Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

Bóng ma Al Qaida vẫn đe dọa nước Mỹ


Vụ đánh bom ngay điểm đích cuộc đua marathon tại Boston hôm 15/4/2013 .
REUTERS/MetroWest Daily News/Ken McGagh/Handout

Vụ khủng bố ngày 15/4 tại Boston và an ninh của nước Mỹ tiếp tục thu hút quan tâm đặt biệt của báo chí Pháp. Các tạp chí tuần này cũng dành nhiều bài viết cho chủ đề trên. Courrier International đăng trên trang nhất bức ảnh gương mặt đầy ưu tư của tổng thống Obama kèm theo dòng tựa : « Nước Mỹ mong manh » với nhận định: Sau vụ khủng bố Boston, Hoa Kỳ lo ngại về sự mong mang của mình trước các hành động khủng bố.

Nếu so với thảm họa 11/9/2001 với gần 3000 người chết, thì vụ khủng bố Boston hôm 15/4 có hậu quả thấp hơn nhiều, với 3 người thiệt mạng. Thế nhưng, cả hai vụ việc này có một điểm giống nhau và đáng được quan tâm như nhau bởi cả hai đều cho thấy điểm yếu trong an ninh của nước Mỹ, đều cho thấy rằng « Nước Mỹ luôn dễ bị tổn thương», như tựa đề trong bài mà Courrier International trích dẫn của tờ báo mạng Newsweek tại New York.

Theo Newsweek, vụ khủng bố Boston càng làm sáng tỏ nhận định của nhiều chuyên gia, đó là : Mối nguy hiểm chính mà nước Mỹ đang đối mặt không phải là một vụ tấn công theo kiểu 11/9 với việc phá hủy hai tòa tháp đôi tại New York gây thiệt mạng hàng ngàn người, mà sẽ là những vụ khủng bố có qui mô nhỏ kiểu Boston nhưng liên tiếp nhau, và có thể có tác giả là người nước ngoài hoặc thậm chí là người mang quốc tịch Hoa K ỳ. Như trường hợp của hai nghi phạm tại Boston, cả hai anh em đều đến Mỹ khi mới lên 8 và 16 tuổi, trưởng thành trong nền văn hóa Mỹ, người em đã được nhập quốc tịch Mỹ.

Đi sâu vào loại khủng bố nhỏ lẻ vừa nêu, Newsweek nhận định, nó thường được tiếng hành bằng các loại bom tự chế bởi những cá nhân riêng lẻ. Thế nhưng, điều đáng chú ý là những cá nhân này thuộc các chi nhánh Al Qaida, hoặc chỉ là những người ủng hộ lập trường của Al Qaida và xem nước Mỹ là « nguồn gốc của mọi sự xấu xa ».

Tờ báo cho biết, loại bom được sử dụng ở Boston được những kẻ thủ ác tự chế theo cách rất đơn giản mà ai làm cũng được là nhồi thuốc nổ cùng với đinh và bi sắt vào nồi áp suất. Các nhà điều tra khẳng định, chi tiết này cho thấy kẻ thủ ác đã học theo cách thức khủng bố từ những chiến binh Al Qaida ở Afghanistan, Pakistan, Irak và Ấn Độ, cũng thường sử dụng loại bom tự chế này.

Bàn về cách thức chế bom, tờ báo New York nhắc lại, chi nhánh Al Qaida tại Yemen đã từng tận dụng Internet để phát hành một tạp chí mạng mang tên Inspire cung cấp cách thức khủng bố bằng tiếng Anh với mục đích là quảng bá đến mọi cá nhân quan tâm có thể học cách chế bom và tổ chức khủng bố, dù rằng cá nhân đó có thiện cảm với Al Qaida hay không. Năm 2011, chủ bút của tạp chí này đã bị tiêu diệt, nhưng các bài viết của tạp chí vẫn tồn tại trên mạng. Một trong những bài đáng chú ý nhất Inspire hướng dẫn cách tự chế tạo bom tại nhà, và cách thức này hoàn toàn tương thích với các loại bom tự chế được sử dụng ở Boston.

