Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa

--------o0o--------

Thông tư của Thủ Tướng Chính Phủ Pháp Định Việt Nam Cộng Hòa

VNCH

Kính gửi đồng bào trong nước và ở hải ngoại,

Kính gửi quý chiến hữu và thân hữu,

 

Cuộc tranh đấu của đồng bào trong nước đang tiến đến một khúc quanh quyết định tiếp theo các vụ thanh trừng nội bộ quyết liệt đang tiếp diễn trong lãnh đạo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam XHCN giữa lúc Trung Cộng tiến chiếm công khai lãnh hải và xâm nhập lãnh thổ quê hương chúng ta.

 

Chính Phủ Pháp Định VNCH tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực góp sức cùng đồng bào trong nước đứng lên cùng các thành phần QĐND và Công An thức tỉnh trước nguy cơ mất nước, thực hiện cuộc cách mạng chấm dứt chế độ cộng sản, dân chủ hóa quốc gia, huy động toàn thể đồng bào chống  ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, tái thiết xứ sở.

Qua kinh nghiệm các cuộc cách mạng lật đổ các chế độ Cộng sản Nga Sô, Đông Âu, các chế độ độc tài đảng trị ở Trung Âu ,Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ trong vòng ba thập niên nay tất cả đều thành công do dân chúng trong nước đứng lên tranh đấu. Quân đội của các nước này đều ý thức được chính nghĩa của đồng bào họ và trách nhiệm nặng nề, nếu sát hại đồng bào chắc chắn sẽ bị đền tội trước quốc dân và thế giới nên đều đứng về phía quần chúng.

 

Trong thế giới liên- lập, toàn- cầu- hóa ngày nay của thế kỷ 21, một chế độ tái diễn một vụ tàn sát như vụ Thiên An Môn năm 1989 sẽ chắc chắn bị cộng đồng thế giới nghiêm khắc lên án như một loại tội đồ gạt ra khỏi xã hội (paria, pariah) và bị cô lập về mọi mặt, ngoại giao, thương mại, kinh tế v.v….nên không thể tồn tại được. Và sau đấy, chính nó sẽ bị dân chúng trả thù, quân đội thức tỉnh, và thế giới hỗ trợ đào thải và trừng trị những kẻ sát nhân ấy.

 

Không kể xiết hàng  ngàn tên đồng phạm và tòng phạm bị các tòa án xử tử hình hoặc khổ sai , ở Đức, ở Nhật bản sau khi chiến tranh kết thúc, các tên cầm đầu các chế độ bạo tàn ấy đã phải trả nợ máu, đan cử một số :

- Staline, Chủ tịch Cộng đảng Nga Sô Viết ,chết đã gần 40 năm, còn bị quật mồ .

- Hitler, lãnh tụ Đức quốc xã, tự sát để khỏi bị cực hình , xử tử, năm 1945.

- Mussolini, lãnh tụ Phát Xít Ý bị dân chúng treo cổ, phanh thây, năm 1945.                                        

- ceausescu, lãnh tụ Cộng sản Roumania, bị xử tử cùng vợ, 1989 vì đàn áp cuộc nổi dậy.

- Các tên lãnh tụ CS khác ở Đông Âu chỉ bị cầm tù vì không kháng cự các cuộc nổi dậy.

- Saddam Hussein, lãnh tụ Irak, bị xử tử hình năm 2006.

- Kadhafi, lãnh tụ Lybia và con trai bị dân chúng giết trên đường chạy trốn năm 2011.

Không bạo tàn nhưng độc tài, chuyên chế :

- Moubarak, Ai Cập, bị án tù khổ sai chung thân năm 2011.

- Ben Ali, tổng thống Tunisia, đào thoát sang Ả Rập năm 2011  vừa mới từ trần.

 

Dù chủ lực của các cuộc cách mạng bạo động hay bất bạo động là dân chúng trong nước nhưng Việt Nam chúng ta có một lợi thế quan trọng là một số điều khoản trong Định Ước  ngày 2 tháng 3 của Hiệp Định Paris 27 tháng 1, 1973 mà Chính Phủ Pháp Định VNCH đã và đang nỗ lực vận động Hoa Kỳ và một số các nước ký kết THI HÀNH chứ không phải cứu xét lại, nhất là Đạo luật Hoa Kỳ số 93-559-DEC.30,2014 ngày 30 tháng 12, 1974 đã minh thị phải THI HÀNH TOÀN DIỆN như trình bày dưới đây.

 

 Vì vậy, Chính Phủ PĐVNCH chủ trương tích cực hoạt động trên HAI MẶT GIÁP CÔNG:

-Tranh đấu trong nước, như nhắc lại ở trên.

-Vận động HK và các nước dân chủ, LHQ,  THI HÀNH HĐ Paris 1973 chiếu theo :

1-Nguyên tắc căn bản của Luật pháp quốc tế phổ quát (Universal International law) : Hiệp ước quốc tế đa quốc gia phải được thi hành.

2-Công Ước Vienna 23/5/1969 Hiệp ước quốc tế phải được thi hành: Điều 26 và 53 cưỡng bách thi hành trọn vẹn (pacta sunt servanda & jus cogens).

3-Đạo luật Hoa Kỳ  Public Law 93-559 ngày 30/12/1974 điều 4: Tái họp Hội Nghị Paris để tìm cách thi hành toàn vẹn các điều khoản của HĐ Paris về phía các phe Việt Nam (“ to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of all  Vietnamese parties to the conflict….).

