Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

“Một góc nhìn khác”: Sự chọn lựa đầy can đảm

Blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất bị bắt kéo theo hàng loạt dư luận cho rằng ông là nạn nhân của sự tranh chấp phe phái trong đảng, bên cạnh ngôn ngữ trong trang blog của ông đã làm nhiều cán bộ cao cấp giận dữ và căm tức.
Tranh chấp giữa các phe nhóm?
Trong không khí nóng bức của lạm phát, nợ xấu và điều hành tài chánh có vấn đề, Việt Nam một lần nữa đang phải đối đầu với sự khó khăn nhất kể từ năm 1991 tới nay.
Giới quan sát bên ngoài có lẽ rất ngạc nhiên khi theo dõi diễn biến chính trị lúc gần đây. Các hội nghị trung ương diễn ra và người ta chỉ chờ đợi kết quả ai là người còn ở lại và ai sẽ ra đi.
Tranh chấp nội bộ không còn là chuyện hiếm thấy kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng trong nhiệm kỳ thứ hai và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không thể cầm lòng khi tuyên bố không có đồng chí nào bị kỷ luật.

Ông ấy bị bắt vì làm cái cuộc gọi là bỏ phiếu trên mạng trong cuộc họp quốc hội này xem ai là người có tín nhiệm. Ai cao ai thấp và ai là người hòan toàn bị mất tín nhiệm trước nhân dân.- TS Hà Sĩ Phu