Newsweek nhấn mạnh, kiểu khủng bố nhỏ lẻ nói trên đến từ bên ngoài đã khó chống đỡ, trong khi nó lại luôn có thể được tạo ra bởi những người sống lâu năm trên đất Mỹ thì công tác phòng chống lại càng khó khăn, như trường hợp đã được đề cập bên trên của hai kẻ tình nghi tại Boston.

Kẻ khủng bố tại Boston « tự đào tạo » trên mạng

Có cùng quan điểm với Newsweek, tuần san Le Nouvel Observateur đăng bài : « Hướng điều tra Kavkaz ».
Tờ báo cho biết, theo cơ quan điều tra liên bang Mỹ-FBI, hai nghi phạm tại Boston là Djokhar Tsarnaev và Tamerlan Tsarnaev có nguồn gốc từ vùng Caucase tại Chechnya. Bởi vậy, có nghi ngờ cho rằng, hai anh em này là thành viên của lực lượng nổi dậy theo Hồi Giáo cực đoan tại Chechnya. Thế nhưng, lãnh đạo lực lượng này đã lên tiếng bác bỏ sự liên quan đến vụ việc, và khẳng định mục tiêu của lực lượng là Nga chứ không phải Mỹ.

Le Nouvel Observateur cho biết, hai anh em nhà Tsarnaev không sinh tại Kavkaz, mà là ở Kirghizistan, một nước vùng Trung Á, nơi mà hồi năm 1944 nhà độc tài Staline đã cho đày những người Chechnya. Gia đình nhà Tsarnaev ở nước này và trở về Chechnya vào năm 1999. Nhưng rồi sau đó diễn ra cuộc chiến giữa Nga và Chechnya, gia đình Tsarnaev chạy loạn đến nước láng giềng Daguestan và sống ở đó 2 năm. Sau đó gia đình này xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ và đến Mỹ vào năm 2003, khi ấy nghi phạm tại Boston chỉ mới 16 và 8 tuổi. Cách đây 1 năm, người em đã được nhập quốc tịch Mỹ, còn người anh bị từ chối do dính líu đến vụ bạo lực với người yêu, và do bị FBI nghi ngại người này là kẻ khủng bố tiềm năng, theo cảnh báo của tình báo Nga.

Nhà chức trách Mỹ nghi rằng hai anh em nhà Tsarnaev có thể đã bắt đầu gia nhập lực lượng nổi dậy ở Chechnya trong chuyến về thăm quê hương dài đến 6 tháng hồi năm 2012 của họ. Thế nhưng, giả thuyết này không khả dĩ, bởi lực lượng nổi dậy nói trên bị đàn áp nghiêm ngặt nên hoạt động rất bí mật, với những nguyên tắc gắt gao. Vì thế, một người lạ lẫm như Tamerlan Tsarnaev khó có thể liên lạc với họ.

Từ đó, các nhà chức trách Mỹ cho rằng, có thể người anh Tamerlan tự đào tạo tư tưởng Hồi Giáo cực đoan ngay trên đất Mỹ thông qua Internet. Bằng chứng là từ năm 2011, người này đã tải lên youtube nhiều đoạn video về các cuộc thánh chiến. Cũng có thể là người này qua Internet đã gia nhập một tổ chức khủng bố nào đó rồi lôi kéo em trai mình vào con đường khủng bố. Tất cả chưa thể khẳng định rõ ràng, mà phải chờ kết quả điều tra, nhất là chờ vào sự thành khẩn trong lời khai của người em Djokhar đang nằm viện.

Hai thử thách cho tổng thống Obama

Vụ khủng bố Boston đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị tại Mỹ trong hai hồ sơ nhập cư và an ninh. Đó là nhận định chung của Le Nouvel Observateur, phụ trang cuối tuần báo Le Monde và tạp chí Financial Times tại Luân Đôn được Courrier International trích dẫn.

Chính sách mở rộng nhập cư của tổng thống Obama gặp khó khăn khi những người phản đối dựa vào nguồn gốc Kavkaz của hai nghi phạm để phản bác. Trong khi đó, phe ủng hộ thì cho rằng, lập luận phản bác như trên là không đúng bởi hai kẻ tình nghi đã sống và lớn lên trên đất Mỹ, trong đó một người đã mang quốc tịch Mỹ. Các tờ báo cho biết, về hồ sơ an ninh, chính phủ Obama đã đệ trình lưỡng viện dự luật siết chặt kiểm soát vũ khí cá nhân. Thế nhưng, chỉ hai ngày sau vụ khủng bố Boston , thượng viện Mỹ lại bác dự luật của chính phủ Obama.

