Văn Tính, Đảng Nhân Dân Hành Động , Cố Vấn Ban Trị Sự GHPGHH, bị bắt 25/.01/1995 án 20 năm, trại giam Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai

2. Nguyễn Tuấn Nam, Đảng Nhân Dân Hành Động, án 19 năm, trại giam Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai

3. Nguyễn Văn Trại, Đảng Nhân Dân Hành Động, án 16 năm, trại giam Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai

4. Trần Công Minh, Đảng Nhân Dân Hành Động, án 13 năm, trại giam Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai

5. Lê Đông Phương, Đảng Nhân Dân Hành Động, án 12 năm, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai

6. Bùi Đăng Thủy, Đảng Nhân Dân Hành Động, án18 năm, trại giamXuân Lộc, Đồng Nai.

7. Nguyễn Anh Hảo, Đảng Nhân Hành Động, án 13 năm, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai.

8. Nguyễn Hữu Phu, Đảng Nhân Hành Động, án 10 năm, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai

9. Nguyễn Văn Hậu, Đảng Nhân Dan Hành Động, án 8 năm, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai

10.Vũ thị Ngọc Ẩn, Đảng Nhân Dân Hành Động, án 8 năm, trại Z30 D, Hàm Tân

11.Trần Thị Lệ Hằng, bị bắt ngày 12/04/2007, Sáng lập viên Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông trại B5 Đồng Nai

12. Luật Sư Trần Quốc Hiền, Phát ngôn nhân Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, bị bắt ngày 12/1/2007, án 5 năm, trại giam Bố Lá, tỉnh Bình Dương

13.Đoàn Văn Diên, bị bắt ngày 12/4/2007 Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, trại B5 Đồng Nai

14 Đoàn Hữu Chương, bị bắt ngày 12/04/2007, được thả ngày 13/05/2008 Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, trại B5 Đồng Nai
15.Trần Thị Thùy Trang, Tạm giam chưa xét xử
16Vũ Hòang Hải,Tạm giam chưa xét xử
17.Nguyễn Ngọc Quang, Tạm giam chưa xét xử
18.Phạm Bá Hải, Tạm giam chưa xét xử
19.Bùi Tấn Nhã, Thủ Bổn Ban Trị Sự TW, bị bắt ngày 13/07/1997, án Chung Thân
20.Tu Sĩ Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trưởng TW, bị bắt ngày 05/08/2005 án 7 năm, trại giam Sài Gòn
21.Võ Văn Bữu, trưởng Đoàn Thanh Niên GHPGHH, bị bắt ngày 05/08/2005 án 6 năm, trại giam Xuân Lộc
22.Mai thị Dung. Trưởng Đoàn Phụ Nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bị bắt 05/08/2005 án 5 năm, trại giam Vĩnh Long
23. Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì chùa Quang Minh Tự An Giang, bị bắt 05/08/2005 án 7 năm, trại giam Xuân Lộc
24.Nguyễn Thanh Phong, Đoàn viên Thanh Niên PGHH, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang,bị bắt 05/08/2005 án 6 năm, trại giam Vĩnh Long
25.Nguyễn Thị Hà, Đoàn viên Phụ Nữ PGHH, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bị bắt 05/08/2007 án 5 năm,trại giam Vĩnh Long
26.Tô Văn Mảnh, Cư sĩ PGHH, bị bắt 05/08/2007, án 6 năm, trại giam Xuân Lộc
27.Nguyễn Thành Long, Cư sĩ PGHH, bị bắt 05/08/2007, án 5 năm, trại giam Xuân Lộc
28. Tu Sĩ Nguyễn Văn Thùy, Trưởng Ban Thanh Niên PGHH tỉnh Vĩnh Long, bị bắt 22/04/2006, án 5 năm
29. Nguyễn Văn Thơ, Hội Trưởng BTS/PGHH tỉnh Đồng Tháp, bị bắt 02/10/2006, án 6 năm, trại giam Đồng Tháp
30.Dương Thị Tròn, Cư sĩ PGHH, bị bắt 02/10/2006, án 4 năm, trại giam Cao Lãnh
31.Lê văn Sóc, phó Hội Trưởng BTS/PGHH tỉnh Vĩnh Long, bị bắt 04/11/2006, án 6 năm
32.Nguyễn Văn Thọ, án 4 năm
33.Nguyễn Thị Thanh, Tuy Hòa, Phú Yên, bị bắt 05-08-2006, trại giam Vĩnh Long
34- Kỹ sư Phạm Văn Trội, Hà Tây, tạm giam chưa xét xử
35- Dân oan Nguyễn Văn Túc, Thái Bình, tạm giam chưa xét xử
36. Linh Mục Nguyễn Văn Lý, án 8 năm( Người sáng lập 8406), trại tù Ba Sao, Nam Hà
37. Nguyễn Phong, án 6 năm ( Đảng Thăng Tiến), trại giam tỉnh Thanh Hóa
38. Nguyễn Bình Thành, án 5 năm( Đảng Thăng Tiến), trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
39. Luật Sư Nguyễn Thị Công Nhân, án 4 năm (thành viên 8406, phát ngôn nhân đảng Thăng Tiến), trại giam tỉnh Thanh Hóa
40.Luật Sư Nguyễn Văn Đài án 5 năm( thành viên 8406), trại tù Ba Sao, Nam Hà
41. Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, án 5 năm,(Chủ Tịch Đảng Dân chủ Nhân Dân)
42.Luật Sư Nguyễn Bắc Truyền, án 4 năm, (Đảng Dân chủ Nhân dân)
43.Huỳnh Nguyên Đạo, án 3 năm, (Đảng Dân chủ Nhân dân)
44.Hòang Thị Anh Đào (Đảng Thăng Tiến) án treo 2 năm
45.Lưu Văn Si, bị truy nã ( Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam)
46.Trương Quốc Huy, sinh năm 22/09/1980, bị bắt 19/610/2005
47.Ngô Văn Ninh 87 tuổi, Hội trưởng GHPG Bữu Sơn Kỳ Hương, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
48.Nguyễn Sĩ Bằng, án Chung Thân Chiến dịch Hoa Phượng Đỏ của Hoàng Việt Cương ,trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
49.Phạm Xuân Thân, án Chung Thân hiến dịch Hoa Phượng Đỏ của Hoàng Việt Cương., trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
50.Trượng Văn Duy, án Chung Thân, Chiến dịch Hoa Phượng Đỏ của Hoàng Việt Cương, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
51. Lê Kim Hùng, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
52.Hồ Long Đức, Việt Nam Tự Do, án 20 năm, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
53. Nguyễn Thanh Vân, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
54. Nguyễn Văn Phương, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
55.Nguyễn Ngọc Phương, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
56.Nguyễn Hoàng Giang, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc tỉnh , Đồng Nai
57.Nguyễn Văn Hưỡng, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc tỉnh, Đồng Nai
58.Sơn Nguyễn Thanh Điền, Việt Nam Tự do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
59.Nguyễn Minh Mẫn , Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
60.Nguyễn Văn Minh, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
61.Huỳnh Bữu Châu, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
62.Huỳnh Anh Tú, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
63.Huỳnh Anh Trí, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
64.Nguyễn Văn Thân, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
65.Trần Văn Đức, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
66.Võ Sĩ Cường, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
67.Ngô Thanh Sơn, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
68.Trần Văn Thái, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
69.Đổ Thanh Vân( tự Nhàn), Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
70.Đinh Quang Hải , Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
71.Lâm Quang Hải, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
72.Nguyễn Anh Hào, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai "
73.Tô Thanh Hồng, Việt Nam Tự Do, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai "
74.Mai Xuân Khánh, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
75.Trần Văn Thiêng , trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
76.Phan Quốc Dũng ,trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
77.Nguyễn Văn Hoa, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
78.Nguyễn Văn Chung, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
79.Nguyễn Sinh Nhặt, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
80.Bùi Rê, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
81. Nguyễn Hữu Cầu, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
82.Lê Thị Hằng (Đảng Thăng Tiến) án 18 tháng treo
83.Nguyễn văn Ngọc Đồng Nai, Tạm giam chưa xét xử
84.Hồ Thị Bích Khương, bị bắt tại Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ an
85.Hàng Tấn Phát, bị bắt ngày 20/10/2006 tại Nha Trang
86.Lê Trung Hiếu, Tạm giam chưa xét xử
87.Ngô Lướt Dân oan, phan thiết, tỉnh Bình Thuận , bị bắt ngày 3/8/2007
88- Ông Phùng Quang Quyền, 1 năm 6 tháng.
89- Anh Lương Văn Sinh, 2 năm tù, tạm giam chưa xét xử
90- Chị Nguyễn Thị Tuyết, 1 năm 6 tháng, tạm giam chưa xét xử
91- Dân oan Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Long An, tạm giam chưa xét xử
92- Thầy giáo Vũ Hùng, Hà Tây, tạm giam chưa xét xử
93- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng, tạm giam chưa xét xử
94- Chiến sĩ Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng, tạm giam chưa xét xử
95- Dân oan Nguyễn Kim Nhàn, Bắc Giang, tạm giam chưa xét xử
96- Sinh viên Ngô Quỳnh, Bắc Giang, tạm giam chưa xét xử
97- Nhà thơ Trần Đức Thạch, Nghệ An, tạm giam chưa xét xử
98- Dân oan Lê Thị Kim Thu, Đồng Nai, tạm giam chưa xét xử
99- Dân oan Nguyễn Văn Tính, Hải Phòng, tạm giam chưa xét xử