Đảng Cộng sản Việt Nam vốn có truyền thống che giấu mọi tranh chấp từ địa phương tới trung ương nhưng trong thời đại internet ngày nay mọi nỗ lực nhằm lấp lổ hỗng tin tức tuồn ra từ nội bộ không thành công như thời gian internet chưa ra đời.
Internet sản sinh ra các trang blog và tại không gian mạng này người viết có thể mang tư tuởng của mình tới người đọc nhanh và trọn vẹn, không bị cắt xén như khi viết cho một tờ báo.
“Một góc nhìn khác”
Có lẽ từ lý do này, trang “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất xuất hiện và từ đó đến nay trang blog này đã gây sóng gió trong cộng đồng và những bài viết của Trương Duy Nhất làm cho người đọc đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Là một nhà báo có quan hệ mật thiết với các nhân vật cao cấp từ Chủ tịch nước tới Tổng bí thư, tuyên bố bỏ viết báo để viết blog của Trương Duy Nhất đã làm không ít người đặt câu hỏi cho quyết định khá táo bạo này.
Báo chí trong và ngoài nước đưa tin về vụ blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt giam.
Tiến sĩ Hả Sĩ Phu người theo dõi trang blog “Một góc nhìn khác” từ nhiều năm qua nhận xét:
“Từ lâu chúng tôi đã biết Trương Duy Nhất là một ông nhà báo có liên hệ chặt chẽ với các hoạt động chính trị trong nước. Ông được tháp tùng với những phái đoàn cao cấp để ra hải ngoại.
Trước hết đấy phải là người có liên quan chặt chẽ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.
Đặc điểm thứ hai đặt vấn đề có phải ông ấy là người của một nhóm nào đấy hay không? Gần đây thì anh em cũng thấy một điều lạ là vai trò của ông Trương Duy Nhất lúc thì ủng hộ nhóm này nhưng có lúc lại ủng hộ nhóm khác.
Tuy nhiên chúng tôi không cho đấy là thay đổi có tính lá mặt lá trái mà đấy là sự vận động. Vận động về tư duy, tư tuởng tiến bộ thành ra chúng tôi lại có cảm tình với một blogger gắn chặt hoạt động chính trị trong nước như vậy.”
Từ lúc bắt đầu viết blog, Trương Duy Nhất đã quyết liệt trong ngôn ngữ và tỏ ra không sợ đụng chạm với bất cứ ai, dù là Thủ tướng hay Chủ tịch nước nói chi đến Bộ trưởng hay Phó thủ tướng.
Đối với ông không có vùng cấm trên trang blog của mình.
Tuy nhiên khi ông tổ chức bỏ phiếu trên mạng xem ai là người được tín nhiệm ai là người bị nhân dân bất tín nhiệm, đã như một bát nước quá đầy, sự chịu đựng của các nhân vật liên quan hết giới hạn và lệnh bắt ông tung ra trước kỳ họp chính thức của Quốc hội có lẽ là câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kết quả không thể chịu đựng nỗi của cuộc bỏ phiếu qua trang blog này.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng bị bắt vì nghi ngờ cộng tác với các trang blog chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ kinh nghiệm của ông trước việc Trương Duy Nhất bị bắt:
“Bức xúc lớn là yếu tố chủ yếu của Trương Duy Nhất. Gần như toàn bộ các bài Trương Duy Nhất đều đề cập những bức xúc nội tâm và thể hiện những vấn đề mâu thuẫn xã hội. Đề cập tới một số khía cạnh của xã hội và đề nghị phải thay đổi.
Có điều là Trương Duy Nhất đề cập khá nhiều về khía cạnh nhân sự, khía cạnh con người mà cái đó chính là cái theo một số người đã làm kẹt cho Trương Duy Nhất.
Trương Duy Nhất đề cập khá nhiều đến các lãnh đạo cấp cao và đặc biệt trong cuộc bỏ phíêu cùng Quốc hội mà Trương Duy Nhất tổ chức trên blog của mình đã đề cập gần như hầu hết chỉ trừ Tổng Bí thư ra.
Chính từ chỗ đó, mặc dù những bức xúc của Trương Duy Nhất đều phải hiểu là thành thực, thành tâm.”
Gần như cùng nhận xét với nhà báo Phạm Chí Dũng, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng lý do Trương Duy Nhất bị bắt phát suất từ thiện ý của ông và nhà nuớc cũng như Quốc hội cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tỉnh táo hơn:
“Ông ấy bị bắt vì làm cái cuộc gọi là bỏ phiếu trên mạng trong cuộc họp quốc hội này xem ai là người có tín nhiệm. Ai cao ai thấp và ai là người hòan toàn bị mất tín nhiệm trước nhân dân.
Tôi nghĩ nều nhà cầm quyền có ý thức thì phải biết cảm ơn. Bời vì các ông ấy bỏ phiếu với nhau trong quốc hội, hay thống nhất với nhau trong trung ương thì đấy chỉ là nhóm nhỏ và vấn đề quan trọng uy tín đối với dân như thế nào.
Trong khi các ông đóng cửa để làm cái việc đó thì Trương Duy Nhất đã mởi cửa để lấy ý kiến đó trong nhân dân thì chúng tôi tán thành đìêu đó vô cùng.
Đảng và Quốc hội nếu có một động cơ trong sáng thì pohải bêít ơn ông Trương Duy Nhất đã thăm dò ý kiến hộ cho các lãnh đạo.”
Lạm dụng luật pháp?
Để cho có vẻ danh chính ngôn thuận, lệnh bắt Trương Duy Nhất ghi rằng ông đã vi phạm điều 258 của bộ luật hình sự, lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét việc này như sau:
“Ở Việt Nam thì điều luật nào cũng có thể bị lạm dụng hết, không chỉ là điều 258 mà chủ yếu là điều 88. Chẳng qua điều 258 nó nhẹ hơn điều 88 một chút.

Ở Việt Nam thì điều luật nào cũng có thể bị lạm dụng hết, không chỉ là điều 258.- Nhà báo Phạm Chí Dũng

