Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với Ủy Ban Phục Hoạt Hiệp Định Paris 1973.

Trang Phục Hoạt Hiệp Định Paris

----------o0o-----------

HỘI THẢO VỀ

HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

San Jose (Ý  Dân ): Gần 100 đồng hương  dù  thời tiết mưa lạnh đã đến tham dự buổi Hội Thảo về Hiệp Định Paris 1973 do Ủy Ban Hiệp Định Paris 1973 tổ chức tại Khu Hội Cựu TNCT Bắc Cali. vào 12 giờ trưa ngày thứ bảy 22-12-2012 vừa qua. Trong thành phần cử tọa chúng tôi nhận thấy có Tiến sĩ Trần An Bài, cựu Ls Nguyễn Thành, cụ Phạm Văn Tường, các bác sĩ Phạm Đức Vượng, Đào Đức Chiệu, các ông Nguyễn Hữu Lục, Mai Khuyên, Nguyễn Tấn Thọ, Nguyễn Thiếu Nhẫn, Nguyễn Triều, Triệu Hà, Huỳnh Lương Thiện, Trần Minh, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn Ngạc, Triệu Phổ, Lê Minh Bền, Bảo Tố,Duy Văn, Hoàng Long,Trương Xuân Mẫn,Nghê Lữ,Trường Kỳ,Nguyễn Bảy,các bà Hòang Xuyên Anh, Christine Hồ, Hồ Ngọc Lan cùng các cựu quân nhân, đồng hương và giới truyền thông .

       Sau nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt và một phút mặc niệm, ông Bảo Tố nhân danh trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời cảm tạ sự hiện diện quí báu của mọi người.Nhạc sĩ Bảo Tố cho rằng việc đòi hỏi CSVN phải thi hành Hiệp Đình Paris 1973 bằng cách trả lại Miền Nam VN cho nhân dân miền Nam là một việc đội đá vá trời. Tuy nhiên, theo ông Tố thì việc căn nhà của cha ông chúng ta bị kẻ cướp lấy đi, thì với tư cách là con cháu, chúng ta có bổn phận phải đòi lại . Ông mong mõi qua buổi hội thảo, mọi người sẽ tìm ra phương cách hữu hiệu  để Hiệp Định Paris 1973 sớm được thi hành.

       Sau đấy, Ban Tổ Chức đã chi định Thư Ký Đòan gồm có các ông Nguyễn Hiệp và Lê Trương Khương. Tiếp đến cử tọa đã đề cử cụ Phạm Văn Tường, tiến sĩ Trần An Bài, bác sĩ Phạm Đức Vượng và nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn vào Chủ Tọa Đoàn.

       Thuyết trình đoàn gồm  hai ông Bảo Tố và Triệu Phổ. Ông Bảo Tố cho biết ông hy vọng quốc tế sẽ giúp chúng ta đưa Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 ra cứu xét.Ông Triệu Phổ cho biết Hiệp Định Paris 1973 gồm 9 chương và 23 điều. Ông Phổ cho rằng chúng ta cần đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải thi hành Hiệp Định đặc biệt là ở Chương IV, điều 9.Theo điều 9 thì quyền tự quyết của nhân dân miền Nam phải được tôn trọng. Nhân dân Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình qua cuộc tổng tuyển cử thật sự tự do. Theo ông Phổ thì khi  Cộng Sản Bắc Việt dùng võ lực xâm chiếm miền Nam VN là vi phạm Hiệp Định Paris . Ông Phổ cũng nhận định chính phủ VNCH chưa giải tán và quân nhân QLVNCH chưa giải ngủ.