9.2. DANH SÁCH TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BỊ CSVN XỬ TỬ HÌNH

Họ tên Tội danh Ngày bị xử tử Nơi xử tử

1. Trương Ánh Loan LL Kháng chiến Phục Quốc 5/1975 Khánh Hội SG
2. Trần Dư nt 9/1975 Sài Gòn
3. Nguyễn văn Bảo Phản Động 7.1976 Gò Công
4. Nguyễn văn Huệ Phản Động 7/1976 nt
5. Trần thị Lan nt nt nt
6. LM Trần Học Hiệu* Kháng chiến Phục Quốc 11/1976 Biên Hòa
7. Nguyễn văn Hoàng Phục Quốc 1976 Sài Gòn
8. Nguyễn Hữu Nghị Nhà thờ Vinh Sơn 8/1977 Thủ Đức
9. Nguyễn Việt Hưng Kháng chiến Phục Quốc 8/1077 nt
10. Lâm Văn Hùng nt nt nt
11. Tạ Hồng Nhẫn Mặt trận Quốc Gia 1977 Tuy Hòa
12. Phạm văn Mẫn Chống phá Cáchmạng 1977 Pleiku
13. Nguyễn văn Trâm Mặt trận Quốc Gia 6/1978 Long Thành
14. Trần văn Xe MT Dân Quân Phục Quốc 10/1978 nt
15. Huỳnh Trung Thâm MT Quốc Gia VN 1978 Đà Nẵng
16. Trần Ngọc Văn nt 1978 nt
17. Trương văn Hai nt 1978 nt
18. Đào Hồng Phước Chống phá CM 1978 PleiKu
19. Tạ Chí Long Chống phá Cách mạng 1978 nt
20. Nguyễn văn Gấm MT Giải Phóng Quốc Gia 5/1978 Bến Tre
21. Nguyễn văn Chu MT Cứu nguy Dân tộc 1978 Lạc Lâm
22. Nguyễn văn Lạc nt nt Tuyên Đức
23. Hồ Thanh Tịnh Nhà dòng Đồng Kông nt Lâm đồng
24. Phạm Thái Học Lực lượng Phục Quốc nt nt
25. Nguyễn văn Dương Liên Bang Đông Dương 7/79 Gò Công
26. Nguyễn văn Vàng nt nt nt
27. Võ văn Nhị MT Quốc Gia 7/1979 Sài Gòn
28. Lê văn Tài MT Phục Quốc 2/1979 Rạch Gía
29. Nguyễn Ngọc Nhẫn MT Phục Quốc 2/1979 Bến Tre
30. Nguyễn văn Thiên nt nt nt
31. Nguyễn Thanh Từ nt nt Vĩnh Long
32. Khổng Trung Lộ MTGiải phóng Quốc gia 7/1979 Sài Gòn
33. Nguyễn văn Đầy MT Thống nhất Quốc gia 3/1979 Tây Ninh
34. Bùi Thế Xa Liên minh Đông Á 1979 Sài Gòn
35. Lê Hồng Sơn nt nt nt
36. Bùi Đình Luyện Mặt Trận Quốc gia VN nt Tuy Hòa
37. NguyễnĐức Năng nt nt nt
38. Nguyễn văn Năng nt nt nt
39. Nguyễn Hiền nt nt Đà Nẵng
40. Nguyễn Khanh nt nt nt
41. Nguyễn Sĩ nt nt nt
42. Nguyễn văn Chánh nt nt nt
43. Nguyễn văn Nhung nt nt nt
44. Phan văn Xuân nt nt nt
45. Nguyễn Ngọc Thanh Chống phá Cách mạng nt Pleiku
46. Nguyễn Tín BĐ nt nt nt
47. Nguyễn văn Tư BD nt nt nt
48. Phạm trường Yên BD nt nt nt
49. Phạm Xương (Bình Định) nt nt nt
50. Vũ văn Khanh Phục Quốc quân nt Đại Bình LĐ
51. Nguyễn văn Ba nt nt nt
52. Nguyễn văn Tề Trung đoàn Lê văn Duyệt 2/1980 Long An
53. Lê văn Bê Mặt Trận Quốc Gia 12/1980 Mỹ Tho
54. Nguyễn Thành Trai nt 2/1980 Long An
55. Nguyễn văn Lụa nt 4/1980 Long Xuyên
56. Mai Hắc Đế Lực lượng Hắc Long nt Mỹ Tho
57. Nguyễn Lạc Chống Cách mạng 1980 Pleiku
58. Nguyễn Nghiêm nt nt nt
59. Nguyễn Đình Thanh nt nt nt
60. Nguyễn văn Thanh nt nt nt
61. Tôn Thất Nhẫn nt nt nt
62. Trương An Hòa nt nt nt
63. Ha Đào Phục Quốc 1980 Đại Bình LĐ
64. Phạm văn Long nt nt nt
65. Huỳnh Ngọc Long nt nt nt
66. Nguyễn văn Nghiêm nt nt nt
67. Mai văn Qúi nt nt nt*
68. Đặng Lý Thông Đại úy sinh ngữ quân đội 11/1980 Xuân Phước