Nó xem xét tới một vài khía cạnh không phải đến mức có tính chất chống phá, chẳng qua là lạm dụng, lợi dụng thành thử về mặt luật thì nó nhẹ hơn và nếu muốn phát triển nó lên, thậm chí hình sự hóa hay chính trị hóa nó thì vẫn hoàn toàn được.”
Nhà báo và cũng là một blogger Nguyễn Tường Thuy nhận xét về bản án của Trương Duy Nhất khi bị kết vào đìêu 258 ông cho rằng mặc dù khác nhau cách viết cũng như tiếp cận vấn đề, ông vẫn kính trọng chủ trang blog “Một góc nhìn khác”:
“Điều 258 áp dụng với anh Trương Duy Nhất hay là điều 79 hoặc 88 thì thực ra đây là những điều rất vu vơ mơ hồ họ có thể bảo là phạm cũng được mà không phạm cũng được.
Tôi nghĩ rằng họ vì một quyền lợi hay mục tiêu, mục đích nào đấy thì họ bắt thôi, chính vì thế chúng tôi không biết thế nào để mà né tránh.
Nếu muốn né tránh cũng không thể đựơc bời vì giống như nhiều người dân bình thường đang làm ăn yên ổn nhưng khi bị mất đất, bức xúc lên cãi nhau nói to tiếng thì lại phải vào tù, đấy là chuyện hết sức bất an.
Đối với anh Trương Duy Nhất tôi rất quý trọng anh ấy. Thực ra mà nói thì tôi khác anh Nhất rất nhiều nhưng anh ấy có nhiều nét khiến tôi quý trọng.”
Blogger Trương Duy Nhất dù đang mất tự do nhưng rất nhiều người cho rằng anh sẽ không bị giam giữ lâu hơn một blogger bình thường nếu bị cáo buộc cùng một tội danh.
Có người còn khẳng định việc anh trở ra khỏi nhà giam trong một thời gian ngắn không phải là điều gì khó hiểu lắm nhất là trong lúc này khi vẫn còn những lá bài bí ẩn của các phe nhóm đang mặc cả với nhau về các vấn đề sống còn, trước khi nền kinh tế vào hồi chung cuộc.

Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất
Theo blog Đồng Phụng Việt
Vụ khởi tố blogger Trương Duy Nhất và bắt giữ blogger này không làm nhiều người ngạc nhiên. Nó chỉ khiến người ta vừa phẫn nộ, vừa ngao ngán.
Đã có khá nhiều người phân tích, bình luận về việc tại sao Công an lại bắt Trương Duy Nhất và bắt vào thời điểm này (?). Riêng mình vì không đủ thông tin nên không dám lạm bàn.
Sáng nay, vào Ba Sàm – một trong những chỗ đang tiếp tục giới thiệu những thông tin, ý kiến xoay quanh vụ Trương Duy Nhất – thì thấy bài “Bỏ phiếu cùng quốc hội – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị túm?” của blogger Người Lót Gạch (1).
Đọc xong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất, mình nghĩ blogger Người Lót Gạch phán đoán đúng.
1.
Quốc hội đã xác định sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng một nghị quyết.
Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là công việc được tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Ở kỳ họp Quốc hội lần này (kỳ họp thứ 5 – đã khai mạc hôm 20 tháng 5), các đại biểu Quốc hội khóa 13 sẽ thực hiện việc “lấy phiếu tín nhiệm”.
2.
Đó cũng là lý do blogger Trương Duy Nhất viết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”.
Trong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, Trương Duy Nhất đề nghị mọi người cùng Quốc hội, thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” qua “thùng phiếu điện tử” trên website “Một góc nhìn khác”, mục tiêu là nhằm “so sánh sự tín nhiệm trong Quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng”.
Tuy nhiên, do đối tượng thuộc diện cần “lấy phiếu tín nhiệm” quá đông, “không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong lá phiếu”, Trương Duy Nhất quyết định chỉ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong độc giả “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
Cũng theo Trương Duy Nhất, dẫu Quốc hội chỉ “lấy phiếu tín nhiệm” ở ba mức độ: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp” nhưng “để công bằng”, Trương Duy Nhất tạo thêm “Không tín nhiệm” cho độc giả lựa chọn.
Dưới đây là kết quả cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” do Trương Duy Nhất tổ chức trên “Một góc nhìn khác” (bảng do mình lập dựa trên kết quả do Trương Duy Nhất công bố).