       Trong phần thảo luận, cựu luật sư Nguyễn Thành cho rằng sau ngày 30-4-1975, tiếc là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không lập chính phủ lưu vong.Vào năm 1987, Gs Vũ Quốc Thúc đã đứng ra vận động cho việc tái lập Hiệp Định Paris. Gs Thúc đã tìm cách liên lạc với TT Thiệu, nhưng Mỹ đã đứng ra ngăn cản việc nầy. Theo ông Thành khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng dưới họng súng của Cộng Sản là việc không thể chấp nhận. Vì thế, theo công pháp quốc tế VNCH vẫn còn hiện hữu và Hiệp Định Paris năm 1973 vẫn còn hiệu lực.Ông Thành hy vọng chúng ta có thể đem việc nầy ra LHQ cứu xét.

       Ông Nguyễn Hồng Dũng cho biết ngọai trưởng Trần Văn Lắm đã tiết lộ với thân phụ của ông là khi ông Lắm ký vào Hiệp Định Paris là hoàn tòan bị bắt buộc.Theo ông Dũng thì theo điều 9 chương 4, quyền tự quyết của nhân dân miền Nam phải được tôn trọng và Hiệp Định Paris 1973 vẫn còn gía trị.

       Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn , tân chủ tịch Văn Bút Miền Tây Hoa Kỳ đề nghị nên thay thế danh xưng Ủy Ban thành Phong Trào Hiệp Định Paris để có thể mở rộng tầm họat động hơn.

       Bà Hoàng Xuyên Anh kêu gọi mọi người cần quyết tâm đưa CSVN ra tòa án quốc tế về những tội ác của họ. Bà cũng cũng đề nghị Ủy Ban cần vận động tài chánh để họat động .

       Ông Nguyễn Hữu Lục đề nghị cần phổ biến rộng rãi Hiệp Định Paris 1973 đến người dân trong và ngoài nước.

       Ông Trần Minh kêu gọi Ủy Ban Hiệp Định Paris cần mời thêm giới trí thức đặc biệt là giới luật gia vào làm việc.

       Ông Nghê Lữ cho rằng Hiệp Định Paris cần phổ biến đến người dân trong nước . Ông cũng kêu gọi Ủy Ban cần nhờ giới luật sư nghiên cứu thêm về Hiệp Định Paris 1973.

Tiến sĩ Trần An Bài cho rằng theo Hiến Pháp của VNCH  thì đại tướng Dương Văn Minh nhận vai trò tổng thống là vi hiến. Theo ông Bài khi tổng thống Nguyễn VănThiệu từ chức trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương, thì nếu ông Hương không nhận thì phải trao chức tổng thống cho chủ tịch Thượng Viện là nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền. Do đó, với tư cách bất hợp hiến của đại tướng Dương Văn Minh thì việc đầu hàng của ông Minh là không có giá trị pháp lý.  Ông Bài cũng nhận định CSVN đã vi phạm nặng nề Hiệp Định Paris . Theo ông Bài thì có đến 12 quốc gia đã ký vào Hiệp Định Paris . Theo ông việc Ủy Ban đưa  Hiệp Định Paris 1973 ra cứu xét là một sáng kiến táo bạo và có nhiều gian nan. Nhưng theo ông Bài, theo lịch sử đã chứng mình, một chế độ bạo tàn không thể tồn tại lâu dài, chế độ độc tài CSVN cũng không đi ra ngọai lệ nầy.

       Cuộc thảo luận đã được chấm dứt vào 2 giờ 30 chiều sau phần đóng góp ý kiến của một số cử tọa là các ông Phạm Đức Vượng, Phạm Văn Tường, Nguyễn Tấn Thọ, Đào Đức Chiệu, Nguyễn Ngạc v.v.

       Được biết Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 nhằm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được đại diện của 12 chính phủ  ký là: ngọai trưởng William P. Rogers đại diện cho Hoa Kỳ, ngọai trưởng Nguyễn Duy Trinh đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngọai trưởng Trần Văn Lắm đại diện cho VNCH, ngọai trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.cùng các đại diện của Pháp, Anh, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Liên Bang Sô Viết, Trung Cộng, Canada và Ba Lan.