69. Nguyễn Duy Đức Trung úy BĐQ. nt nt
70. Nguyễn ngọc Vũ Trung úyTQLC. nt nt
71. Nguyễn Lưu Úy Trung úy KQ nt nt
72. Nguyễn Hồng Quân Bộ chiêu hồi. nt nt
73. Nguyễn văn Minh Trung úy TQLC nt nt
74. Hoàng Tùng Mặt trận Quốc gia Việt Nam 5/1981 Vũng Tàu
75. Nguyễn Ngọc Sáng nt 5/1981 Vũng Tàu
76. Nguyễn công Minh Mặt Trận Phục quốc VN 2/81 Hàm Tân
77. Lê Phú Quang Mặt trận Quốc gia Vìệt Nam 5/81 Tiền Giang
78. Nguyễn văn Thanh Liên minh Đông Á 1981 nt
79. Võ xuân Dương Chống phá Cách mạng nt SàiGòn
80. Nguyễn văn Viên MT Quốc Gia Giai phóng VN nt Biên Hòa
81. Hà Tùng Linh Liên Tôn (MTQGGPVN) nt Biên Hòa
82. Vũ Trọng Kim nt nt Bảo Lộc
83. Trần Thiện Thanh Phục Quốc nt Tuyên Đức
84. Nguyễn văn Thanh Liên Tôn nt Đức Trọng
85. Ngàn Huy Vũ Phục Quốc nt Tùng Nghĩa
86. Lê văn Quì nt nt Đại Bình
87. Cao Hoài Khương Cao Đài Khâm Châu 1982 Bến Tre
88. Nguyễn văn Bền Liên Tôn (MTQGGPVN) 4/1982 Bến Tre
89. Phan văn Tân Liên Bang Đông Dương nt SàiGòn
90. Võ Xuân Dương nt nt nt
91. Nguyễn văn Hổ nt nt nt
92. Hứa văn Đông LB Đông Dương 1982 Minh Hải
93. Dương Huỳnh Hoa Mặt Trận Phục Quốc 1982 Tiền Giang
94. Ma Tấn Tài Phục Quốc 1982 Mỹ Tho
95. Hoàng văn Ngai Mặt Trận Liên Tôn 1982 Mỹ Tho
96. Nguyễn văn Cuả MT Dân quân Phục Quốc 1983 Đồng Nai
97. Lê Quang Ba MT Thống Nhất Quốc Gia 1984 nt
98. Lê Quang Ba Liên minh Phục Quốc 1984 Đà Nẵng
99. Đinh Công Kính nt 1985 Bến Tre
100. Nguyễn văn Nhỏ MT Dân quân Phục Quốc 1985 Đồng Nai
1 01. Ơn văn Thành nt 1985 Đồng Nai
102. Phạm văn Vân nt 1985 nt
103. Lê văn Yên Mặt Trận Quốc Gia 1985 Bến Tre
104. Ngô văn Hoàng Liên Bang Đông Dương 1985 Sài Gòn
105. Kiều Đình Thanh Liên Minh Phục Quốc 1985 Đà Nẵng
106. Nguyễn văn Mười MT Thống Nhất Quốc Gia 1985 Bến Tre
107. Trần văn Hiếu nt nt nt
108. Phùng văn Tài Mặt Trận Việt Nam Tự Do nt Hàm Tân
109. Hồ Thái Bạch MT Thống Nhất Giải Phóng VN 1985 Thủ Đức
110. Lê Quốc Quân nt nt nt
111. Trần văn Bá nt 8/1/1985 nt
112. Trịnh Hoàn MT Nhân Dân Giải Phóng VN 1986 Sóc Trăng
113. LS Nguyễn văn Cảnh Nhân bản Tiến bộ 1987 Sài Gòn
114. Đoàn Vang Mặt Trận VN Phục Quốc nt Đồng Nai
115. Trần Cao Hùng Mặt trận Nhân Dân nt Đồng Nai
106. Trương văn Hòa Liên Minh Đông Á 1991 Tuy Hòa
107. Trương Xuân Hòa Âm mưu lật đổ Chính quyền 1991 nt
108. Lê Thiếu Mai MT Quốc Gia Giải Phóng nt Tuy Hòa
109. Bùi Thanh Long nt nt Sài Gòn
110. Nguyễn Viết Hùng Việt Hùng Phục Quốc nt Sài Gòn
111. Đặng văn Thân nt nt nt
112. Nguyễn Đình San nt nt nt
113. Nguyễn văn Bảy nt nt Sài Gòn
114. Nguyễn văn Trung nt nt nt
115. Phạm Công Hiên nt nt nt
116. Trần Ngọc Hiệu Linh mục Mặt Trận Phục Quốc Biên Hòa
117. Võ Phê. Mặt trận Cứu nguy Dân tộc 1979 Qui Nhơn
118. Thiệu khắc Phương nt nt nt
119. Nguyễn Tấn Phát nt nt nt
120. Phan văn Vinh nt nt nt
121. Nguyễn văn Linh nt nt nt
122. Nguyễn Tấn Phát nt 1979 Bình Định
123. Nguyễn Quốc Hùng nt nt nt
124. Lâm Anh Hải nt nt nt
125. Võ Văn Mưu nt nt nt
126. Nguyễn Văn Giang nt nt nt
127. Huỳnh Long Sơn nt nt nt
128. Nguyễn văn Có nt nt nt
129. Lê Văn Thuận nt nt nt
130. Nguyễn Thành Khuyên nt nt nt

9.3. Nhân Văn Giai Phẩm

Giai Phẩm Mùa Xuân là một bán nguyệt san xuất bản tại Hà nội ,phát hành hồi cuối tháng hai năm 1956; Tính theo thời gian, thì tuổi thọ của nguyệt san Giai Phẩm chưa đầy một năm. Tính từ số 1 ra ngày 15 tháng 9 năm 1956 và số sáu chưa in xong thì báo bị đóng cửa ngày 15 tháng chạp cùng năm Nói chính xác là chỉ có hơn 10 tháng, kể từ lúc xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân cho đến lúc báo Nhân Văn bị đóng cửa. Tính theo số ấn phẩm, thì chỉ có 10, gồm 5 Giai Phẩm và 5 số báo Nhân Văn.