Chức danh/ Tên Tổng số phiếu bầu Tín nhiệm cao (Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm thấp(Tỷ lệ/Số người bầu) Không tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu)
1 Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang 958 13% (121 Votes) 34% (327 Votes) 30% (291 Votes) 23% (219 Votes)
2 Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan 817 1%(8 Votes) 8%(69 Votes) 24% (194 Votes) 67% (546 Votes)
3 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 777 1%(10 Votes) 8%(66 Votes) 31% (237 Votes) 60% (464 Votes)
4 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 687 8%(57 Votes) 39% (266 Votes) 32% (220 Votes) 21% (144 Votes)
5 Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 629 1%(3 Votes) 7%(45 Votes) 34% (215 Votes) 58% (366 Votes)
6 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu 532 2%(9 Votes) 22% (118 Votes) 40%, (212 Votes) 36% (193 Votes)
7 Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn 497 3%(11 Votes) 22% (109 Votes) 43% (216 Votes) 32% (161 Votes)
8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 820 4%(33 Votes) 3%(25 Votes) 17% (136 Votes) 76% (626 Votes)
9 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 625 2%(11 Votes) 8%(50 Votes) 29% (182 Votes) 61% (382 Votes)
10 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 627 3%(18 Votes) 20% (126 Votes) 39% (243 Votes) 38% (240 Votes)
11 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 594 1%(8 Votes) 9%(52 Votes) 25% (149 Votes) 65% (385 Votes)
12 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 583 1%(8 Votes) 18% (104 Votes) 40% (233 Votes) 41%, (238 Votes)
Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%).
Nếu cứ theo đúng tinh thần của nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua…
nếu các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng vai trò đại diện cho dân, tìm hiểu dân nguyện, bỏ phiếu theo dân ý…
nếu “thùng phiếu điện tử” của “Một góc nhìn khác” được xem là một nguồn tham khảo đáng tin cậy về dân nguyện, dân ý,…
thì… sau vòng “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội sẽ phải tổ chức để đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay lập tức cho các “thí sinh”: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh.
Chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới.
Không biết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất và kết quả thu thập được từ “Thùng phiếu điện tử” do blogger này công bố có tác động gì tới chính trường hay không (?) nhưng mới đây, Quốc hội loan báo sẽ không cho báo giới tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới. Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này (2).
3.
Cho tới giờ, mọi người được biết, blogger Trương Duy Nhất bị khởi tố và bị bắt khẩn cấp về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự).
Theo qui định tại khoản 1 Điều 81 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có quyền bắt khẩn cấp khi: a/ Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. b/ Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. c/ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Trường hợp của blogger Trương Duy Nhất không rơi vào điểm b và điểm c của khoản 1, Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Chỉ còn lại điểm a: “có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Tuy nhiên theo Khoản 3, Điều 8 của Bộ Luật Hình sự thì “tội phạm rất nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Còn “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong khi mức hình phạt cao nhất đối với những người vi phạm Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) chỉ có bảy năm tù.
Nói cách khác, bắt Trương Duy Nhất theo hình thức “bắt khẩn cấp” là kiểu hành xử “khẩn cấp” tới mức… quên hẳn các quy định pháp luật về tố tụng hình sự!
4.
Nhiều blogger khẳng định, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất bị đóng ngay vào thời điểm blogger này bị bắt. Nếu đúng thì đó là điều mà trước nay chưa có tiền lệ (bắt blogger phải đóng blog của họ trước khi dẫn giải vào trại tạm giam).
Mình xem nhiều bài Trương Duy Nhất viết, chẳng thấy bài nào “xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức”.
Riêng bài “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” thì thời điểm thực hiện và chuyện công bố kết quả khảo sát hình như có “xâm phạm lợi ích” của mươi “công dân”: chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh.
Sở dĩ mình dùng chữ “hình như” vì hình như những thông tin loại này có thể tác động đến đại biểu Quốc hội, đến kết quả “lấy phiếu tín nhiệm”. Không như thế thì Quốc hội đâu có cấm báo giới tham dự và tường thuật những “buổi báo cáo”, “phiên thảo luận” về nội dung này. Blog “Một góc nhìn khác” đâu có bị đóng ngay, khiến thiên hạ mất cơ hội phân tích Trương Duy Nhất đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” như thế nào.
Không biết có ai trong số mười anh chị này xác nhận họ là “bị hại” và yêu cầu Công an khởi tố vụ án nên Công an khởi tố Trương Duy Nhất “theo yêu cầu của bị hại” không nhỉ?
Chú thích:
(1) “Bỏ phiếu cùng quốc hội” – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị “túm”?
(2) Quốc hội và yêu cầu công khai, minh bạch

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

----------o0o-----------