       Qúi độc giả có thể liên lạc với các thành viên của Ủy Ban Hiệp Đinh Paris qua các số điện thọai: Bảo Tố :408-687-9126. Triệu Phổ : 408-295-4563.

    Quí độc giả xin xem Hiệp Định Paris 1973 với phụ bản đính kèm.

                                           

HIỆP ĐỊNH

VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH

LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆÂT NAM  27-1-1973

 

Các bên tham gia Hội Nghị Paris về Việt Nam .

 Nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới.

Đã thảo luận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây :

 

CHƯƠNG I

CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

ĐIỀU 1: Hoa Kỳ vá các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhẩt, toàn vẹn lãnh thổ của nước VN như Hiệp Định Geneve năm 1954 về VN đã công nhận.

 

CHƯƠNG II

CHẤM DỨT CHIẾN SỰ RÚT QUÂN

ĐIỀU 2: Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ(giờ GTM) ngày 27-1-1973.

Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước VN Dân Chủ Cộng Hòa bằng mọi lực lượng trên bộ , trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới , và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, cácc cảng và sông ngòi nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ , làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy tất cả những mìn ở vùng biển , các cảng vá sông ngòi ở miền Bắc VN ngay sau khi Hiệp Định nầy có hiệu lực.

Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều nầy là vững chắc và không thời hạn.

ĐIÊU 3: Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc.

Bắt đầu từ khi ngừng bắn:

a/ Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa sẽ ở nguyên vị trí cúa mình trong lúc chờ đợi thực hiện kết hoạch rút quân. Ban Liên Hiệp Quân Sự Bốn Bên nói trong điều 16 sẽ qui định những thể thức.

b/ Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam VN sẽ ở nguyên vị trí của mình.

Ban Liên Hiệp Quân Sự Hai Bên nói trong điều 17 sẽ qui định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.

c/ Các lực lượng chính qui thuộc mọi quân chủng va2 binh chủng vá các lực lượng không chính qui của các bên ở miền Nam VN phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau và triệt để tuân theo những qui định sau đây :

- Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển

- Ngăn cấm mọi hành động đối địch , khủng bố và trả thù của cả hai bên

ĐIỀU 4:  Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dính líu quân sư hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam VN.

ĐIỀU 5: Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi k1y hiệp định này sẽ hoàn thành việc rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam VN mọi quân đội , cố vấn quân sự và nhân viên quân sự kỹ thuật , nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định , vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3(a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.

ĐIỀU 6:Việc hủy bỏ tất cà các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3(a) sẽ hoàn thành trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký kết hiệp định nầy .

ĐIỀU 7:Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ ở điều 9(b) và điều 14 của Hiệp Định nầy , hai bên miền Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam VN quân đội , cố vấn quân sự và nhân viên quân sự , kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật , vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

Hai bên miền Nam VN được phép từng thời gian thay thế vũ khí , đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hểt từ sau khi ngừng bắn trên cơ sở một đổi một cùng đặc điểm và tính năng , có sự giám sát của Ban Liên Hiệp Quân Sư hai bên miền Nam VN và Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát và giám sát.

 

CHƯƠNG III

VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN DỰ BỊ BẮT , THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

ĐIỀU 8: a/ Việc trao trả những nhân viên quân sữ của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp Định nậy

b/ Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu , xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết ,nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.

c/ Về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN se4 do hai bên miền Nam Vn hỉai quyết trên cơ sở những nguyên tắc của điều 21(b) của Hiệp Định đình chỉ chiếm sự ở VN ngày 20-7-1954. Hai bên miền Nam VN sẽ làm việc đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc , nhẳm chấm dứt thù hằn, giãm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia định Hai bên miền Nam VN sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề nầy trong vòng 90 ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.