Các Nạn Nhân còn sống

Nhà thơ Hoàng Cầm. Hanoi
Nhạc sĩ Văn Cao
Nhà thơ Hữu Loan

CaoTrangToiAcCS


Hành Trình Nhân Văn Giai Phẩm

Nhân Văn giai Phẩm là phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao , khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
Tháng 3/1955.Nổi lên phong trào tranh đấu chủ yếu đòi trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ Nhưng phải đến tháng 2 /1956 phong trào mới chính thức công khai, do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, đăng các tác phẩm của Trần Dần, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Tử Phác, Phùng Quán , Nguyễn Sáng , Tô Vũ …

Ngay sau đó Tờ Giai Phẩm mùa Xuân bị tịch thu.Trần Dần và Tử Phác bị bắt.Trần Dần cứa cổ tự vận nhưng không chết.

Ngày 29/08/1956 , tiếp đó là Giai Phẩm Mùa Thu (tập 1)

Ngày 15/09/1956, bản nguyệt San Nhân Văn số 1 do Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, chủ trương và Phan khôi là chủ nhiệm và Trần Duy là thư ký toà soạn

Ngày 30/09/1956 ra Nhân Văn số 2

Ngày 08/10/1956 tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân

Ngày 15/10/1956 ra Nhân Văn số 3, Cuối tháng 10/1956 Giai Ph ẩm Mùa Thu (tập 2) ra đời Đồng thời trong tháng này, ở Trường Đại Học, các giáo sư Trương Tửu, Trần ĐứcThảo và một số giáo sư huy động sinh viên cho ra tờ Đất Mới « số 1» với Phùng Quán, Bùi Quang Đoài. Đất Mới ra được một số thì đình bản.

Ngày 09/12/1956 , Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ quyền tự do báo chí

Ngày 15/12/1956 , Lệnh đóng của Nhân Văn số 6 đang in thì bị chận lại.

Từ 20 đến 28/02/1957 Đại Hội Văn nghệ lần thứ 2 họp tại Hà Nội với gần 500 đại biểu , Trường Chinh lên án "Đập Tan" phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

"Phong trào Nhân Văn Giai Phầm bùng phát mạnh mẽ, nhưng chỉ sau ba tháng đã bị dập tắt và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trở thành vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bởi tất cả những ai liên hệ sau đó đều chìm vào cơn ác mộng tù đày hoặc đoạ đày suốt mấy chục năm.

9.4. Vụ án cải cách ruộng đất và Tội ác vi phạm đến nhân loại

Một vài Hình ảnh Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp Tại Miền Bắc

CaoTrangToiAcCS

Chôn sống và cho trâu kéo cày qua cổ ngưòi, tuyệt tác của Hồ chí Minh

Giai đoạn đầu:

Cuộc Cải Cách Nông nghiệp tại miền Bắc được coi như bắt đầu kể từ Sắc luật Giảm tô số 78/SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 và chính sách thuế nông nghiệp của chính quyền kháng chiến nằm trong toàn bộ của chính sách thuế khoá gồm cả thuế Công-Thương nghiệp, sát sinh, Lâm-Thổ sản, xuất nhập cảng, v.v... ra đời từ ngày 1 tháng 7 năm 1951 do Sắc luật số 42/SL của Hồ Chí Minh.

Giai đoạn thứ hai.

Cuộc đấu tranh Cải Cách Ruộng Đất bắt đầu từ cuối năm 1955 đầu 1956 trong đợt phóng tay phát động quần chúng đấu tranh Cải Cách Ruộng đất lên đến mức độ tàn bạo nhất trong cuộc cải cách. Nhiều vị Linh mục Công giáo cũng bị bắt, bị tra khảo và bị giết, trong đó có Cha Thanh, đã từng là Linh mục giảng huấn tại Tiểu Chủng viện Ba Làng năm 1949-1950, một vị chân tu, hiền lành và đạo đức cũng bị sát hại một cách dã man trong tù..
Mục Tiêu Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp

Trong chế độ Cộng sản, thực chất của Cải Cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội cũ bằng cách phế bỏ quyền tư hữu của người dân đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và dụng cụ sản xuất của người dân.. Mục đích của cuộc phế bỏ quyền tư hữu đất đai là để chiếm đoạt quyền lực chính trị khỏi tay người dân, và tập trung quyền lực chính trị đó vào tay chế độ chuyên chính vô sản. Nhà nươc công sản muốn biến nhân dân vĩnh viễn thành những người nô lệ, thành thợ vô sản phục vụ cho chủ nhân ông Cộng sản. Những người thợ và trí thức vô sản đã bị mất hết quyền lực chính trị sẽ bị khống chế bởi :"Ông chủ Mới" là đảng CS qua hệ thống hộ khẩu và chế độ bình công chấm điểm.

Trong kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá 1, Hồ Chí Minh đọc báo cáo "Tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ” và đã ký 3 sắc lệnh ban hành Luật CCRĐ do Quốc hội thông qua.

1/ sắc lệnh quy định chính sách ruộng đất, trong đó có việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân;

2/ sắc lệnh quy định việc thành lập Toà án nhân dân ở những nơi phát động quần chúng;

3/ sắc lệnh quy định việc trừng trị những địa chủ ở những nơi phát động quần chúng tiến hành CCRĐ.

Phương cách thi hành

A. Lập Ủy Ban CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT:

Nguyên tắc hành động căn bản của các ủy ban CCRÐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch." Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

B. Lập TÒA ÁN NHÂN DÂN:

Vi phạm Hiệp định genève, vi phạm công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị và luật quốc tế Nhân quyền

Các phiên tòa , không có luật sư, vi phạm điều 10 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt, bị tội gì, không được biện minh ( vi phạm điều 6,7,8,9,11 của TNQTNQ),. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc tại chỗ, và số còn lại bị mang đi ….điều 2 và 3 của TNQTNQ),

Sắc lệnh năm 1953 cũng như sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRÐ. Kể cả các người đã tự tử , chết, đều bị đâu tố
Nhân chứng người trong cuộc.

Ông Nguyễn Minh Cần hiện nay đang sống ở Moscova (Nga) - từng là ủy viên thường vụ Thành Ủy Hà Nội, Phó chủ tịch Ủy Ban Hành Chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo thủ đô Hà Nội (1954-1962) và trực tiếp tham gia chiến dịch sửa sai cũng phân tích về những hậu quả của cụôc cải cách ruộng đất đã đánh giá Cải cách Ruộng Ðất là một chính sách mang nhiều tội lỗi đối với dân tộc Việt Nam, nhất là 4 tội sau đây:

Thứ nhất : Tàn sát thường dân vô tội,

Thứ hai, Phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc.

Thứ ba, Tội phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc

Thứ tư, Tội phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóq của dân tộc.

Tội tàn sát thường dân vô tội – tội ác chống nhân loại.

Theo Thống kê chính thức của nhà nước CSVN được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai ) 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản, cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam..