Malaysia: Thế hệ trẻ đấu tranh chống tham nhũng và độc tài

Liên quan đến Châu Á, Courrier International trích dẫn tờ The Nation tại Bangkok với nhận định : Tại Malaysia đang nổi lên một thế hệ trẻ thạo Internet đấu tranh chống tham nhũng và chống độc tài. Từ hơn 40 năm nay, liên minh chính trị BN cầm quyền tại Malaysia đã sử dụng chiêu bài xung đột sắc tộc để kiếm phiếu. Số là vào những năm 1970, để hạn chế việc người Mã Lai gốc Hoa thống trị trong nền kinh tế, BN đã bắt đầu chính sách phân biệt chủng tộc có lợi cho cộng đồng người Mã Lai. Thêm vào đó, BN luôn hô hào rằng, nếu không có họ thì sự cân bằng giữa các tộc người Mã Lai, Hoa và Ấn Độ sẽ đổ vỡ.

Thế nhưng, tờ báo Bangkok cho rằng, chính sách này hiện không còn phù hợp, chiêu bài dùng nguy cơ xung đột tôn giáo để lấy lòng dân không còn hiệu quả, bởi hiện tại đất nước Malaysia đã hoàn toàn khác, đã khá giả hơn, thu nhập bình quân đã tăng lên, tầng lớp trung lưu đã lớn mạnh lên.Từ đó, tờ báo này cho rằng, BN cần thay đổi quan điểm và tiến hành cải tổ để chấm dứt tình trạng chảy máu chất xám, bởi đã có không ít người Mã Lai gốc Hoa hay Ấn bỏ đi nước khác vì bị đối xử bất công.

Sự không còn hợp lòng dân này được biểu hiện trong cuộc bầu cử năm 2008. Khi ấy BN không chiếm đa số tuyệt đối phiếu ủng hộ, và đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi BN cầm quyền. Rồi đến cuộc bầu cử ngày 5/5 tới đây, The Nation cho rằng, người dân Malaysia đã trưởng thành hơn nữa, đặc biệt là cử tri trẻ ngày càng đông . Phe liên minh đối lập Pakatan Rakkyat hiện được đa phần tuổi trẻ ủng hộ.

Cũng bàn về thế hệ trẻ tại Malaysia, Courrier International cung cấp một góc nhìn từ Indonesia khi dẫn lại bài của tuần san Tempo tại Jakarta . Bài viết thông tin về một thế hệ tuổi trẻ đang nổi lên tại Malaysia, thế hệ rất sành Internet và lấy Internet làm công cụ đấu tranh chống tham nhũng và độc tài.

Hollywood khổ vì kiểm duyệt Trung Quốc

Nhìn sang Trung Quốc, phụ trang cuối tuần báo Le Monde quan tâm đến chính sách kiểm duyệt của nước này.

Tờ báo cho biết, trưa 11/4 vừa qua, các rạp phim tại Trung Quốc đồng loạt nhận được lệnh từ nhà cầm quyền ngưng chiếu bộ phim giải cứu nô lệ của Hoa K ỳ Django Unchained của đạo diễn Quentin Tarantino. Lệnh yêu cầu ngừng chiếu và phải chỉnh sửa nội dung, nhưng không chỉ ra nguyên nhân tại sao, bởi thế, có nhiều bàn luận về nguyên nhân đình chiếu.

Le Monde cho rằng, ở Trung Quốc, trước khi trình chiếu tại rạp, các phim phải qua kiểm duyệt gắt gao trên ba vấn đề: tính bạo lực có quá đáng hay không, có quá sexy hay không, và đặc biệt có đề cập đến những chủ đề nhạy cảm đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay không. Và một trong những đồn đoán về sự cấm ngăn nói trên, Le Monde cho biết, có đồn đoán cho rằng, vấn đề giải phóng nô lệ đề cập trong phim hiện đang nhạy cảm ở Trung Quốc.