4-Định Ước ngày 2 tháng 3, 1973 của HĐ Paris ngày 27 tháng 1, 1973 qui định  ở điều IV: “ Các phe ký kết Định ước này công nhận long trọng và tôn trọng triệt để các quyền quốc gia căn bản của dân tộc Việt Nam, như nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cùng với quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam …”                                                            

điều V: “ Vì quyền lợi lâu dài của hòa bình ở Việt Nam, các phe ký kết  Định Ước này kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng triệt để các quyền quốc gia căn bản của dân tộc Việt Nam như nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam,  và tôn trọng triệt để Định Ước và các phiên bản bằng sự tự chế các hành động không phù hợp với các điều khoản của định ước.”.

điều VII (b) :” Hội nghị Paris sẽ được tái triệu tập do thỉnh cầu chung của Chính phủ Hoa kỳ và Chính phủ VN Dân chủ Cộng Hòa thay mặt các phe ký kết Hiệp Định hoặc do thỉnh cầu của sáu hay nhiều hơn , các phe ký kết Định Ước”.

Phải đặc biệt lưu ý và cẩn thận tối đa về khoản (b) này vì:

  • - Không kể việc Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Hà Nội cùng thỉnh cầu chung vi không thể có việc này, còn hai việc rất đáng lo ngại, phải cảnh giác đề phòng:

1/ Hội Nghị Paris tái triệu tập nhưng không nói đến mục đích của Hội nghị tái triệu tập và khi đã không nói rõ mục đích thì Hội Nghị có thể bàn cãi lại nội dung của Định Ước chứ không nhất thiết tái họp để thi hành “các cam kết công nhận long trọng và tôn trọng triệt để các quyền quốc gia căn bản của dân tộc Việt Nam như độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thỗ Việt nam, quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam VN …” như đã qui định rõ trong Định Ước.

Kinh nghiệm từ các hội nghị thương thuyết giữa các quốc gia cho biết một cái chấm câu, một cái phẩy cũng có thể tạo nên một cuộc bàn cãi sôi nổi, nói gì đến mục đích của một cuộc họp quốc tế mà không định rõ !

2/ Trong 6 chính phủ tái họp một hội nghị không định rõ mục đích, có chắc gì họ đều đồng lòng buộc Việt Cọng thi hành Định Ước như chúng ta mong muốn. Cần phải nghĩ đến một thực tế chính trị  là có thể một hay vài chính phủ trong số 6 chính phủ hiện diện gây trở ngại hay thuyết phục các chính phủ khác không quyết định như chúng ta muốn. Phải nhớ rằng các chính phủ này đã có quan hệ ngoại giao và làm ăn với VC lâu nay. Không nên lạc quan và chủ quan mà phải trù liệu những phương thức khả thi nhất có lợi cho chúng ta. Kinh nghiệm vụ Điện Biên Phủ 1954: Anh quốc khuyên Hoa kỳ không giúp quân đội Pháp dội bom giải vây ĐBP. ĐBP đầu hàng. CS thắng trận Chiến tranh Đông Dương đưa đến Hội nghị Genève. Kinh nghiệm Hiệp Định Genève 1954: Nước ta phải bị chia hai vì các “đồng minh” Pháp, Anh, Mỹ không giúp chúng ta.

Kinh nghiệm 1975 còn chua xót hơn trăm lần !      

                                                          

            Kết luận:Vì vậy, phải vận động THI HÀNH các cam kết trong Định Ước ngày 2/3/1973 dựa trên Công pháp quốc tế phổ quát, Công Ước Vienna , Đạo Luật Hoa kỳ ngày 30.12.1974.

 

Trên thực tế chính trị, chỉ có Hoa Kỳ quyết định thi hành Định Ước  như trình bày thì CSVN và Trung Cộng  mới chịu thi hành vì áp lực mạnh của Hoa Kỳ. Các nước khác, riêng họ, dù muốn áp lực, cũng không đủ trọng  lượng cần thiết để CSVN nhượng bộ. Vì vậy, dù chúng ta vận động các quốc gia dân chủ và LHQ thi hành Định Ước nhưng nếu Hoa Kỳ không đáp ứng thì khó thể có kết quả như ý được.

 

Bởi nhận định thực tế này và qua kinh nghiệm của tất cả các cuộc cách mạng lật đổ các chế độ Cộng sản Nga Sô, Đông Âu, các chế độ độc tài đảng trị ở Trung Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ trong vòng ba thập niên nay đều thành công do dân chúng trong nước đứng lên tranh đấu, Chính Phủ PĐVNCH chủ trương tích cực hoạt động trên HAI MẶT GIÁP CÔNG như đã trình bày ở trên. Đồng thời, Lộ trình dân chủ hóa của Chính Phủ PĐVNCH gửi bộ Chính Trị đảng CSVN ngày 20 tháng 8, 2019 nhằm mục đích rút ngắn con đường tranh đấu, tiết kiệm được những hao tốn của một cuộc cách mạng và bảo đảm được sự đại đoàn kết dân tộc sau khi đất nước được dân chủ tự do, đặng cứu nguy tổ quốc và hưng phục quốc gia.

 

Từ chối lộ trình dân chủ hóa, đảng CSVN phải đảm nhận trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc

 

Hải ngoại, ngày 7 tháng 10,2019

 

Thủ Tướng Chính Phủ


VNCH

LS Lê Trọng Quát
Nguyên Quốc Vụ Khanh
Hội Thẩm Viện Bảo Hiến VNCH

LS Lê Trọng Quát

----------o0o-----------