Hồ Chí Minh hạ lệnh giết và bỏ tù 5% dân số nông thôn miền Bắc Việt Nam; cho lệnh tiêu diệt vụ Ba-làng; cho giết hàng vạn đồng bào người Mèo ở Hà-giang (các huyện Mèo-vạc và Phó-bảng) và bao vụ như "cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, "chỉnh đốn tổ chức” v.v…

Thư của Hồ Chí Minh gởi Staline: Báo Cáo & Xin Chỉ Thị Cho Đề Án CCRĐ

Bức thư thứ 1 :


Tạm dịch (Thanh Nam) :
Số tài liệu 88
Đồng chí Stalin kính mến !

Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này (CCRĐ)
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh
(đã kí)
31/10/1952

Việc thiết lập hệ thống toà án nhân dân và lập các ủy ban cải cách ruộng đất là vi phạm:

1/ Tội ác chống nhân loại , crime contre l’Humanité , crime against Humanity
2/ Tội ác diệt chủng , crime de génocide , crime of genocide
3/ Vi phạm nghiêm trọng bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về những quyền Dân sự và Chính trị.

9.4. Tàn sát dân Huế 1968: 5800 thường dân bị giết hại và mất tích
Đêm ba mươi Tết, nhằm ngày Ba Mươi Tháng Một dương lịch 1968 ,đoàn quân cộng sản gồm có 12000 lính chính quy Bắc Việt (BV) tấn công và chiếm thành phố Huế trong 26 ngày. Trong thời gian này họ đã giết hại và bắt đưa đi tổng cổng 5800 thường dân Huế.

Các vùng chôn tập thể tìm được:

1. Nhóm mộ thứ nhất được tìm thấy ở trong sân trường ở Gia Hội ngay sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, ngày 26/02/1968. Tổng số xác chết của nạn nhân bị chôn ở trường học Gia Hội tìm thấy lên đến 170 người.

2. Hai mồ chôn được khám phá gồm 12 hố với 67 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.

3. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Stephen Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp, bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện Công Giáo. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09.02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.

4. tại Quận Tả Ngạn, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10.03.68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ.

5. Một hầm khác nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14.03.68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. 25 xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.

6 Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27.03.68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.

7. Ðịa điểm chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách ÐànNam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìm thấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên,nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ.

8. Mồ chôn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ Alterkoster, Discher và Horst Gunther Krainick, người Tây Đức, giảng dạy tại Đại Học Y Khoa Huế cũng bị VC giết và một bà vợ ,Tất cả 4 người đều bị dẫn về chùa Tăng Quang sau đó bị thảm sát và vùi chôn ở một cái hố tìm thấy ngày 02.04.68.

9. Ðịa điểm ở Ðông Gia, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01.04.68.có 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ.

10. Trong bảy tháng đầu của năm 1969 người ta còn tìm được trên 800 tử thi ở quận Phú Thứ (Gò Cát – Sand Dune). Những ngôi mộ lớn nhất tìm thấy đợt này nằm tại ba địa điểm Vĩnh Lưu, Lê Xã Đông và Xuân Lộ, nằm giấu trong những gò cát nhấp nhô với cỏ mọc cao gần bãi biển. Ngăn chia bởi những cồn muối, xa với làng xóm, những gò cát này là địa điểm lý tưởng để chôn dấu. Ở Gò Cát, tất cả các nạn nhân đều bị trói gô lại thành từng nhóm khoảng 10 đến 20 người, xếp hàng đứng trước các rãnh mới được đào bởi chính các nạn nhân, và bị xữ bắn bằng súng đại liên. Người ta tìm được vỏ đạn đại liên của Nga Sô trong những ngôi mộ này. LM Bữu Đồng và LM Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan được kiếm thấy trong những mồ chôn tại Gò Cát.

11. Khe Ðá Mài, nơi tìm thấy 428 nạn nhân. Ðịa điểm tìm ra ngày 19/9/1969. Ba VC hồi chánh viên đã báo cho toán quân báo của Tiểu Đoàn 101 Nhảy Dù rằng, họ đã chứng kiến cuộc thảm sát của vài trăm nạn nhân tại Đá Mài vào tháng Hai năm 1968, cách Huế khoảng mười dặm.

Nhân chứng

Trong cuốn "The Vietcong Massacre at Hue" (Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) Bác Sĩ Elje Vannema đã ghi lại câu chuyện các nạn nhân đã bị dẫn đi thảm sát trên đường từ chùa Từ Đàm đến Khe Đá Mài do một nhân chứng chạy thoát được kể lại.
Nhiều nạn nhân để lai những dấu hiệu của cái chết thảm khốc: hai tay trói chặt sau lưng, khăn nhét đầy vào cuống họng, nằm cong queo với không thương tích trên người. Đó là dấu hiệu họ đã bị chôn sống. 600 nạn nhân còn lại có những vết thương, nhưng nhà giảo nghiệm không thể nói được là họ đã bị xữ bắn hay bị chết vì lạc đạn.

Tội Ác Tàn sát Dân Huế nhân dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Miền Trung cũng giống như cuộc tàn sát tại Croatie và Bosnie (ex-Yougoslavie) của Slobodan Milosevic , hoặc tàn sát tại Rwanda.


Không phải Ðức Quốc Xã; Không phải Khờ Me Ðỏ; Mà là tội ác cộng sản Việt Nam tại Huế 1968


Trong Nước

1- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Hoà Thượng Thích Không Tánh, Đại diện)
2- Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Đại diện)
3- Liên-minh Dân-chủ và Nhân-quyền VN (Ky su Đỗ Nam Hải, Đại Diện)
4- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (Linh mục Chân Tín, Đại Diện)
5- Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Việt Nam (MS Nguyễn Công Chính, Chủ Tịch)

Hải Ngoại

a. Các Tổ chức chính trị

6- Đại Việt Cách Mạng Đảng (Ông Đỗ Việt, Đại diện)
7- Đại Việt Quốc Dân Đảng (Ông Phan Văn Song, Chủ tịch)
8- Đảng Thăng Tiến Việt Nam (Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Đại diện)
9- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Ông Nguyễn Quốc Nam, Chủ tịch)
10- Tổ chức Phục Hưng (Ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch)
11- Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch)

b. Tôn Giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Tổ chức chuyên biệt

12- Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy Hải Ngoại (Ông Nguyễn Tấn Đức, Đại diện)
13- Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà
14- Ban Việt Tộc (Ông Vũ Văn Việt, Đại diện)
15- Cơ Quan truyền thông tại Paris, Báo Bạn Đường (Ông Từ Ngọc Lê , Đại diện)
16- Cộng đồng người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp (Ông Phan Khắc Tường, Đại diện)
17- Cộng đồng Việt Nam Nam California (Ông Nguyễn Tấn Lạc, Chủ Tịch)
18- Cộng đồng Việt Nam tại Liège Vương Quốc Bỉ (Ông Lê Hữu Đào, đại diện )
19- Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do (Ông Trần Văn Sơn, Đại diện)
20- Đoàn Thanh Niên Võ Đạo Việt Nam Đức Quốc (Ông Trần Phước Thiện, Đại diện)
21- Hội Aí Hữu người Việt Tự Do vùng Val de Marne tại Pháp (Ông Nguyễn Giác, Đại diện)
22- Hôi Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam (Ông Phạm Trần Anh, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại)
23- Hội Dịch Học tại Pháp (Ông Nguyễn như Giác, Hội trưởng)
24- Hội Hải Quân Hàng Hải VNCH tại Pháp (Ông Đặng Vũ Lợi, Hội trưởng)
25- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE - Président de l'Association France-Vietnam d' Entraide (Ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng)
26- Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do tại CHLB Đức (Bà Phạm thị Bích Thủy, Hội trưởng)
27- Hội Thanh Niên Việt Nam Ty Nạn tại Pháp - Association des Jeunes Vietnamiens de France (Anh Nguyễn Ngọc Liêm, Hội trưởng)
28- Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris –Association des jeunes Vietnamiens de Paris (Anh Nguyễn trác Việt, Đại diện)
29- Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức (Ông Lưu Văn Nghiã, Chủ tịch)
30- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (GS Nguyễn Thanh Trang, Chủ tịch)
31- Radio VN Hải Ngoại Âu Châu (Ông Đinh Kim Tân, Đại diện)
32- Tập thể chiến sĩ tại Âu Châu (Ông Hoàng Cơ Lân, Đại diện)
33- Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức (ông Phạm Công Hoàng, Chủ tịch)
34- Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Việt Nam Tự Do ( Ông Nguyễn Tường Long , Đại diện )
35- Ủy Ban Điều Hợp Công tác Đấu Tranh của Người Việt tại CHLB Đức (Ông Nguyễn Thành Văn, Chủ tịch)
36- Văn Phòng Liên Lạc Quân Nhân / Quân Lực VNCH / Âu Châu (Ông Phạm Văn Đức , Đại diện )
37- Văn phòng Liên Lạc các Hội đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp (Ông Nguyễn Phúc Tửng, Tổng Thư ký)
38- Việt Hưng Hợp Đoàn (LS Lê Trọng Quát, Đại diện)
39- Võ Việt Art (Daniel Hoàng, Đại diện)

MỤC LỤC


1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1

2. LUẬT PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin 1

2.1. Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin theo Công Pháp Quốc Tế. 1

2.2. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin theo luật pháp CHXHCN Việt Nam 2

2.2.1. HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2

2.2.2. LUẬT BÁO CHÍ 4

2.2.3. LUẬT XUẤT BẢN 5

2.3. TÓM TẮT 5

2.4. 10 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ 5

3. VI PHẠM QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI, TỰ DO LIÊN KẾT, TỰ DO HỘI HỌP 9

3.1. QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI, TỰ DO LIÊN KẾT, TỰ DO HỘI HỌP theo Công Pháp Quốc Tế. s 9

3.2. Luật pháp Nhà nước CSVN 9

3.2.1. Hiến Pháp Nhà nước CSVN 9

3.2.2. Luật Công Đoàn 10

3.3. Những vi phạm của luật LẬP HỘI, HỘI HỌP của nhà nước CHXHCNVN 10

3.4 10 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM ĐIỂN HÌNH CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN 14

4. VI PHẠM TỰ DO BẦU CỬ, TỰ DO THAM GIA ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA 17

4.1. Quyền bầu cử, tự do tham gia điều hành quốc gia theo luật pháp CSVN 17
4.1.1. Luật Mặt Trận Tổ Quốc 17
4.1.2. Luật Bầu cử quốc hội. 18
4.1.3. Hiến pháp Nhà nước CSVN 19
4.2. Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Hiến phápCHXNCNVN. 19
4.3 Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Nhân quyền 19

5. VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CHXHCNVN 20
5.1. Luật Quốc tế 20
5.2 Luật của Nhà nước CHXHCNVN 21
5.3 Những vi phạm của luật tôn giáo của nhà nước CHXHCNVN 23
5.4 ĐÀN ÁP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 24
5.4.1 Sơ lược về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (EBUV) 24
5.4.2 10 TRƯỜNG HỢP vi phạm đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ('EBUV) 26
5.5 ĐÀN ÁP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 31
5.5.1 10 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.
31

5.6. ĐÀN ÁP CÁC HỘI THÁNH TIN LÀNH 40
5.6.1 Các Hội thánh Tin lành Mennonite 40
5.6.2 Hội Thánh Tin Lành Toàn Vẹn Việt Nam 45
5.7 ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO HÒA HẢO 47
5.8 ĐÀN ÁP ĐẠO CAO ĐÀI 50

6. ĐÀN ÁP DÂN TỘC THIỂU SỐ 52
6.1 Luật Quốc tế 52
6.2 Những vi phạm cụ thể đối với dân tộc thiểu số 53

7 CHẾ ĐỘ LAO TÙ DÃ MAN VÔ NHÂN ĐẠO 61
7.1 GIAM GIỮ VÔ THỜI HẠN 61
7.2 KHỦNG BỐ HÀNH HẠ TÙ NHÂN 61
7.3 ĐÁNH ĐẬP TÙ NHÂN CHO ĐẾN CHẾT 62
7.4 DANH SÁCH XỬ TỬ HÀNG TRĂM TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ 63

8. TỔNG KẾT 67

9. PHỤ ĐÍNH 68
9.1. DANH SÁCH TÙ CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO ĐANG BỊ GIAM GIỮ 68
9.2 Vụ Án Nhân văn Giai phẩm 74
9.3 Vụ án Cải cách Ruộng đất. 75
9.4 Vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 78
CÁC TÔN GIÁO VÀ TỔ CHỨC THAM GIA KHIẾU KIỆN 82



International Support Committee for Human Rights and Democracy Movement in Vietnam

Europe

c/o Dr. Nguyễn Quốc Nam
269 Avenue Daumesnil
75012 PARIS - France
Tél: 33 6 15 08 1999
or
Postfach 101722
60017 Frankfurt/M - Germany

Canada

c/o Avocat Lâm Chấn Thọ
500 Place d’Armes, Bureau 2100,
Montreal, Quebec, H2H2W2, Canada
Or
BP 203
75624 Paris cedex

France Australia

c/o Avocat Vo Minh Cuong
PO Box 462 Marrickville, NSW 2204
Australia

USA

c/o Pr Nguyen Tan Lac
11761 Samuel Drive, Garden Grove, CA
Tel and Fax: 714-539-1607


Xin giới thiệu

"Thủ Tục Khiếu Kiện 1503 " của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
, khá rõ ràng, không quá phức tạp, không phiền phức cho nạn nhan, vì một tổ chức không chính phủ, một nhân chứng (temoin-witness) có thể làm thủ tục này thay cho nạn nhân....nếu chính nạn nhân không muốn đứng ra làm đơn kiện....