Một sự chọn lựa chẳng đặng đừng cho các nhà làm phim Hollywood nếu muốn thâm nhập thị trường to lớn Trung Quốc, đó là là phải chỉnh sửa nội dung đúng theo yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc. Tờ báo cho biết, mỗi ngày ở Trung Quốc bình quân có 10 rạp phim mới được mở cửa. Thị trường này năm rồi đã mang đến cho các nhà điện ảnh 2,7 tỷ đô la.
Ấn Độ: Người dân lại xuống đường phản đối hiếp dâm

Nhìn sang đất nước láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ, Le Monde dành mục ảnh trong tuần đăng ảnh cuộc biểu tình hôm 22/4 vừa qua của người Ấn Độ tại New Delhi. Trên bức ảnh là những người phụ nữ tỏ ra rất phẫn nộ giơ cao băng rôn với những dòng chữ bằng tiếng Anh đại ý là: “Đã quá đủ rồi. Hãy cách chức cảnh sát trưởng”. Tờ báo cho biết, cuộc biểu tình này diễn ra sau khi một bé gái 5 tuổi tại New Delhi đã bị bắt cóc và hãm hiếp. Những người biểu tình lên án sự thất trách của cảnh sát.

Châu Âu sẽ không còn được mệnh danh là “Châu lục giàu”

Nhìn sang Châu Âu, Courrier International dành một hồ sơ với dòng tựa báo động: “Châu Âu không còn nữa”.

Courrier International dẫn lại báo chí Bulgari nhận định: Giấc mơ một châu Âu tự do và đoàn kết đã qua rồi bởi khủng hoảng kinh tế, sự xuống tinh thần đoàn kết EU, sự bất lực trong điều hành của nhà cầm quyền. Tờ báo cũng dẫn ra một số liệu cho thấy sự bi quan về tương lai của Châu Âu như sau: Có đến 60% người Châu Âu cho rằng thế hệ con cháu họ sẽ có cuộc sống không bằng họ bây giờ.

Nhìn từ nước Ý, Courrier International trích dẫn báo chí nước này cho rằng: giấc mơ Châu Âu đã tiêu tan bởi bóng ma chủ nghĩa mị dân đang hoành hành, bởi sự xuống dốc của các quyền dân chủ, bởi chủ nghĩa nghi kị EU, bởi sự bất lực của các nhà điều hành. Courrier International cũng dẫn lại bài của báo chí Croatia cho biết, tháng 7 tới nước này sẽ chính thức là thành viên của EU, thế nhưng người dân Croatia tỏ ra ít quan tâm đến việc này.

Pháp: Phe hữu thắng thế

Các tạp chí Pháp tuần này dành ưu tiên cho nước Pháp. Le Nouvel Observateur đăng bài “Khi đường phố thúc đẩy cánh hữu”. Hai tờ báo đều nhận định rằng, chính phủ Hollande của Đảng Xã Hội (thuộc cảnh tả) đã tỏ ra không hiệu quả trong điều hành kinh tế và xã hội, để thất nghiệp không ngừng tăng, để xã hội Pháp bị xao động bởi hồ sơ hôn nhân đồng tính. Trong bối cảnh đó, người dân liên tục xuống đường biểu tình, cánh hữu vì thế cũng dần lấy lại uy thế sau thất bại trong các cuộc bầu cử năm rồi.

Le Nouvel Observateur nhắc lại, năm rồi Đảng UMP (cánh hữu) thất bại liên tiếp trong bầu cử tổng thống và lập pháp, rồi cách đây mấy tháng lại gặp cơn bão tranh giành chức chủ tịch đảng giữa ông Copé và ông Fillon. Th ế nhưng, do biểu hiện bất lực trong điều hành của cặp đôi Hollande-Ayrault của Đảng Xã Hội, bức tranh chính trị có vẽ đang thay đổi. Trước nguy cơ xuất hiện những người thiên hữu cực đoan, lãnh đạo hiện tại của UMP là ông Copé cho rằng, chỉ có đảng UMP của ông mới có thể điều hành đất nước hiệu quả. Ông cũng cho rằng, cánh tả đang tỏ ra thiếu năng lực điều hành, nên ông tuyên bố “sẳn sàng giúp đỡ”.