 

CHƯƠNG IV

VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM

ĐIỀU 9:Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN sau đây :

a/ Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cà các nước tôn trọng.

b/ Nhân dân miền Nam VN tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam VN thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

c/ Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam VN.

ĐIỀU 10:Hai bên miền Nam VN cam kết tôn trọng ngừngba81n và giữ vững hòa bình ở miền Nam VN, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

ĐIỀU 11:Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam VN sẽ:

- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xó bỏ thù hằn , cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia.

- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị , tự do tín ngưỡng, tư do đi lại, tư do cư trú , tư do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

ĐIỀU 12: a/ Ngay sau khi ngừng bắn,hai bên miền Nam VN sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội Đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc  nhậm chức, hai bên miền Nam VN sẽ hiệp thương về việc thành lập các hội đồng cấp dưới . Hai bên miền Nam VN sẽ ký Hiệp Định về các vấn đề nội bộ của miền Nam VN cáng sớm càng tốt  và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc nầy trong vòng 90 ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ .

b/ Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc có nhiệm vủ đôn đốc hai bên miền Nam VN thi hành Hiệp Định nầy, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bào đảm tư do dân chủ . Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong điều 9(b) và qui định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử nầy. Các cơ quan quyền lực và cuộc tổn tuyển cử đó sẽ bầu ra , sẽ do hai bên miền Nam VN thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc cũng sẽ qui định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam VN thỏa thuận .

ĐIỀU 13 : Vấn đề lực lượng vũ trang VN ở miền Nam VN sẽ do hai bên miền Nam VN giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc , bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến trạnh Trong số những vấn đề hai bên miền Nam VN thảo luận có các biện pháp giãm số quân của họ và phục viên số quân đã giạm Hai bên miền Nam VN sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt .

ĐIỀU 14 : Miền Nam VN sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình , độc lập. Miền Nam VN sẳn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị . Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau nầy cho miền Nam Vn sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyền cử ở miền Nam VN nói trong điều 9(b).

 

CHƯƠNG  V

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM

ĐIỀU 15 : Việc thống nhất nước VN sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cở sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam VN , không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài . Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam thỏa thuận.

Trong khi chờ đợi thống nhất :

a/ Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ như qui định trong đoạn 6 của Tuyên Bố cuối cùng của Hội Nghị Geneve năm 1954.

b/ Miền Bắc và miền Nam VN sẽ tôn trọng khu phi quân dự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.

c/ Miền Bắc và miền Nam Vn sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt . Trong các vấn đề sẽ được thương lượng ,có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời .

d/ Miền Bắc và miền Nam VN sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự , quân đội , cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình , như Hiệp Định Gene ve năm 1954 về VN qui định .

CHƯƠNG VI

CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ, ỦY BAN QUỐC TẾ   KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT ,

HỘI  NGHỊ QUỐC TẾ.

ĐIỀU 16 : a/ Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy :

- Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN

- Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều nầy

- Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN

- Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam VN quân đội của Hoa Kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a)         

- Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a).

- Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt

- Điều 8(b) về việc các bên giúp đỡ lẫn nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu.

 b/ Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí . Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát.

c/ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp Định nầy và chấm dứt hoạt động trong thời hạn 60 ngày , sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) và việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành.

d/Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc , phương pháp hoạt động và chi phí của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên.

ĐIỀU 17 : a/ Hai bên miền Nam VN sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam VN trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy :

- Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN , sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình .

Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam VN

- Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình.

- Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam VN và tất cả những điều khoản khác của điều nầy.

- Điều 8( c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN.

- Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam VN và phục viên số quân đã giảm.

b/ Những vấn đề bất đồng này được ký kết , Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên sẽ thỏa thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìn hòa bình ở miền Nam VN.

ĐIỀU 18 : a/ Sau khi ký kết Hiệp Định nầy , thành lập ngay Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát.

b/ Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế nói ở Điều 19 có những sắp xếp dứt khoát , Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát việc thi hành những điều khoàn sau đây của Hiệp Định này :

- Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN

- Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều nầy

- Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN

- Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam VN quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3 (a)

- Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a)

- Điều 8(a) về việt trao trả những nhân viên quân dự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt.

Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát lập những tổ kiểm soát để làm những nhiệm vụ của mình. Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó . Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.

c/ Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế có những sắp xếp dứt khoát , Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam VN những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy:

- Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN , sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình

- Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam

- Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN , sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình

- Điều 7 vể việc không được đưa quân đội vào miền Nam VN và tất cả các điều khoản khác của điều nầy.

- Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sữ VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN

- Điều 9(b) về tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam VN

- Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam VN và phục viên số quân đã giảm

Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam VN sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam VN sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó ,

d/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Canada, Hung Ga Ri, Nam Dươn. Các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế sẽ luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do Ủy Ban Quốc Tế qui định .

e/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam VN.

f/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát làm việ theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí .

g/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngừng bắn có hiệu lực ở Việt Nam . Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong Điều 18(b)

Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy Ban đối với các điều khoản đó đã hoàn thành. Đối với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam VN nói ở điều 18(c) , Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam VN nói ở điều 9(b)

h/ Bốn bên thỏa thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát. Mối quan hệ giữa Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế sẽ do Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế thỏa thuận.

ĐIỀU 19 :Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội Nghị quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ khi ký Hiệp Định nầy ghi nhận các Hiệp Định đã ký kết , bảo đảm chấm dứt chiến tranh , giữ vững hòa bình ở VN, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Vn và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN , góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.

Hoa Kỳ và VN Dân Chủ Cộng Hòa thay mặt các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN, sẽ đề nghị các bên sau đây tham gia Hội Nghị Quốc Tế nầy : Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Pháp, Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết , Liên Hiệp Vương Quốc Anh, bốn nước ở trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, cùng với các bên tham gia Hội Nghị Paris về Việt Nam

 

CHƯƠNG VII

ĐỐI VỚI CAMPUCHIA VÀ LÀO

ĐIỀU 20 :a/ Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN phải triệt để tôn trọng Hiệp Định Geneve năm 1954 về Campuchia và Hiệp Định Geneve năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Campuchia và nhân dân Lào : độc lập, chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Campuchia và Lào.

Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN cam kết không dùng lãnh thổ của Campuchia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác .

b/ Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Campuchia và Lào , rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự,vũ khí , đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

c/ Công việc nội bộ của Campuchia và Lào phải do nhân dân mỗi nước nầy giải quyết , không có sự can thiệp của nước ngoài .

d/ Những vấn đề liên quan giữa các nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

 

CHƯƠNG VIII

QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

ĐIỀU 21 :Hoa Kỳ mong rằng Hiệp Định nầy sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như với tất cà các dân tộc ở Đông Dương. Theo chánh sách truyền thống của mình , Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn Đông Dương

ĐIỀU 22 :Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN và việc thực hiện triểt để Hiệp Định nầy sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , trên cơ sở tôn trọng độc lập, chù quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.Đồng thời những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.

 

CHƯƠNG  IX

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC

ĐIỀU 23: Hiệp định nầy sẽ có hiệu lực khi đại diện toàn quyền của các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN ký. Tất cà các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp Định nầy và các Nghị Định Thư của Hiệp Định

Làm tạo Paris, ngày 27-1-1973 bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nạm Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.

 

Thay mặt Chính Phủ Hoa Kỳ                                     

William P. Roger. Bộ Trưởng Ngoại Giao                             

Thay mặt Chính Phủ VNCH

Trần Văn Lắm,Tổng Trưởng Ngoại Giao

HL2011
Chủ Toạ Đoàn

HL2011
Thuyết Trình Đoàn

HL2011
TS Trần An Bài

HL2011
LS Nguyễn Văn Thành

HL2011
Bảo Tố

HL2011
Quang cảnh buổi hội thảo

 

----------o0o-----------