Uy ban bạo vê nhân quyên của LHQ sẽ mở cuộc điều tra nếu có "một số " hồ sơ được đệ trình để xét về tình trạng nhân quyền tại VN

Như đã trình bày dưới đây, LHQ chú trọng đến những vi phạm nhân quyền có tính cách quy mô, tổ chức.Tuy vây một cá nhân là nạn nhân về vi phạm nhân quyền tai Vn có thể trình đơn lên LHQ nếu họ chứng minh được đây là trường hợp thông thường hay sẩy ra tai Vn (it' nhât' là có 6-7 ca trường hợp)

Đây là một lợi khi' cho tất cả những nan nhân bi vi phạm nhân quyền tai VN và cũng là một cuộc vận động lâu dài để chính quyền CSVN phải trả lời trước Tòa án quốc tế những vi pham nhân quyền trong hiện tại và quá khứ (hành động côn đồ, đàn áp hung bạo, khủng bô’, cướp đất , ruộng, thủ tiêu,tội ác Tết Mậu thân.,trong trại giam.....)

--------------------------------------------

Thủ Tục khiếu kiện 1503


(TTkk 1503)

TTKK 1503 được ap’ dụng lên cac’ quốc gia trên thế giới, dưới sự chỉ đạo của hai ủy ban trách nhiệm về nhân quyền của Liên Hiêp Quốc

Hai Ủy Ban này sẽ xét những hố sơ khiếu nại của ̀ những thường dân hay các tổ chức không chính phủ khi có chứng cớ chắc chắn, co’ cơ sở nằm trong khuôn mẫu nhất quán (motifs cohérents – consistent pattern) về xâm phạm nhân quyền.

Đã có nhiều thay đổi đáng kể của Thủ Tục Khiếu Kiện 1503 do Hội Đồng Nhân Quyên từ khi thủ tục này ra đời : thủ tục nhẹ nhàng hơn , Xét xử tương đối nhanh chóng

Xin tóm tắt: những điểm quan trọng

1. Cơ quan nhân quyền LHQ chủ yếu chú trọng đến tình trạng nhân quyền một quốc gia bị thưa kiện nhưng tự giới hạn, không xét xử trường hợp đặc biệt của một cá nhân. Tuy vậy, nếu trường hơp của cá nhân này xẩy ra thường xuyên ở trên một quốc gia nào đó, thì đơn khiếu kiện của cá nhân đó sẽ được xét xử (thường xuyên nghĩa là đã có 6-7 trường hợp tương tự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã xẩy ra)

Thi’ du cụ thể số 1:

10 người bị bắt bớ đánh đạp giam giữ không xét xử, ai có quyền làm Thủ Tục khiếu kiện 1503
a) cả mười người này co’ quyền làm một cách tổng hợp
b) một ông X trong đám 10 người này có quyền đệ đơn vói tất cả các tang chứng, tên tuổi, đia chỉ ngaỳ giờ, sự cố …những người bị bắt
c) Một nhân chứng qua đường , một người thân của 10 nạn nhân này, một tổ chức không chính phủ cũng có quyền đệ đơn TTKK 1503

Thi’ dụ số 2 :

Một cá nhân bi sách-nhiễu, tịch thu ruộng đất không thể làm TTKK 1503.Nhưng nếu cá nhân này co’ bằng chứng là đã có nhiều người ở trong tình trạng đó.(it’ nhất 6-7 ca), đơn TTKK 1503 sẽ được chấp nhận.

Tóm lại LHQ chú ý nhiều đến những xâm phạm nhân quyền có tích cách tổ chức, hệ thống và các loại hình thức xâm phậm nhân quyền (thí dụ :thủ tiêu,tù không sử , trói , cột ,hành hạ gọi lên" làm việc " liên tục, không giờ giấc…). Cá nhân không bi bỏ rơi, nếu cá nhân có thể chứng minh được là trường hợp của họ đã thường xuyên xẩy ra

Để tránh phiền phức, cá nhân có thể qua một tổ chức không chính phủ để làm TTKK 1503.

2. Cơ quan Nhân quyền LHQ có nhấn mạnh đến viêc các nạn nhân trước khi gửi TTKK 1503 lên LHQ, các nạn nhân phải sử dụng hết các biện pháp trong nước cho phép họ phản bác, khiếu kiện. Cụ thể là đã qua công an, cảnh sát, tòa án, thư từ lên các quan chức, báo chí…và không có kết quả trong một thời gian « vừa phải »…

Nhưng Luật quốc tế cũng công nhân rằng có trường hợp những biện pháp bảo vệ người dân trong nước hoặc không có, hoặc không hiệu quả, nạn nhân có thể trong điều kiện đó không cần phải qua nhưng thủ tục thông thường như đã nói trên, và có thể đệ đơn thẳng lên LHQ, nhưng phảỉ chứng minh được sự kiện này

3. Hoàn tất hồ sơ

Trướ́c tiên, phải cho tên tuổi , địa chỉ, không được vô danh. Ngôn ngữ lịch sự, không bất nhã, không mạ lỵ

Hồ sơ KK trực tiếp gửi đến Văn Phông Cao Ủy Nhân Quyền hay LHQ
Cần nhất nên ghi rõ KHIẾU KIỆN theo THỦ TỤC 1503.

Commission/Sub-Commission Team (1503 Procedủre )
Treatíes & Commíssion Branch
Office of̀ the High Commissionner for̉ Human Rights
United Nations Office at Geneva
1211 Geneva 10, Switzẻland
Fax + 41 22 9179011
E mail 1503@ohchr.org

Có thể gửi hồ sơ khiếu kiện qua bưu điện, fax, họac e-mail.

Cũng có thể qua:

Ls Lâm Chấn Thọ, Canada: lamchantho@excite.com
hay Pháp: tdbastille89@gmail.com

Một lần nữa , xin chú ý mọi khiếu nại nên mô tả những sự kiện càng nhiều chi tiết càng tốt. Cung cấp tên cùa các nạn nhân bị cáo buộc, ngày, địa điểm và các nhân chứng.

Cần cung cấp nhûng bằng chứng cụ thể, nếu chỉ dựa vào báo chí, đài,tin đồn thì không đủ. Tóm lại phải có cơ sở hợp ly’ chính xác đáng tin cậy để chứng tỏ có sự vi phạm nhân quyền.

Thủ tục chủ yếu kiểm tra các loại hành vi vi phạm nhân quyền trong một quốc gia hơn là tình trạng một cá nhân. Do đó môt người khiêú nai không nên chỉ đơn thuần tập trung vào trường hợp cá nhân của mình, mà phải chứng minh được tính cách tập thể, thông thường nghia là đã co' it’ nhất 6-7 người trong cùng hoàn cảnh (khuôn mẫu nhât' quan')
.
4. Vài bổ xung quan trọng:

4.1 - Khuôn mẫu nhất quán (cónsiśtent patter̉n, motifs cohérents)
Để biểu thị một khuôn mẫu nhất quán, các thông tin phải đưa ra một số đáng kể về các vụ vi phạm nhân quyền đối với các cá nhân khác nhau. Trong quá khứ, các Ủy Ban về Nhân Quyền đã quyết định rằng, con số 6 hoàc 7 trường hợp là đủ quy định tính cách khuôn mẫu nhất quán.