Bài viết cũng đề cập đến sự lớn mạnh của một bộ phận tuổi trẻ cực đoan phản đối đồng tính. Họ phản đối bằng nhiều cách từ chính thức là biểu tình có đăng ký, hay tập hợp bất chợt trước trụ sở cơ quan nhà nước, hoặc là tấn công dã man những cặp đồng tính ở các trạm tàu điện ngầm. Tất cả khiến tình hình nước Pháp lắm bề rối rắm.

Bàn thêm về phe cực hữu, L’Express cho biết, nước Pháp lâm cảnh thất nghiệp leo thang, tinh thần người dân sa sút, xung đột xã hội về hôn nhân đồng tính gay gắt. Tất cả đã tạo thuận lợi cho lãnh đạo đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN) là bà Marine Le Pen tiến lên một cách không ồn ào nhờ vào những quan điểm gia đình bảo thủ và chủ nghĩa quốc gia cực đoan của bà.

Hôn nhân đồng tính tại Pháp: Nhìn từ các nước láng giềng

Cũng bàn về nước Pháp, Courrier International giới thiệu những góc nhìn từ bên ngoài nước Pháp trong hồ sơ đồng tính. Courrier International trích dẫn bài viết của tờ El Pais của Tây Ban Nha nhận định: Những hành động phản đối hôn nhân đồng tính và những vụ tấn công đánh đập nhiều cặp đồng tính đã cho thấy một bộ mặt “thiếu khoan dung và đầy bạo lực” của nước Pháp. Trong khi đó, Courrier International trích dẫn bài viết của tờ The Daily Telegraph của Anh cho rằng, ngược lại với nước Anh, tại Pháp hồ sơ hôn nhân đồng tính đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi.

Tương lai của tiếng Pháp ở đâu?

“Hãy dạy bằng tiếng Pháp”, đó là tựa đề cũng là lời kêu gọi được đăng trên tuần báo L’Express bàn về tương lai tiếng Pháp. Tác giả bài viết đề cập đến một số dự luật đang manh nha cho phép các trường đại học tại Pháp giảng dạy chính thức bằng một thứ tiếng khác tiếng Pháp. Thứ tiếng được khuyến khích là tiếng Anh, với mục tiêu thu hút sinh viên du học từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc vì họ thường chỉ học tiếng Anh.

Thế nhưng, tác giả cho rằng, suy nghĩ như vậy là vô cùng có hại cho quyền lợi quốc gia của Pháp. Trước tiên, điều đó đi ngược lại qui định của hiến pháp hiện hành theo đó “Tiếng Pháp là ngôn ngữ của nước Cộng Hòa Pháp”. Thứ đến, tác giả khẳng định, hiện tại nước Pháp giảng dạy bằng tiếng Pháp vẫn thu hút được sinh viên nước ngoài trong đó có sinh viên đến từ Châu Á, thậm chí thu hút còn nhiều hơn các nước giảng dạy bằng tiếng Anh như Th ụy Điển, Đan Mạch hay Đức.

Một thiệt hại khác mà tác giả nêu ra đó là nếu làm theo dự định trên thì giáo dục đại học của Pháp sẽ mất đi rất nhiều sinh viên đến từ các nước sử dụng tiếng Pháp, và các nước khác thuộc tổ chức Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie). Chưa kể là, nếu giảng dạy bằng tiếng Anh ở những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính và bởi những giảng viên có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, thì chắc chắn chất lượng giảng dạy sẽ giảm sút. Tờ báo cũng nêu ra một trường hợp giảm sút chất lượng và tình trạng mất sinh viên của một cơ sở giảng dạy bằng tiếng Anh như thế ở thành phố Saigon.

Cuối cùng, tác giả nhận định, dự định nói trên sẽ khiến lượng người học tiếng Pháp trên thế giới bị sụt giảm, và như vậy dĩ nhiên là bất lợi cho nước Pháp. Hiện tại trên thế giới có khoảng 220 triệu người biết và sử dụng được tiếng Pháp. Theo ước tính của tác giả, nếu Pháp tiếp tục chính sách giảng dạy tiếng Pháp ở Châu Phi và Châu Á, thì trong vòng 40 nữa, trên thế giới sẽ có gần 1 tỷ người biết tiếng Pháp.

Lê Phước

----------o0o-----------