4.2 – Vi-pham nghiêm-trọng (Gross violations - violations flagrantes)
Được coi như vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người là tra tấn, thủ tiêu, xử tử không qua toà án, xử tù tùy tiện, xét xử sơ sài (ngay cả việc xử tù sau một phiên tòa bất công), bắt bớ tùy tiện thường xuyên, hoặc giam giữ lâu dài mà không được toà an xét xử, không bằng cớ, ̀quyền ra đi khỏi nước bị khước từ liên tiếp.....

Những xâm phạm bất kỳ một quyền nào của con người trên Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đều có thể được xét xử theo thủ tục TTKK 1503 này.

4.3 - Những đặc điểm chính và ích lợi của TTKK 1503

• TTKK 1503 cho phép LHQ xét đoán về tình trạng nhân quyền của một quốc gia..Khi có một số hồ sơ về khiếu kiện nhân quyền của một nước nào đó được đệ trình lên. LHQ có thể băng khoăn dến vấn đề nhân quyền nước đó và có thể quyết định thể lệ xét xử.

• khi có một số lớn tang chứng cho hay là có một nhóm người hay một cá nhân đơn độc (ở trong tình trạng đã có của 6-7 người khác) bị vi phạm nhân quyền và người khởi tố muốn dư luạn để ý đến tình trạng nhân quyền quốc gia này hơn là đến tình trạng một cá nhân riêng biệt. TTKK 1503 là phương thức tốt.

• Một lần nữa: Ủy ban nhân quyền LHQ với TTKK 1503 không xét sử tình cảnh riêng biệt của một ngừoi.

(http://www.frontlinedefenders.org/manual/en/exdrmam.htm#Exhaustion%20ofyo20domesti c%20remedies)
http://www.un1503petition.com/vP/french/frwhatIsTheUN1503.htm

Tài liệu về thủ tục Khiếu Kiện 1503 LHQ tiếng Pháp:
http://www.claiminghumanrights.org/hrc_complaints.html?&L=1
http://www.claiminghumanrights.org/scheme_1503.html?&L=1
http://www.unhchr.ch/french/html/menu2/8/1503_fr.htm
http://www2.ohchr.org/french/about/publications/docs/fs7_fr.htm
http://www.frontlinedefenders.org/manual/fr/udhr_m.htm
Tài liệu về thủ tục Khiếu Kiện 1503 LHQ Tiếng Anh
http://www.claiminghumanrights.org/hrc_complaints.html
http://www.claiminghumanrights.org/scheme_ohchr.html?&L=0
http://www2.ohchr.org/english/bodies/chr/complaints.htm
Tài liệu về thủ tục Khiếu Kiện 1503 LHQ Tiếng Đức
http://files.institut-fuer-menschenrechte.de/488/d13_v1_file_40a9e17a9565c_DIMR_2003_Individualbeschwerde.pdf
http://www.bpb.de/publikationen/440GS5,3,0,Der_UNMenschenrechtsrat:_Neue_Kraft_f%FCr_den_Menschenrechtsschutz.html
http://www.bmj.bund.de/enid/2733da41605e3cdd10313a0a51b0c5c2,c1b2c85f7472636964092d0935323933/Vereinte_Nationen/Beschwerdeverfahren_vor_dem_Menschenrechtsrat_1fw.html

TÓM LƯỢC



A. Chuyên chính cộng sản

Với điều 4 của Hiến pháp, ĐCSVN nắm toàn bộ trong tay dất nước VN. Đòi hỏi Đa nguyên chính trị là một tội nặng

Trong thực tế, Bộ chính trị gồm 15 người cai quản VN, thường là cụu bi’ thư dảng ( một mafia)

Công an là tay phải cua đcs. Phần lớn nhữ̃ng Bí thư đảng từ Công an ra.

Quốc hội :chỉ có bổn phận chấp thuận mọi quyết định của chính phủ. Dân biểu được dcs đề cử ra ứng cử.. Vai trò lập pháp của Quốc hội hoan toạn bi cướp đi.
Công lý được đặt dưới quyền của dcs. Phán quyết thường được quyết định trước khi tòa khai mạc

Ba quyền :lập pháp, tư pháp và hành pháp đếu ở trong tay ĐCSVN

B. Tự do căn bản bị hủy bỏ

Hiến pháp VN công nhận quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, đi lại ... ??.
Nhưng báo chí đều trong tay ĐCSVN. Không có một tờ báo tư. Trên hơn 5000 tờ báo, chỉ có một ban biên tập : ĐCSVN

Công ước của LHQ về quyền dân sự, chính trị được VN ký năm 1982 không được kính trọng. Vào thời buổi đó, chính quyền CSVN mong được vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, và được xóa tên trên bảng những nước độc tài.

C. Bộ máy đàn áp được đặt trên những luật man rợ cua Pháp lệnh 44 và diều 88,258 cua Luật Hình sự

Pháp luật 44 cho phép nhà cầm quyền giam giũ ở nhà tù,hay tại gia ,hay tại nhà thương điên không cần xét sử trong 2 năm.

Nước Ba lan trong ngày họp của Uy Ban Nhân Quyền ngày 08/05/2009 tai Geneve đòi Vn phải hủy bỏ PL 44

Giúp cho sự lợi dụng quyền lưc :

- điều 88 của Luật Hình sự : có tội những người tuyên tryuền chống nhà nước
- điều 258 :những ngừoi lợi dụng quyền tư do ngôn luận ( !!!)xâm phạm quyền lợi nhà nước..

Nhiều nhà báo, nhân sĩ ,đang ỏ tù vì hai điều trên

Trong khi chờ đợi chính thể man rợ này mất đi, chúng tôi đòi chính quyền CSVN phải hủy bỏ điều 4 của Hiến Pháp, bỏ Pháp lênh 44, và những khoản 88, 258 của Bộ Hình Sự ; phải củng cố xã hội dân sự

Chúng tôi giới thiệu THỦ TỤC KHIẾU KIỆN 1503 của Uy ban nhân quyền LHQ cho phép những nạn nhân của chính quyền cs có thể dệ đơn lên Uy Ban này

Thời gian dài và thể lệ có quy định, kết quả còn tùy thuộc, nhưng Thủ Tục này cho tất cả nhưng nạn nhân bị vi pham có phương tiện được bảo vệ qua các tổ chức không chính phủ và qua internet

Hơn nữa, những tổ chúc không chính phủ, sau khi nộp đơn giúp ca'c nạn nhân có thể phổ biến lên mạng những ca này và tìm phương thức cứu gíúp khần cấp nếu cần

Sự kiện này cũng để khuyến khích các nạn nhân dùng internet, điều mà ĐSCVN như tất cả các độc tài rất lo sợ.


Ls Lâm Chấn Thọ.

----------o0o-----------